Phân tích các tác động đến quản lý sử dụng đất, rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác động đến sử dụng đất lâm nghiệp và phương hướng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại xã cư dăm krông bông đăk lăk​ (Trang 57)

Chương 3 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.3 Phân tích các tác động đến quản lý sử dụng đất, rừng

3.3.1. Đánh giá các tác động của các chương trình, chính sách của nhànước có liên quan đến quản lý rừng đã triển khai tại cộng đồng nước có liên quan đến quản lý rừng đã triển khai tại cộng đồng

Ngoài chương trình định canh định cư được triển khai vào năm 1987, cịn có 2 chương trình có liên quan đến lâm nghiệp được triển khai tại đây đó là giao khốn quản lý bảo vệ rừng theo chương trình 327 và giao đất giao rừng theo quyết định 163.

Giao khốn QLBVR theo chương trình 327 được bắt đầu vào năm 1994, kết thúc vào năm 1999. Cịn chương trình giao đất giao rừng theo nhóm hộ triển khai vào năm 2000 (trên khu vực đã giao khoán theo CT 327), tính đến nay đã thực hiện được 3 năm.

 Giao khốn QLBVR là hình thức nhà nước giao một diện tích rừng tự nhiên cho người dân quản lý bảo vệ, người dân nhận quản lý bảo vệ rừng sẽ được nhận một khoản tiền cơng tính trên đơn vị là ha. Rừng và đất rừng giao khoán vẫn thuộc quyền quản lý, sử dụng của nhà nước (các tổ chức được nhà nước giao). Thời gian giao khoán và đơn giá khơng ổn định bởi vì phụ thuộc vào kế hoạch và nguồn kinh phí cấp hàng năm.  Giao đất giao rừng là hình thức nhà nước giao một diện tích rừng và đất

rừng đến hộ gia đình, nhóm hộ... quản lý ổn định lâu dài với thời gian là 50 năm. Người nhận rừng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Họ không được nhận tiền công quản lý bảo vệ mà nhà nước trả thơng qua hình thức ăn chia sản phẩm có được trong thời gian nhận quản lý bảo vệ. Một số đặc điểm chính của 2 chính sách trên liên quan đến sự quan tâm của cộng đồng được tập hợp trong biểu 3.18

Biểu 3.18: Tổng hợp những nét chính của các chương trình lâm nghiệp tại bn Chàm B

CT Nội dung

Giao khoán theo 327 Giao đất giao rừng theo 163

Hình thức giao, thời gian

- Giao khốn QLBV rừng tự nhiên - Thời gian khốn có giới hạn, khơng ổn định

- Giao ổn định lâu dài: rừng tự nhiên và đất rừng.

- Thời gian: 50 năm Chủ thể giao Các tổ chức có thẩm quyền (lâm

trường, khu bảo tồn, ban quản lý..)

Cơ quan nhà nước (UBND huyện)

Đối tượng được giao

Hộ gia đình, các tổ chức Hộ gia đình, cá nhân, tập thể

Chủ quyền Thuộc nhà nước Thuộc người nhận đất nhận rừng

Được cấp giấy chứng nhận sử dụng rừng và đất rừng

Quyền lợi Trả lương: 50.000-35.000đ/ha/năm, ngồi tiền lương ra người dân khơng được hưởng gì khác

- Đối với lâm sản ngồi gỗ: được hưởng 100% giá trị mà khơng phải đóng thuế. - Đối với gỗ: được ăn chia với nhà nước theo một tỷ lệ được quy định và tuỳ thuộc vào năm khai thác

Vấn đề khác Việc thanh toán được thực hiện thường là trong một quý.

Người dân không tham gia vào việc khai thác lâm sản

Quyền hưởng lợi sớm hay muộn do trạng thái rừng được giao

Người dân chủ động trong việc khai thác lâm sản

Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn, chúng tơi có được những thơng tin được đánh giá và những đề xuất từ cộng đồng trong quá trình thực hiện 2 chương trình trên, kết quả được tổng hợp trong biểu 3.19 và 3.20.

Biểu 3.19: Đánh giá chương trình giao khốn QLBVR theo CT 327

Điểm mạnh Điểm yếu Đề xuất

- Rừng là của nhà nước nên khơng có ai dám phá

- Thường xuyên tổ chức đi tuần tra - Có động lực để giữ rừng vì được hưởng lợi trực tiếp thơng qua tiền lương

- Giá giao khốn ban đầu là hợp lý (50.000đ/ha/năm)

- Diện tích giao khốn phù hợp (bình qn 25ha/hộ)

- Có tinh thần đồn kết QLBVR cao - Có sự thỏa thuận giữa các hộ, đơi khi có sự dàn xếp của già làng

- Rừng xa khó bảo vệ

- Rừng của nhà nước nên thật sự khơng thu hút được người dân đầu tư công sức để quản lý và làm giàu rừng được khoán (tư tưởng giữ thuê)

- Giá giao khốn khơng ổn định

- Nên tiếp tục duy trì hình thức khốn để giúp người dân có thu nhập trước mắt đối với các khu rừng phòng hộ, các khu chưa giao.

Biểu 3.20: Đánh giá chương trình GĐGR

Điểm mạnh Điểm yếu Đề xuất

-Được cấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp: có chủ quyền

-Được phép canh tác nương rẫy trên những diện tích đất nương rẫy

-Có tinh thần đồn kết trong QLBVR

-Sự thống nhất giữa các hộ trong nhóm

-Giao theo nhóm hộ nên ranh giới giữa các hộ khơng rõ ràng

-Khơng được hưởng lợi trực tiếp, trong khi đó rừng được giao q nghèo -ýthức QLBVR kém do khơng có động lực vì thời gian thu hoạch quá dài -Thủ tục xin gỗ làm nhà cịn phức tạp, người dân rất e ngại

-Chính quyền và các cơ quan liên quan chưa hỗ trợ cho người dân trong việc xử lý vi phạm lâm luật

-Quyền lợi của người dân chưa được lưu tâm đúng mức

-Giải quyết làm rõ lợi ích, quyền lợi và trách nhiệm của người nhận rừng

-Được quyền khai thác gỗ làm nhà với thủ tục đơn giản, phù hợp với trình độ và hiểu biết của người dân

-Các bên liên quan hỗ trợ cho người dân trong công tác QLBVR

-Cần hỗ trợ các hoạt động sau GĐGR để bà con có nguồn thu nhập trước mắt và trong thời gian ngắn

Qua đánh giá trên từ người dân, có thể nhận thấy:

Xét ở góc độ chủ quyền thì việc giao đất giao rừng ổn định lâu dài theo 163 có nhiều ưu điểm và sức hút hơn so với chương trình giao khốn QLBV theo chương trình 327. Tuy nhiên đối với bn Chàm B thì hồn tồn trái ngược. Người dân ở đây khơng thích hình thức giao ổn định vì các lý do sau:

- Giao khốn theo chương trình 327, người dân hưởng lợi cụ thể và trực tiếp hơn. Tiền lương giao khốn góp phần giải quyết những khó khăn trước mắt đó là cái ăn của người dân.

- Quyền hưởng lợi trong nhận rừng ổn định phức tạp, người dân khó hiểu. Đặc biệt là do rừng giao nghèo kiệt nên thời gian được hưởng lợi rất xa, tạo cho họ không an tâm. Thay vì thay phiên đi tuần tra hoặc phát luỗng (theo họ chủ yếu là để cho người ngồi nhận biết rừng đã có chủ, có người đi tuần tra thường xuyên để họ không dám khai thác cũng như phát rẫy) như trước đây, nay họ dành thời gian đó để đi rẫy, làm thuê hoặc bất cứ việc gì để lo cho nhu cầu trước mắt. Theo họ " bụng đói khơng thể đi bảo vệ rừng được".

- Bên cạnh đó người dân cũng rất lờ mờ về ranh giới giữa các nhóm hộ. Động cơ nhận đất nhận rừng của họ cũng rất mơ hồ "thấy người kinh nhận, chúng tôi sợ hết rừng nên nhận".

- Kết quả so sánh này cũng có thể nhận thấy thơng qua số liệu được phân tích dựa vào ảnh vệ tinh và sơ đồ hướng thời gian qua PRA. Trong khi diện tích rừng ở khu vực này trước khi giao đất giao rừng trong khoảng thời gian từ năm 1992 - 2000 thay đổi rất ít; thì theo biểu đồ hướng thời gian, tương ứng với thời gian giao rừng theo chương trình GĐGR (2000 - 2002) đã có những biến đổi rõ rệt: diện tích đất nơng nghiệp ngày càng tăng cũng đồng nghĩa với diện tích rừng vẫn đang suy giảm hàng năm. Những điều trăn trở của người dân trong hình thức giao đất giao rừng ổn định cũng chính là điều mà các cơ quan chức năng cần quan tâm đến cách tiếp cận tổ chức giao, tránh chạy theo thành tích, chỉ tiêu mà khơng tìm hiểu hết nguyện vọng và các điều kiện để thực hiện chương trình này. Phải bảo đảm những hoạt động

được triển khai sau khi giao và cuối cùng là hiệu quả của chương trình nhằm mang lại những mục tiêu của sự bền vững.

Tuy vậy một điều nổi lên ở cả hai hình thức là tính đồn kết trong cộng đồng, cho dù khi bảo vệ theo nhóm hộ hay bảo vệ theo từng hộ thì bà con vẫn ln tương trợ nhau. Họ coi đó chính là trách nhiệm của mình. Điều đó nói lên tính cộng đồng cịn rất cao trong thơn bn. Hơn nữa, dù vai trị của Già làng khơng cịn nổi trội như trước đây, song đôi lúc cũng là nơi nương tựa để giải quyết những vấn đề trong nội bộ của cộng đồng.

Bình luận chung:

Từ kết quả tìm hiểu những thơng tin liên quan đến chính sách quản lý, sử dụng rừng và đất rừng của bn Chàm B, có thể nhận thấy những điểm nổi lên như sau:

- Các chính sách như định canh định cư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng, thể hiện là người dân trong bn đã có nhiều tiến bộ trong tổ chức sản xuất, cơ cấu cây trồng tương đối phong phú, song bố trí cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, đất xấu chóng bị bạc màu nên năng suất cây trồng còn thấp, đời sống của bà con vẫn cịn nhiều khó khăn.

- Cơng tác khuyến nơng lâm cịn sơ sài, chưa thật sự là người hướng dẫn và tư vấn cho bà con trong canh tác cây nông lâm nghiệp đặc biệt là trong phương thức nông lâm kết hợp. Hoạt động của các cơ quan lâm nghiệp cịn mang tính hình thức, các chương trình được triển khai chưa thật sự xuất phát từ nguyện vọng của người dân. Kết quả là người dân sau khi nhận rừng không những không nắm rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình mà ý thức quản lý bảo vệ của họ cũng bị sa sút đi rất nhiều. Điều đó dẫn đến việc người dân tại bn vẫn thiếu đất canh tác, trong khi tình trạng phá rừng làm nương rẫy do các cụm dân cư khác và hoạt động khai thác vẫn diễn ra hàng ngày trên khu rừng họ được nhận.

- Các chính sách của nhà nước đôi khi bị chồng chéo và không thống nhất, đơn cử như khi có chính sách định canh định cư thì nên quy hoạch cho

bn một diện tích rừng và đất rừng liên tục cho bn để duy trì được quỹ đất cho bà con canh tác và quản lý bảo vệ theo truyền thống của cộng đồng. Tuy nhiên chương trình kinh tế mới được tiếp tục thực hiện tại đây và khi các chương trình lâm nghiệp được triển khai thì rừng giao cho bn (cả chương trình 327 và GĐGR) lại gần các cụm dân cư khác và rất xa bn.

- Bên cạnh đó, việc tổ chức quản lý tài nguyên rừng và đất rừng kém hiệu quả một phần cũng do năng lực và truyền thống quản lý của cộng đồng đã bị suy giảm.

- Chưa có quy hoạch sử dụng đất cho cộng đồng

- Chưa có một hệ thống thơng tin hữu hiệu để theo dõi biến động tài nguyên rừng ở cấp cơ quan quản lý để cung cấp thơng tin chính xác và kịp thời cho cộng đồng cũng như những ai quan tâm.

Các vấn đề trên đã dẫn đến hậu quả là diện tích rừng bị suy giảm khơng những về số lượng mà cả về chất lượng.

Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tơi rút ra được kết luận: có sự thay đổi rõ rệt trong sử dụng đất lâm nghiệp của cộng đồng buôn Chàm B. Kết luận này phù hợp với giả định đã nêu ra trong đề cương nghiên cứu, đồng thời kết quả sử dụng công nghệ thông tin cũng chứng minh rất cụ thể về sự thay đổi này. Như vậy việc kết hợp những cơ sở dữ liệu được nghiên cứu từ hệ thống theo dõi giám sát bằng công nghệ GIS cùng với những thông tin được thu thập từ cộng đồng sẽ là những nguồn dữ liệu bổ ích cho việc hoạch định những hoạt động trong tương lai.

3.3.2. Phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng đất lâm nghiệp của cộng đồng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong sử dụng đất lâm nghiệp do các nhóm nơng dân và các bên liên quan đưa ra, dùng phương pháp thảo luận nhóm và động não, kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng đất được tổng hợp theo các nội dung dưới đây:

Biểu 3.21: Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến thay đổi tài nguyên rừng và đất rừng

Các nguyên nhân do cộng đồng đưa ra Các nguyên nhân do các bên liên quan khác đưa ra

- Nhu cầu đất trồng cây công nghiệp

- Nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp

- Để dành đất cho con cháu

- Do gia tăng dân số trong cộng đồng

- Do áp lực dân số từ bên ngồi

- Do khơng có ruộng phải phá rừng làm rẫy

- Do ốm đau nên phải sang nhượng đất

- Do sang nhượng đất khơng vì lý do chính đáng

- Do canh tác lạc hậu

- Giống cây trồng lạc hậu, năng suất thấp

- Độc canh nên đất chóng bạc màu, đặc biệt là trên đất dốc

- Thường bị lũ lụt nên hay bị mất mùa

- Do khai thác gỗ

- Do ảnh hưởng của thị trường (khi giá cà phê tăng thì phát triển cây cà phê)

- Do giá cà phê giảm nên làm rẫy mới

- Chiếm giữ đất vơí mục đích cho th

- Có quỹ đất để trồng nhiều lồi cây

- Thiếu đất canh tác

- Truyền thống quản lý tài ngun của cộng đồng khơng được phát huy

- Khơng có quy hoạch sử dụng đất cho cộng đồng

- Năng lực quản lý của cộng đồng kém hiệu quả

- Vai trò của Già làng bị giảm sút

- Rừng được giao cho nhóm hộ nhưng người dân không được khai thác gỗ làm nhà

- Rừng được giao cho cộng đồng nhưng lại xa buôn mà gần các thơn bn khác nên rất khó quản lý.

- Do tác động thị trường.

- Thiếu thơng tin kịp thời và chính xác

- Khơng có sự thống nhất về dữ liệu cũng như ranh giới hành chính giữa lâm trường và xã

- Hệ thống theo dõi giám sát kém hiệu quả

- Việc điều tra nguồn tài nguyên không được thực hiện thường xuyên do tốn thời gian và khơng có kinh phí

- Khơng đủ nguồn nhân vật lực để tiến hành quy hoạch sử dụng đất cho cộng đồng

- Các chương trình khơng đồng bộ và bị chồng chéo

- Dữ liệu khơng được cập nhật thường xun ,khó trao đổi và chia sẻ

- Do ý thức của người dân thấp

- Do canh tác lạc hậu

- Công tác khuyến nông lâm kém hiệu quả

- Do rừng quá nghèo nên việc giải quyết hài hoà giữa quyền lợi và trách nhiệm cho người dân nhận rừng rất khó khăn

Nhận thấy các nguyên nhân do cộng đồng đưa ra phần lớn tập trung ở nhóm nguyên nhân do năng lực quản lý của cộng đồng (trong đó bao gồm cả việc tổ chức sản xuất lạc hậu). Cịn đối với các bên liên quan thì tập trung ở yếu tố quy hoạch và các vấn đề liên quan đến hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

Như vậy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi sử dụng đất của cộng đồng được người dân và các bên liên quan đưa ra. Để có cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khắc phục có hiệu quả tình hình quản lý và sử dụng đất rừng của cộng động đồng, cùng với người dân địa phương, chúng tôi tiến hành thảo luận để xác định thành 2 nhóm nguyên nhân: nguyên nhân bên trong cộng đồng và nguyên nhân bên ngồi. Kết quả phân tích được tổng hợp trong biểu 3.22.

Biểu 3.22: Phân loại các nguyên nhân

Chủ quan (bên trong) Khách quan (bên ngoài)

- Năng lực quản lý của cộng đồng kém hiệu quả

- Vai trò của già làng bị suy giảm

- Truyền thống quản lý của cộng đồng không được phát huy

- Nhu cầu đất để sản xuất nông nghiệp

- Để dành đất cho con cháu

- Dân số trong cộng đồng tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác động đến sử dụng đất lâm nghiệp và phương hướng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại xã cư dăm krông bông đăk lăk​ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)