đến sự thay đổi trong sử dụng đất lâm nghiệp của cộng đồng
Việc xác định các nhân tố theo 2 nhóm nguyên nhân như trên (nhóm nguyên nhân bên trong và bên ngoài ) chỉ mang tính tương đối, chưa có cơ sở để xác lập các giải pháp tương thích bởi giữa chúng có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Do vậy sử dụng phương pháp phân tích sơ đồ 5 nguyên nhân (5 Whys) để tiến hành phân tích tính hệ thống của các nhân tố tác động đến sự thay đổi trong sử dụng đất của cộng đồng.
Sơ đồ 3.6: Mối liên hệ giữa các nhân tố tác động đến sử dụng đất Tự do phá rừng Hệ thống canh tác lạc hậu không bền vững Sử dụng đất chưa hợp lý vì chưa có quy hoạch
sử dụng đất
Thiếu sự hỗ trợ của các bên liên
quan Công tác khuyến nông lâm kém hiệu quả Thiếu sự hỗ trợ của chính quyền Thay đổi sử dụng đất lâm nghiệp: Rừng và đất rừng bị suy giảm Tự do phát rẫy Dân bên ngoài vào xâm canh
Dân tự do sang nhượng
Độc canh
Đất chóng bạc màu Việc mua bán đất không thông qua cả
làng như trước đây Sử dụng đất không
theo luật tục
Vai trò của gìa làng không còn uy lực
Năng suất cây trồng kém Không sử dụng phân chuồng K Không biết sản xuất nông lâm kết hợp Năng lực quản lý của cộng đồng kém Truyền thống quản lý của cộng đồng không được phát huy Sử dụng đất tự phát
Già làng ít tham gia công việc quản lý của cộng đồng
Mối quan hệ giữa các bên liên quan thiếu chặt chẽ
Quyền lợi của người nhận rừng chưa được quan tâm
Thiếu kiến thức canh tác nông lâm kết hợp
Thiếu thông tin về thị trường
Người dân ít có được thông tin về giông-cây trồng-vật nuôi
Cơ cấu cây trồng không hợp lý Chưa hỗ trợ tốt cho người dân trong việc xử lý vi Độc canh, năng suât kém, du canh Hệ thống thông tin lạc hậu
3.4 Xác định cơ sở để phát triển phương thức quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng
3.4.1 Phân tích hiện trạng quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng
Từ các kết quả phân tích, tổng hợp các nhân tố tác động đến quản lý sử dụng tài nguyên đất, rừng trong cộng đồng cho thấy cần thiết thúc đẩy để nâng cao năng lực cộng đồng, hỗ trợ để cộng đồng phát huy được các truyền thống tốt đẹp trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Để thực hiện điều này, trước tiên cần phân tích mức độ, hiện trạng quản lý rừng của cộng đồng. Công cụ định vị mức độ quản lý rừng dựa vào cộng đồng của nhóm công tác quốc gia về Quản lý rừng cộng đồng được áp dụng.
Việc định vị được thực hiện trong hai giai đoạn: truyền thống trước đây và hiện nay đã biến dổi như thế nào. Có 05 tiêu chí xem xét là:
1. Quyền sử dụng đất, rừng của cộng đồng ở mức nào? 2. Lợi ích từ rừng mà người dân có thể có là bao nhiêu?
3. Sự hỗ trợ và thúc đẩy của chính sách cho tiến trình quản lý rừng
4. Thể chế, tổ chức trong thôn buôn hỗ trợ như thế nào cho hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng?
5. Mức độ phong phú của nguồn tài nguyên rừng ra sao?
Tổng hợp các thông tin từ PRA để rà soát các tiêu chí này và từ đây định vị mức độ, năng lực hiện tại của cộng đồng trong quản lý rừng, so với truyền thống để có thể thấy những thay đổi và khả năng khôi phục phương thức quản lý rừng truyền thống của cộng đồng thiểu số.
Biểu 3.23: Định vị quản lý tài nguyên rừng cộng đồng
Các tiêu chí Định vị quản lý rừng truyền thống của cộng đồng
Định vị hiện trạng quản lý rừng của cộng đồng
1. Quyền sử dụng đất Sử dụng rừng và đất rừng theo truyền thống, theo quy ước
- Vẫn còn duy trì tính quy ước trong sử dụng đất nhưng ở mức độ thấp.
- Rừng và đất rừng được giao cho nhóm hộ quản lý lâu dài
Các tiêu chí Định vị quản lý rừng truyền thống của cộng đồng
Định vị hiện trạng quản lý rừng của cộng đồng
nhà, củi, đồ gia dụng, thức ăn... đồng thời việc lấy gỗ phải theo pháp luật quy định
- Các hộ nhận rừng chỉ được sử dụng một phần gỗ , các lâm sản ngoài gỗ 3. Sự hỗ trợ của Nhà
nước đối với lâm nghiệp
Đây là nơi chiến tranh nên sự quản lý đối với lâm nghiệp hầu như không có
- Rừng và đất rừng thuộc quyền quản lý của Nhà nước nhưng sự quản lý chưa cao
4.Tổ chức cộng đồng thôn buôn
Cộng đồng được quản lý chặt chẽ bởi luật tục và hội đồng Già làng
- Các nhóm hộ được hình thành để QLBV rừng nhưng kém hiệu lực. Vai trò của Già làng bị giảm sút
5.Trạng thái nguồn tài nguyên
Nguồn tài nguyên phong phú, không có tranh chấp hoặc sức ép nào ngoài chiến tranh
- Tài nguyên rừng đã bị suy giảm, nghèo kiệt
Khung định vị:
1.Quyền sử dụng đất 2.Lợi ích từ rừng
3.Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với lâm nghiệp 4.Tổ chức cộng đồng
5.Trạng thái tài nguyên rừng
Truyền thống Hiện tại
Khung định vị quản lý rừng cộng đồng
Ghi chú mức độ:
Vòng trong: Mức độ thấp Vòng giữa: Mức độ vừa Vòng ngoài: Mức độ cao
Từ hai khung định vị trên cho thấy, so với quản lý rừng truyền thống của cộng đồng, thì hiện tại đã có những thay đổi và biến thái:
- Quyền sử dụng đất hiện tại hơn trước đây là cộng đồng, nhóm hộ được thừa nhận quyền sử dụng rừng. Tuy nhiên việc này cũng mới làm ở quy mô nhỏ, chưa bao quát hết ranh giới quản lý truyền thống.
- Lợi ích từ rừng hiện tại giảm sút rõ rệt, trải qua nhiều thập kỷ khai thác gỗ dưới nhiều hình thức, nay rừng giao lại cho cộng đồng chỉ còn là rừng nghèo kiệt, khả năng sản xuất hầu như rất kém, thời gian thu hoạch quá dài, điều này đã hạn chế động cơ thúc đẩy người dân quan tâm đến rừng. - Sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách, chương trình hơn trước
đây, các chính sách giao đất giao rừng, xoá đói giảm nghèo,.. đã đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài nguyên. Tuy nhiên trong khung định vị cũng cho thấy cần quan tâm hơn nữa trong việc hỗ trợ và thực thi các chính sách này một cách đồng bộ và có hiệu quả hơn.
- Tổ chức tự quản của cộng đồng và vai trò của dòng họ, Già làng khá giảm sút, tiếng nói của họ trong hệ thống quản lý tài nguyên ít ý nghĩa. Trong khi đó trước đây việc quản lý đất đai hoàn toàn do tổ chức buôn làng truyền thống quy định và có những quy chế nghiêm ngặt.
- Tài nguyên rừng giao cho cộng đồng suy giảm cả về chất lượng và số lượng, việc phục hồi nó là khó khăn và mất nhiều công sức, thời gian. Từ phân tích khung định vị này cho thấy cần thiết có những tác động hỗ trợ từ chính sách, kỹ thuật để nâng cao năng lực và phục hồi các truyền thống tốt trong quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
3.4.2 Các nhân tố cần cải tiến, thúc đẩy để tiến hành tổ chức quản lýrừng dựa vào cộng đồng rừng dựa vào cộng đồng
Qua khung định vị hiện trạng quản lý rừng của cộng đồng, đối chiếu với khung định vị quản lý truyền thống trước đây có thể rút ra một số các nhân tố cần cải tiến, thúc đẩy như sau:
- Chúng ta đã bắt đầu giao quyền sử dụng đất rừng, rừng cho cộng đồng, thể hiện tính pháp lý trong quản lý rừng. Tuy nhiên cách tiếp cận khi giao, ranh giới giao, giao cho ai? thì trong thời qua ở đây thực hiện chưa có hiệu quả, do đó cần có cải tiến trong cách tiếp cận cho cán bộ kỹ thuật lâm trường, dự án trong triển khai chính sách giao đất giao rừng. Trước hết cần tiến hành công tác quy hoạch sử dụng đất hợp lý cho cộng đồng, đảm bảo đủ đất canh tác cho cộng đồng, tránh việc xâm canh, mua bán sang nhượng trái phép, phá rừng làm nương rẫy...
- Cần có những hoạt động trên diện tích rừng đã giao (phát triển kỹ thuật có sự tham gia, chặt nuôi dưỡng...) nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Giải quyết hài hoà giữa trách nhiệm và quyền lợi của người nhận rừng. Hoạt động khuyến nông lâm cần được cải tiến, chú trọng đến hiệu quả.
- Các tổ chức, cơ quan liên quan cần có sự phối hợp và thay đổi cách tiếp cận thích hợp trong triển khai giao đất giao rừng, trước hết cần xác định các ranh giới truyền thống trong sử dụng đất của cộng đồng, sau đó cần xác định chủ thể thích hợp với năng lực và nguyện vọng của cộng đồng để giao rừng.
- Quan tâm đến sự khôi phục và phát huy truyền thống quản lý tài nguyên rừng của cộng đồng. Chú trọng đến việc giáo dục, truyền đạt đến thế hệ sau cho con cháu nắm bắt được các luật tục, truyền thống tốt đẹp của cha ông. Có giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cộng đồng. Thiết lập mối quan hệ giữa Già làng và ban tự quản thôn, cần xây dựng hương ước dựa vào luật tục có sự tham gia và được chính quyền thừa nhận. Đồng thời thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan trong việc hỗ trợ cộng đồng tiến hành tổ chức hệ thống quản lý rừng và được luật pháp thừa nhận.
3.5 Xây dựng khung logic lập kế hoạch hướng mục tiêu: "Quản lý tàinguyên rừng dựa vào cộng đồng" nguyên rừng dựa vào cộng đồng"
Việc xây dựng khung logic được tiến hành các bước theo sơ đồ 3.8. Một cuộc hội thảo nhỏ đã được tổ chức với sự tham gia của các bên liên quan: lâm trường, địa chính huyện xã, lãnh đạo xã, thôn và nông dân nòng cốt trong buôn. Từ các vấn đề phát hiện trong PRA và kết quả đánh giá thay đổi sử dụng đất rừng theo thời gian bằng công nghệ GIS, cho thấy một vấn đề quan trọng cần giải quyết là tình trạng sử dụng chưa hợp lý và biến đổi tài nguyên rừng theo chiều hướng xấu mặc dù rừng đã được giao cho nhóm hộ. Phân tích hệ thống nguyên nhân của nó cũng đã được tiến hành và trình bày trong mục 3.3.4 phân tích 5 Whys.
Phương pháp ZOPP thông qua phân tích cây vấn đề, cây mục tiêu và sau đó sử dụng khung logic đã được áp dụng để lập kế hoạch cho tương lai trong thiết lập các hành động để thúc đẩy, nâng cao năng lực quản lý rừng của cộng đồng.
Tổng hợp vấn đề từ PRA Phân tích GIS Vấn đề ưu tiên trong quản lý rừng Tầm nhìn chung Hệ thống các nguyên nhân của vấn đề liên quan quản lý tài nguyên
rừng
Kế hoạch định hướng theo mục tiêu
quản lý rừng cộng đồng Bình bầu đa phương lựa chọn vấn đề
Phân tích nguyên nhân của vấn đề: SWOT, 5 Whys, 2 trường, Xương cá, Cây vấn đề Các sơ đồ cây ? ? I ! ! Lựa chọn mục đích, kết quả Phân tích khung logic Các bên liên quan Phân tích thành viên: Venn, SWOP, ...
Sơ đồ 3.7: Sơ đồ các bước lập kế hoạch định hướng mục tiêu
Phân tích cây vấn đề:
Với chủ đề thống nhất là:Rừng và đất rừng bị suy giảm; thảo luận để phát triển sơ đồ nhánh nêu vấn đề dựa trên mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả.
Phân tích mục tiêu:
Từ sơ đồ cây vấn đề, biến nguyên nhân thành phương tiện, hậu quả thành mục đích, sẽ hình thành sơ đồ mục tiêu. Trong đó lựa chọn các kết quả mong đợi đáp ứng tốt nhất mục đích đã đặt ra, loại trừ các vấn đề, mong đợi quá xa và không thể thực hiện được.
Sơ đồ 3.8: Phân tích cây vấn đê
Rừng và đất rừng bị suy giảm
Năng lực quản lý của cộng đồng suy giảm
Hệ thống canh tác, sử dụng đất không bền
vững
Không có quy hoạch sử dụng đất cho cộng đồng Truyền thống quản lý của cộng đồng không được phát huy V Vai trò của già làng bị suy giảm Thiếu sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng Canh tác lạc hậu, độc canh Hệ thống khuyến nông lâm hoạt động kém hiệu quả Việc sử dụng rừng và đất rừng tự phát Ranh giới rừng cộng đồng thiếu thống nhất Hệ thống thông tin giám sát TNR kém hiệu quả Cách điều tra truyền thống tốn nhiều nhân vật lực và thời gian Thông tin về tài nguyên rừng không được cập nhật thường xuyên và thiếu tính chính xác Hậu quả Nguyên nhân
Sơ đồ 3.9: Phân tích mục tiêu
Mục đích
Kết quả
Rừng và đất rừng được quản lý, sử dụng có hiệu quả - bền vững dựa vào cộng đồng
Năng lực quản lý và sử dụng tài nguyên rừng của cộng đồng
được nâng cao
Đất được sử dụng theo quy hoạch vi mô, có sự tham gia của cộng đồng
được thực thi Hương ước quản lý TNR được áp dụng Vai trò của Già làng được thể chế hoá Nương rẫy được tổ chức thâm canh theo hướng nông lâm KH Rừng và đất rừng của cộng đồng được quy hoạch cụ thể, chi tiết
Hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong cộng đồng được hỗ trợ bởi công
nghệ thông tin
Hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng được cập nhật thường xuyên
Biểu 3.24 : Khung lôgic lập kế hoạch hướng mục tiêu"Quản lý rừng dựa vào cộng đồng" Cấu thành
chính
Tóm tắt Chỉ thị đo lường Phương pháp kiểm tra,
phương tiện giám sát
Giả định quan trọng
Mục tiêu tổng quát
Rừng và đất rừng được quản lý và sử dụng có hiệu quả, bền vững dựa vào cộng đồng
Rừng và đất rừng được quản lý tốt, không còn bị chặt phá, khai thác trái phép, xâm chiếm. Cộng đồng thu được lợi ích từ rừng và đất lâm nghiệp
Đánh giá qua số liệu tống kê, báo cáo từ cộng đồng Đánh giá từ bên ngoài cộng đồng
Kế hoạch này được thực thi
Mục tiêu cụ thể
1. Năng lực quản lý và sử dụng tài nguyên của cộng đồng được nâng cao
Cộng đồng có thể tự giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng tài nguyên trong phạm vi của mình
Đánh giá từ cộng đồng Ghi nhận từ các bên liên quan
Mọi người dân tuân thủ theo hương ước
2. Đất được sử dụng theo quy hoạch vi mô, có sự tham gia của cộng đồng
Rừng và đất sản xuất được phân định rõ ràng Kiểm tra ngoài thực địa và trên bản đồ
Tranh chấp được giải quyết thoả đáng
3. Hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong cộng đồng được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin
Có các bản đồ và số liệu hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng
Thiết kế các ô mẫu cùng với GPS để kiểm tra, đối chứng
Cơ quan địa chính tỉnh, huyện hỗ trợ cho hoạt động thông tin bản đồ
Kết quả đầu ra 1.1 Hương ước quản lý sử dụng tài nguyên được xây dựng có sự tham gia
Hương ước được mọi người thống nhất cao, có tính khả thi
Phỏng vấn người dân trong cộng đồng
Được thừa nhận 1.2. Vai trò của Già làng được thể chế hoá trong
hoạt động quản lý thôn buôn.
Già làng có thể quyết định vấn đề quan trọng trong việc quản lý tài nguyên rừng
Đánh giá từ người dân Có sự thống nhất của cộng đồng và của chính quyền địa phương
2.1 Nương rẫy được tổ chức sản xuất thâm canh theo hướng nông lâm kết hợp
Hơn 50% diện tích đất rẫy được sản xuất theo hương nông lâm kết hợp bền vững
Đánh giá ngoài hiện trường Hạn chế được lũ lụt 2.2. Rừng và đất rừng của cộng đồng được quy
hoach chi tiết và hợp lý
Tổng diện tích của buôn được quy hoạch Kiểm tra phương án và thực tế Không có tranh chấp 3.1 Hệ thống cơ sở dữ liệu nền và bản đồ diễn