Xây dựng khung logic lập kế hoạch hướng mục tiêu: "Quản lý tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác động đến sử dụng đất lâm nghiệp và phương hướng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại xã cư dăm krông bông đăk lăk​ (Trang 73 - 80)

Chương 3 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.5 Xây dựng khung logic lập kế hoạch hướng mục tiêu: "Quản lý tài nguyên

nguyên rừng dựa vào cộng đồng"

Việc xây dựng khung logic được tiến hành các bước theo sơ đồ 3.8. Một cuộc hội thảo nhỏ đã được tổ chức với sự tham gia của các bên liên quan: lâm trường, địa chính huyện xã, lãnh đạo xã, thơn và nơng dân nịng cốt trong bn. Từ các vấn đề phát hiện trong PRA và kết quả đánh giá thay đổi sử dụng đất rừng theo thời gian bằng công nghệ GIS, cho thấy một vấn đề quan trọng cần giải quyết là tình trạng sử dụng chưa hợp lý và biến đổi tài nguyên rừng theo chiều hướng xấu mặc dù rừng đã được giao cho nhóm hộ. Phân tích hệ thống ngun nhân của nó cũng đã được tiến hành và trình bày trong mục 3.3.4 phân tích 5 Whys.

Phương pháp ZOPP thơng qua phân tích cây vấn đề, cây mục tiêu và sau đó sử dụng khung logic đã được áp dụng để lập kế hoạch cho tương lai trong thiết lập các hành động để thúc đẩy, nâng cao năng lực quản lý rừng của cộng đồng.

Tổng hợp vấn đề từ PRA Phân tích GIS Vấn đề ưu tiên trong quản lý rừng Tầm nhìn chung Hệ thống các nguyên nhân của vấn đề liên quan quản lý tài nguyên

rừng

Kế hoạch định hướng theo mục tiêu

quản lý rừng cộng đồng Bình bầu đa phương lựa chọn vấn đề

Phân tích nguyên nhân của vấn đề: SWOT, 5 Whys, 2 trường, Xương cá, Cây vấn đề Các sơ đồ cây ? ? I ! ! Lựa chọn mục đích, kết quả Phân tích khung logic Các bên liên quan Phân tích thành viên: Venn, SWOP, ...

Sơ đồ 3.7: Sơ đồ các bước lập kế hoạch định hướng mục tiêu

Phân tích cây vấn đề:

Với chủ đề thống nhất là:Rừng và đất rừng bị suy giảm; thảo luận để phát triển sơ đồ nhánh nêu vấn đề dựa trên mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả.

Phân tích mục tiêu:

Từ sơ đồ cây vấn đề, biến nguyên nhân thành phương tiện, hậu quả thành mục đích, sẽ hình thành sơ đồ mục tiêu. Trong đó lựa chọn các kết quả mong đợi đáp ứng tốt nhất mục đích đã đặt ra, loại trừ các vấn đề, mong đợi quá xa và không thể thực hiện được.

Sơ đồ 3.8: Phân tích cây vấn đê

Rừng và đất rừng bị suy giảm

Năng lực quản lý của cộng đồng suy giảm

Hệ thống canh tác, sử dụng đất khơng bền

vững

Khơng có quy hoạch sử dụng đất cho cộng đồng Truyền thống quản lý của cộng đồng không được phát huy V Vai trò của già làng bị suy giảm Thiếu sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng Canh tác lạc hậu, độc canh Hệ thống khuyến nông lâm hoạt động kém hiệu quả Việc sử dụng rừng và đất rừng tự phát Ranh giới rừng cộng đồng thiếu thống nhất Hệ thống thông tin giám sát TNR kém hiệu quả Cách điều tra truyền thống tốn nhiều nhân vật lực và thời gian Thông tin về tài nguyên rừng khơng được cập nhật thường xun và thiếu tính chính xác Hậu quả Ngun nhân

Sơ đồ 3.9: Phân tích mục tiêu

Mục đích

Kết quả

Rừng và đất rừng được quản lý, sử dụng có hiệu quả - bền vững dựa vào cộng đồng

Năng lực quản lý và sử dụng tài nguyên rừng của cộng đồng

được nâng cao

Đất được sử dụng theo quy hoạch vi mơ, có sự tham gia của cộng đồng

được thực thi Hương ước quản lý TNR được áp dụng Vai trị của Già làng được thể chế hố Nương rẫy được tổ chức thâm canh theo hướng nông lâm KH Rừng và đất rừng của cộng đồng được quy hoạch cụ thể, chi tiết

Hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong cộng đồng được hỗ trợ bởi công

nghệ thông tin

Hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng được cập nhật thường xuyên

Biểu 3.24 : Khung lôgic lập kế hoạch hướng mục tiêu"Quản lý rừng dựa vào cộng đồng" Cấu thành

chính

Tóm tắt Chỉ thị đo lường Phương pháp kiểm tra,

phương tiện giám sát

Giả định quan trọng

Mục tiêu tổng quát

Rừng và đất rừng được quản lý và sử dụng có hiệu quả, bền vững dựa vào cộng đồng

Rừng và đất rừng được quản lý tốt, khơng cịn bị chặt phá, khai thác trái phép, xâm chiếm. Cộng đồng thu được lợi ích từ rừng và đất lâm nghiệp

Đánh giá qua số liệu tống kê, báo cáo từ cộng đồng Đánh giá từ bên ngoài cộng đồng

Kế hoạch này được thực thi

Mục tiêu cụ thể

1. Năng lực quản lý và sử dụng tài nguyên của cộng đồng được nâng cao

Cộng đồng có thể tự giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng tài nguyên trong phạm vi của mình

Đánh giá từ cộng đồng Ghi nhận từ các bên liên quan

Mọi người dân tuân thủ theo hương ước

2. Đất được sử dụng theo quy hoạch vi mơ, có sự tham gia của cộng đồng

Rừng và đất sản xuất được phân định rõ ràng Kiểm tra ngoài thực địa và trên bản đồ

Tranh chấp được giải quyết thoả đáng

3. Hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong cộng đồng được hỗ trợ bởi cơng nghệ thơng tin

Có các bản đồ và số liệu hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng

Thiết kế các ô mẫu cùng với GPS để kiểm tra, đối chứng

Cơ quan địa chính tỉnh, huyện hỗ trợ cho hoạt động thơng tin bản đồ

Kết quả đầu ra 1.1 Hương ước quản lý sử dụng tài nguyên được xây dựng có sự tham gia

Hương ước được mọi người thống nhất cao, có tính khả thi

Phỏng vấn người dân trong cộng đồng

Được thừa nhận 1.2. Vai trị của Già làng được thể chế hố trong

hoạt động quản lý thơn bn.

Già làng có thể quyết định vấn đề quan trọng trong việc quản lý tài nguyên rừng

Đánh giá từ người dân Có sự thống nhất của cộng đồng và của chính quyền địa phương

2.1 Nương rẫy được tổ chức sản xuất thâm canh theo hướng nông lâm kết hợp

Hơn 50% diện tích đất rẫy được sản xuất theo hương nơng lâm kết hợp bền vững

Đánh giá ngoài hiện trường Hạn chế được lũ lụt 2.2. Rừng và đất rừng của cộng đồng được quy

hoach chi tiết và hợp lý

Tổng diện tích của bn được quy hoạch Kiểm tra phương án và thực tế Khơng có tranh chấp 3.1 Hệ thống cơ sở dữ liệu nền và bản đồ diễn

biến tài nguyên rừng được thiết lập và cung cấp cho cộng đồng

Các bên liên quan đều biểu rõ phân bố không gian về ranh giới và các đối tượng khác

So sánh với bản đồ địa hình Thiết lập các ơ mẫu để kiểm chứng

Có nguồn lực để thực hiện Có nguồn cung cấp ảnh vệ tinh

Lập khung logic cho kế hoạch hướng mục tiêu quản lý rừng dựa vào cộng đồng:

Quyết định kế hoạch chiến lược theo phương pháp ZOPP được thực hiện trong một khung logic. Khung này được hồn chỉnh thơng qua thảo luận giữa các bên liên quan và được sự nhất trí cao của cộng đồng. Các bước thực hiện chiến lược dự án trong khung logic được tiến hành theo một trật tự logic và được kiểm chứng hết sức cụ thể để xem xét toàn bộ việc thực hiện kế hoạch dự án.

Ma trận khung logic được triển khai từ kết quả phân tích sơ đồ cây mục tiêu và chiến lược nói trên. Các mục tiêu tổng thể, cụ thể, đầu ra/kết quả mong đợi được chuyển sang khung logic

Trong khung logic:

Tóm tắt mục đích đến các kết quả đầu ra: Cột đầu tiên tóm tắt các cấp mục đích, mục tiêu, đầu ra được lấy từ kết quả phân tích sơ đồ mục tiêu 3.10.  Chỉ thị đo lường: Liệt kê chỉ thị để đạt được những mục tiêu, kết quả ở các

mức độ khác nhau; có nghĩa là làm thế nào để biết điều đó đã được thực hiện vềmặt lượng, chất và thời gian.

Phương tiện xác minh: Chỉ rõ nguồn thông tin cần thiết để xác minh chỉ thị

được thực hiện (Performance indicator), bạn phải tìm nó ở đâu?

Giả định quan trọng: Các giả định là những sự kiện, điều kiện và quyết định

quan trọng nằm bên ngoài tầm kiểm soát của cộng đồng nhưng lại rất cần thiết để đáp ứng mục tiêu.

Cấu trúc logic liên kết các thành tố trong khung dưới dạngIF and Then:

 Nếu {Các hoạt động đã được thực hiện} Và {Giả định đối với các hoạt động đó là đúng} Thì {Kết quả sẽ đạt được}

 Nếu {Các kết quả đã đạt được} Và {Giả định đối với các kết quả đó là đúng} Thì {Mục tiêu sẽ đạt được}

 Và tiếp tục như vậy....

Trong khung logic, mối liên hệ luận lý giữa chúng theo biểu thức logic:

If ....And ..... Then......

Theo cách này kế hoạch sẽ có một chuỗi logic từ các hoạt động sẽ được thực thi (thử nghiệm trên hiện trường, thu thập và phân tích số liệu...) cho tới mục tiêu tổng thể của dự án.

Cách khác để làm việc này là đặt câu hỏi "như thế nào" khi di chuyển dọc theo chiều xuống hệ thống thứ bậc, và hỏi"tại sao"khi đi ngược từ dưới lên trên.

ở trong phạm vi đề tài này, khung logic dừng lại xác định các cấu phần chính của kế hoạch là: Kết quả, mục tiêu và mục đích; các hoạt động cụ thể sẽ được lập theo kế hoạch hành động hàng năm trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các tác động đến sử dụng đất lâm nghiệp và phương hướng quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số êđê tại xã cư dăm krông bông đăk lăk​ (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)