Chương 3 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.2 Diễn biến tài nguyên rừng, đất rừng trong giai đoạn từ 1975 2000
3.2.2 Phân tích biến động sử dụng đất, rừng từ năm 1975 2000
Phân tích thay đổi sử dụng đất dựa vào ma trận được thiết lập theo thời gian gần một thập kỷ như giữa năm 1975 và 1987; 1987 và 1992; 1992 và 2000.
Từ kết quả bảng 3.8, 3.9, có thể thấy diện tích đất nơng nghiệp tăng khoảng gần 7% trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2000. Rừng dày giảm mạnh trong khoảng thời gian này (gần 20%), bên cạnh đó diện tích rừng thưa tăng lên khoảng 20% trong cùng giai đoạn trong khi đó rừng gỗ xen le, cây bụi, trảng cỏ giảm hơn 7%.
Điều này là phù hợp với tốc độ khai thác gỗ tại địa phương. Trong giai đoạn 1980 – 1995, rừng được khai thác mạnh, các giải pháp sau khai thác như tái sinh, ni dưỡng rừng hầu như khơng có hiệu quả, điều này đã làm cho chất lượng rừng
% %
giảm sút nghiêm trọng, nhiều trạng thái rừng giàu biến thành rừng nghèo, non, kém giá trị thương phẩm.
Huyện Krơng Bơng nói chung và bn Chàm B nói riêng là địa phương có địa hình và thổ nhưỡng tương đối khác so với nơi khác, đất đai ở đây hầu như khơng thích hợp nhiều với việc phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, tiêu - là những loại cây phát triển mạnh tại các địa phương khác, vì vậy sự chuyển đổi từ rừng sang đất nông nghiệp không diễn ra mạnh mẽ như nhiều nơi khác ở DakLak; chủ yếu là để sản xuất những các loại cây nông nghiệp, cây ăn trái và một số ít diện tích cây Điều. Việc mở rộng diện tích đất nơng nghiệp ở đây một phần là do đồng bào tại địa phương, còn phần lớn là do dân di cư từ bên ngồi đến.
Để tìm hiểu sâu hơn về sự chuyển đổi giữa các loại hình sử dụng đất chúng tơi tiến hành phân tích thay đổi trong sử dụng đất dựa vào ma trận được thiết lập theo thời gian gần một thập kỷ như giữa các ảnh 1975- 1987; 1987-1992; 1992 và 2000.
Sử dụng chức năng phân tích khơng gian và dữ liệu thuộc tính trong GIS kết hợp với bảng tính Excel, thiết lập được bảng ma trận thay đổi như trong biểu 3.10, 3.11 và 3.12. Như đã đề cập trong phần trước, buôn chia làm 2 khu vực, trong khu vực giao đất giao rừng hiện nay và cũng là khu mà các hộ trong buôn quản lý theo chương trình 327 trước đây, ngồi phần tính chung cho cả bn, chúng tơi bổ sung tách riêng khu này ra thêm một bảng riêng. Trong biểu này, chúng tơi chỉ thống kê diện tích theo các năm để xem xét sự biến động của các loại hình sử dụng đất diễn ra trong khu vực rừng được quản lý và bảo vệ theo các chương trình của nhà nước chứ khơng phân tích ma trận thay đổi.
Bản đồ 3.5: Bản đồ thay đổi sử dụng đất giai đoạn 1975- 1987
Biểu 3.10: Ma trận thay đổi trong sử dụng đất giai đoạn 1975-1987
1975\1987 1 2 3 4 Toồng naờm 1987 (ha) % 1 25.83 0.00 2.07 22.68 50.58 5.9 2 0.00 375.12 0.19 12.95 388.26 45.1 3 0.63 18.90 186.47 37.18 243.18 28.2 4 1.26 4.23 0.72 173.43 179.64 20.8 Toồng naờm 1975 (ha) 27.72 398.25 189.45 246.24 861.66 100 % 3.2 46.2 22.0 28.6
Bản đồ 3.6: Bản đồ thay đổi sử dụng đất giai đoạn 1987- 1992
Biểu 3.11: Ma trận thay đổi trong sử dụng đất giai đoạn 1987-1992
1987/1992 1 2 3 4 Toồng naờm 1992 (ha) % 1 37.17 1.17 35.55 26.19 100.08 11.6 2 0.00 230.94 3.06 4.32 238.32 27.7 3 6.93 102.96 130.95 95.58 336.42 39.0 4 6.48 53.19 73.62 53.55 186.84 21.7 Toồng naờm 1987 (ha) 50.58 388.26 243.18 179.64 861.66 100 % 5.9 45.1 28.2 20.8
Bản đồ 3.7: Bản đồ thay đổi sử dụng đất giai đoạn 1992- 2000
Biểu 3.12: Ma trận thay đổi trong sử dụng đất giai đoạn 1992-2000
1992/2000 1 2 3 4 Toồng naờm 2000 (ha) % 1 57.33 0.00 8.45 21.16 86.94 10.1 2 0.09 214.29 15.30 1.44 231.12 26.8 3 22.86 22.69 245.33 71.82 362.70 42.1 4 19.80 1.34 67.34 92.42 180.90 21.0 Toồng naờm 1992 (ha) 100.08 238.32 336.42 186.84 861.66 100 % 11.6 27.7 39.0 21.7
Kết quả đánh giá sự thay đổi dựa vào diện tích chung cho các ảnh cùng với bảng ma trận thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Trong biểu 3.10, 3.11, 3.12, giá trị ở trên và dưới đường chéo là đại diện cho sự thay đổi từ một trạng thái, kiểu thảm phủ sang kiểu khác; ngược lại, giá trị nằm ngay trên đường chéo đại diện cho diện tích ổn định tức là vùng khơng có sự thay đổi trong giai đoạn đó.
Giá trị trong mỗi cột cho biết sự biến đổi của một trạng thái nhất định sang các trạng thái khác trong một giai đoạn. Ví dụ trong biểu 3.8: diện tích rừng dày trong năm 1975 là 398.25ha, cho đến thời điểm năm 2000, ngoài 375.12ha ha giữ ngun, diện tích cịn lại đã chuyển đổi thành các loại hiện trạng khác như rừng thưa (3) là 18.9 ha và rừng gỗ xen le, cây bụi, trảng cỏ (4) là 4.23 ha.
Giá trị của tổng hàng biểu thị cho tổng diện tích của một loại trạng thái, kiểu thảm phủ ở cuối giai đoạn. Giá trị trên mỗi hàng (ngoại trừ giá trị nằm trên đường chéo) biểu thị cho diện tích loại trạng thái, thảm phủ đó được hình thành ở các năm trước do các trạng thái khác chuyển thành. Chẳng hạn cũng ở bảng 3.8: Ngồi diện tích đất nơng nghiệp giữ nguyên từ năm 1975 đến năm 1987 (25.83ha, nằm trên đường chéo), thì diện tích đất nơng nghiệp tăng thêm trên 24 ha. Diện tích tăng thêm này do sự chuyển đổi từ rừng thưa (3) sang là 2.07 ha và cây gỗ xen le, cây bụi, trảng cỏ (4) chuyển sang là 22.68 ha.
Để thấy rõ sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng trong các giai đoạn, tiến hành tính tốn các ma trận từ 3.13 đến 3.15 và tổng hợp 03 giai đoạn từ 1975 đến 2000 trong biểu 3.16. Đây là kết quả chỉ ra những trạng thái đã chuyển đổi từ các năm trước đó và đó là kết quả của các loại hình chuyển đổi sử dụng đất trong các giai đoạn. Sự chuyển đổi cũng được minh hoạ trong đồ thị 3.2
Biểu 3.13: Ma trận chuyển đổi sử dụng đất giai đoạn 1975 – 1987
Sử dụng đất năm 1987
Sử dụng đất năm 1975 Tổng thay đổi
1 2 3 4 Diện tích (ha) %
1 0.00 2.07 22.68 24.75 24.55
2 0.00 0.19 12.95 13.14 13.03
3 0.63 18.90 37.18 56.71 56.25
4 1.26 4.23 0.72 6.21 6.16
Tổng thay đổi: Diện tích (ha)
1.89 23.13 2.98 72.81 100.81
% 1.87 22.94 2.96 72.22 100.00
Biểu 3.14: Ma trận chuyển đổi sử dụng đất giai đoạn 1987 - 1992
Sử dụng đất năm 1992
Sử dụng đất năm 1987 Tổng thay đổi
1 2 3 4 Diện tích (ha) %
1 1.17 35.55 26.19 62.91 15.38
2 0.00 3.06 4.32 7.38 1.80
3 6.93 102.96 95.58 205.47 50.23
4 6.48 53.19 73.62 133.29 32.59
Tổng thay đổi: Diện tích (ha) 13.41 157.32 112.23 126.09 409.05
% 3.28 38.46 27.44 30.83 100.00
Biểu 3.15: Ma trận chuyển đổi sử dụng đất giai đoạn 1992 - 2000
Sử dụng đất năm 2000
Sử dụng đất năm 1992 Tổng thay đổi
1 2 3 4 Diện tích (ha) %
1 0.00 8.45 21.16 29.61 11.74
2 0.09 15.30 1.44 16.83 6.67
3 22.86 22.69 71.82 117.37 46.52
4 19.80 1.34 67.34 88.48 35.07
Tổng thay đổi: Diện tích (ha) 42.75 24.03 91.09 94.42 252.29
Đồ thị 3.2: Đồ thị biểu diễn thay đổi trong sử dụng đất/thảm phủtrong giai đoạn từ 1975 -1987; 1987 - 1992; 1992 -2000
1: Đất nông nghiệp; 2: Rừng dày; 3: Rừng thưa; 4: Rừng gỗ xen le, cây bụi, trảng cỏ
Biểu 3.16: Ma trận chuyển đổi sử dụng đất trong 25 năm (1975 - 2000)
Sử dụng đất năm 2000
Sử dụng đất năm 1975 Tổng thay đổi
1 2 3 4 Diện tích (ha) % 1 1.17 46.07 70.03 117.27 15% 2 0.09 18.55 18.71 37.35 5% 3 30.42 144.55 204.58 379.55 50% 4 27.54 58.76 141.68 227.98 30% Tổng thay đổi: Diện tích (ha) 58.05 204.48 206.3 293.32 762.15 100% % 8% 27% 27% 38%
1: Đất nông nghiệp; 2: Rừng dày; 3: Rừng thưa; 4: Rừng gỗ xen le, cây bụi, trảng cỏ
Từ ma trận tổng hợp 3.16 có thể phân tích sự thay đổi sử dụng tài nguyên đất, rừng từ 1975 đến 2000 như sau:
- Đất nông nghiệp đã được phục hồi thành các trạng thái rừng thưa và xen le là 58.05 ha, đạt 8%. Đây là các diện tích nương rẫy bỏ hố trong 1-2 chu kỳ canh tác nương rẫy. Điều này cho thấy tập quán canh tác nương rẫy trong vùng vẫn đang tồn tại và rừng được phục hồi sau một thời gian dài. Tuy nhiên khả năng để phục hồi từ đất rẫy thành rừng dày là khó khăn.
- Trong khi đó 117.27 ha rừng các loại được chuyển đổi sang canh tác nương rẫy, chiếm 15%; tập trung vào rừng thưa và rừng rải rác cây gỗ xen cây bụi. Có nghĩa việc mở rộng canh tác nơng nghiệp đồng bào cũng ít tác động đến rừng tốt, dày.
Biến đổi diện tích rừng dày, trữ lượng cao:
- Khoảng 204 ha, chiếm 27%, rừng dày, trữ lượng cao bị hạ cấp chất lượng, cấp trữ lượng. Chủ yếu chuyển sang rừng thưa, nghèo, cây bụi trảng cỏ. Điều này đã phản ảnh việc áp dụng kỹ thuật lâm sinh không hiệu quả, việc khai thác quá mức các khu rừng giàu trong thời gian trước đây, và rừng khó có thể phục hồi trở về trạng thái tốt như ban đầu.
- Việc phục hồi rừng về trạng thái tốt chỉ có 37 ha, chiếm 5%; có nghĩa là khoảng 22% diện tích rừng giàu khơng thể phục hồi lại nguyên trạng.
Biến đổi trong trạng thái rừng thưa:
- Khoảng hơn 200 ha rừng thưa, chiếm 27% được chuyển đổi sang đất nông nghiệp (46ha), và xuống cấp thành rừng nghèo kiệt, xen le tre (141ha), trong đó một ít diện tích phục hồi tốt (18ha), trở thành rừng dày.
- Trong khi đó 379 ha trạng thái khác chuyển thành rừng thưa, chiếm 50%. Trong đó đất nương rẫy bỏ hố phục hồi rừng thưa là 30 ha, rừng dày bị xuống cấp thành rừng thưa là 144 ha và rừng xen tre nứa thành rừng thưa là 204 ha. Kết quả này cho thấy khả năng phục hồi từ rừng nghèo kiệt, đất bỏ hố thành dạng rừng thưa là có khả năng cao.
Biến đổi của rừng gỗ xen le, cây bụi, cỏ dại:
- Hơn 290 ha chiếm 38% diện tích này chuyển sang trạng thái khác, 70 ha được khai phá để lấy đất làm nương rẫy, đặc biệt là rừng phục hồi lên trạng thái tốt hơn (lên rừng dày: 18ha, rừng thưa: 204 ha)
- Tổng các diện tích trạng thái chuyển sang trạng thái này là 227 ha, chiếm 30%, trong đó từ đất bỏ hoá phục hồi là 27 ha; xuống cấp của rừng dày là 58 ha, rừng thưa là 141 ha.
Với hơn 627 ha đất rừng và rừng giao cho nhóm hộ, đây là khu vực khác, nằm cách biệt với thôn bn. Biến đổi của nó cũng được thể hiện trong biểu 3.15 như sau:
- Rừng bị chặt đi một ít để lấy đất canh tác nơng nghiệp từ năm 1992. - Rừng dày bị giảm sút do tiến trình khai thác trước đây
- Rừng chủ yếu là rừng thưa, nghèo kiệt, diện tích các loại này có xu hướng tiếp tục tăng lên, chuyển đổi, hạ cấp từ rừng tốt.
Biểu 3.17: Thay đổi trạng thái rừng, loại hình sử dụng đất trong khu vực giao đất giao rừng từ năm 1975- 2000 Năm Trạng thái thảm phủ 75 87 1992 2000 1 7.27 16.02 2 398.24 387.81 238.61 232.05 3 61.15 102.63 236.38 238.70 4 168.22 137.17 145.35 140.84 Tổng 627.61 627.61 627.61 627.61
Từ kết quả phân tích biến đổi trạng thái rừng, sử dụng đất trong 25 năm (1975 – 2000) thông qua GIS, đã đưa ra các giả định về nguyên nhân của các sự thay đổi này. Kết hợp với biểu đồ hướng thời gian thay đổi sử dụng đất, rừng trong công cụ PRA từ năm 2000 đến 2002, kiểm chứng các nguyên nhân với người dân địa phương; kết quả cho thấy có thể đi đến các kết luận sau về các nguyên nhân và
1. Chuyển đổi từ đất nông nghiệp thành rừng là hiện tượng tái sinh sau nương rẫy. Giả định này phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Với chính sách định canh định cư cho đồng bào dân tộc đã giảm đi đáng kể tập quán canh tác du canh du cư của đồng bào. Hầu hết các hộ trong bn đã định cư. Do đó một phần diện tích đất nương rẫy bỏ hố khơng được sử dụng lại và phục hồi thành rừng.
2. Một số diện tích rừng thứ sinh được thay thế bằng đất nông nghiệp là do việc mở rộng canh tác của đồng bào tại địa phương đồng thời cũng do những hộ di cư từ nơi khác đến lấy đất để sản xuất nông nghiệp.
3. Chuyển đổi từ rừng dày đến rừng thưa là kết quả của việc khai thác gỗ (cả hợp pháp và bất hợp pháp). Đây là dấu hiệu của việc suy giảm chất lượng rừng, trong khi đó các giải pháp thâm canh, phục hồi rừng sau khai thác hầu như chưa có. Tình hình này ngày càng dẫn đến diễn thế đi xuống rõ rệt của các kiểu rừng thường xanh trong khu vực.
4. Song song với những diễn biến tiêu cực, dấu hiệu tích cực cũng có thể nhận thấy trong quá trình phân tích. Một số diện tích rừng thưa đã chuyển thành rừng dày biểu hiện cho kết quả tự quản lý của đồng bào đối với các khu rừng theo quy ước của họ.