- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Kết quả điều tra cho thấy
4.4.1.1. Bảo tồn nguyên vị (in-situ conservation)
Xác lập cụ thể các tiểu khu (259, 255, 301, 302, 267, 292) có lồi trong ngành Thơng phân bố và giao cho các trạm quản lý bảo vệ rừng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra và bảo vệ nghiêm ngặt, đặc biệt là các loài Kim
giao, Dây gắm bởi số lượng lồi cịn rất ít. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phịng, chính quyền địa phương, người dân thơn bản trong việc tuần tra, kiểm sốt.
Tăng cường cơng tác tun truyền để thơng báo cho người dân biết vị trí, tầm quan trọng của khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là khu vực đặc biệt, tuyệt đối không được người dân nào vào và khai thác ở khu vực này. Đồng thời vận động quần chúng tích cực tham gia quản lý bảo vệ rừng, xây dựng thùng thư phát giác để kịp thời ngăn chặn, xử lý những đối tượng có những hành vi phá rừng trái phép, xây dựng nội quy và hương ước làng bản.
Trong những điều kiện nhất định, chúng ta có thể tiến hành xúc tiến tái sinh bằng việc phát dọn các thực bì để tăng cường ánh sáng dưới tán rừng cho cây con phát triển. Vào mùa quả chín có thể thu lượm quả, hạt của các lồi trong ngành Thông đưa vào gieo ở những khu vực gần kề đó, nơi có lỗ trống và ánh sáng phù hợp để tạo điều kiện cho cây tái sinh có khả năng sống sót và tổ chức làm đất dưới tán rừng để tăng khả năng tiếp xúc của hạt tạo điều kiện cho quá trình nảy mầm.
- Thực hiện tốt chương trình nghiên cứu khoa học.
Tiếp tục thực hiện tốt chương trình nghiên cứu theo hướng chuyên sâu đến từng lồi Thơng hiện có trong khu vực VQG Hồng Liên để có những đánh giá chi tiết về vùng phân bố, đặc điểm sinh thái, khả năng tái sinh, khả năng phát triển của loài, quan tâm đặc biệt tới các lồi Thơng đỏ, Đỉnh tùng, Kim giao, Dây gắm hiện phân bố rất hẹp trong khu vực.
4.4.1.2. Bảo tồn chuyển vị (ex-situ conservation)
Đây là giải pháp mang tính định hướng, bằng việc nhân giống sinh dưỡng (bằng hom) và nhân giống hữu tính (ươm hạt) để trồng vào các khu vực có điều kiện sinh thái phù hợp để bảo tồn các loài thực vật quý hiếm này. Tuy nhiên để bảo tồn chuyển vị thành cơng, VQG Hồng Liên cần phải có
những nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn về đặc điểm sinh thái của các lồi Thơng để đảm bảo thành công.
- Bảo tồn, phát triển các lồi cây ngành Thơng bằng phương pháp nhân giống vơ tính bằng hom đối với các lồi Thơng đỏ, Đỉnh Tùng, Dẻ tùng sọc trắng và bằng hạt đối loài Pơ mu.
- Nghiên cứu, khảo nghiệm kỹ thuật tạo cây con từ hạt: do đề tài được thực hiện trong thời điểm các lồi cây trong ngành Thơng chưa cho hạt (Pơ mu, Vân sam đã có nón nhưng chưa chín), theo kinh nghiệm của người dân và một số chuyên gia trong lĩnh vực này [17] thì đến tháng 10-11 hàng năm các lồi này mới cho hạt giống già có thể gieo ươm nên việc thử nghiệm nhân giống hữu tính bằng hạt chưa có điều kiện để thực hiện. Cần tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm trong thời gian tới.