Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông (pinophyta) tại vườn quốc gia hoàng liên lào cai (Trang 65 - 66)

- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Kết quả điều tra cho thấy

4.4.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư

- Cần hồn thiện hệ thống chính sách quốc gia về bảo tồn và phát triển thực vật nhằm thực hiện bảo tồn và phát triển ngoài thiên nhiên mà vẫn đảm bảo được các lợi ích chính đáng của cộng đồng về thu nhập, sinh kế.

- Sớm xem xét việc xây dựng một chính sách về quản lý, bảo vệ và bn bán cho các lồi thực vật ngành Thơng này. Nếu có định hướng và quản lý tốt, việc gây trồng các lồi này có thể là một nghề kinh doanh đem lại thu nhập cho địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện lối sống cho người dân sinh sống gần rừng và cũng dùng biện pháp này như một công cụ để thúc đẩy sự hợp tác của cộng đồng trong việc bảo vệ quần thể các loài bị khai thác quá mức ở địa phương.

- Bên cạnh đó, cần phát triển và hồn thiện các thể chế, chính sách cụ thể, phù hợp để thu hút cộng đồng tham gia vào việc bảo tồn, phát triển thực

vật rừng. Xây dựng chương trình dài hạn về bảo tồn và phát triển các lồi thực vật rừng ở tỉnh; khuyến khích các chương trình nghiên cứu khoa học nhằm xác định rõ số lượng, trữ lượng và sự phân bố của các lồi, từ đó đề ra các giải pháp hợp lý trong bảo tồn, phát triển nguồn gen… cũng là những việc làm cần được ưu tiên.

- Quy hoạch vùng du lịch, giới thiệu tiềm năng về du lịch của Vườn quốc gia, điều kiện môi trường đầu tư (địa điểm, môi trường kinh doanh, quỹ đất...) để kêu gọi nguồn vốn liên doanh liên kết của các tổ chức - cá nhân trong và ngồi nước có năng lực đầu tư vốn cho hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái.

- Khai thác có hiệu quả nguồn vốn tại chỗ thơng qua các hoạt động dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm trên nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên thông qua việc tổ chức cho cán bộ tham gia các khóa học chuyên ngành dài hạn, ngắn hạn; tăng cường học tập kinh nghiệm ở các VQG, khu bảo tồn đã làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên.

- Cập nhật thông tin, đưa các tiến bộ khoa học, các phương tiện hiện đại để phục vụ triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu bảo tồn đặc biệt là bảo tồn các lồi thuộc ngành Thơng trong VQG Hồng Liên.

- Nghiên cứu, tạo giống cây con có chất lượng, năng suất phù hợp với điều kiện sinh thái, điều kiện lập địa để triển khai trong vùng dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông (pinophyta) tại vườn quốc gia hoàng liên lào cai (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)