- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Kết quả điều tra cho thấy
1.3. xuất các giải pháp bảo tồn
1.3.1. Giải pháp kỹ thuật
- Bảo tồn nguyên vị: quy hoạch vùng bảo tồn của các loài cây ngành Thông tại 2 khu vực Bản Cát Cát và Phansipăng để tổ chức các biện pháp quản lý bảo vệ nghiêm ngặt các loài này; đồng thời thực hiện tốt chương trình nghiên cứu chun sâu đến từng lồi trong ngành Thơng hiện có.
- Bảo tồn chuyển vị: hồn thiện quy trình, phương pháp nhân giống vơ tính một số loài, mở rộng đối tượng nghiên cứu sang các lồi thuộc ngành
Thơng khác và tổ chức thử nghiệm trồng rừng ở khu vực quy hoạch. Lựa chọn, thu hái hạt giống để gieo ươm, thử nghiệm nhân giống hữu tính.
1.3.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội
Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tập trung xây dựng các mơ hình trình diễn cây, con năng suất cao phù hợp để chuyển giao cho người dân, quan tâm xây dựng các làng nghề truyền thống, đồng thời giúp các hộ gia đình khai thác sử dụng hiệu quả nguồn quỹ đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn.
1.3.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư
Tiếp tục kiện toàn về mặt tổ chức, biên chế cán bộ; tạo cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo tồn thiên nhiên gắn với quảng bá tiềm năng đa dạng sinh học, du lịch để tranh thủ sự đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước; tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, cập nhật thông tin, đưa các tiến bộ khoa học, các phương tiện hiện đại để phục vụ triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu cơ bản trong khu bảo tồn...
1.3.4. Tăng cường công tác thực thi pháp luật
Nâng cao năng lực thi hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm VQG Hoàng Liên, tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ của các cơ quan, chính quyền các cấp và người dân trong vùng; phối hợp tuần tra, kiểm tra rừng đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
2. Tồn tại
- Do thời gian nghiên cứu có hạn, địa hình rừng núi tại VQG Hồng Liên phức tạp, hiểm trở nên có thể chưa điều tra phát hiện hết được tất cả nơi phân bố các loài thuộc ngành Thơng tại VQG Hồng Liên.
- Đề tài mới chỉ tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học một số lồi cây ngành Thơng tại khu vực nghiên cứu mà chưa tiến hành nghiên cứu giâm hom và gây trồng các loài trên.
3. Kiến nghị
- Cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu, đánh giá toàn diện các loài thuộc ngành Thơng hiện có trong VQG Hồng Liên, tiếp tục hoàn chỉnh thu thập mẫu tiêu bản và giám định loài đầy đủ hơn.
- Cần bổ sung thêm các tuyến và các ô điều tra để nghiên cứu hết được các dạng địa hình các trạng thái rừng nơi các lồi thực vật ngành Thông phân bố. - Tiến hành nghiên cứu giâm hom và gây trồng các loài trong ngành Thông tại khu vực nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả hơn.
- Tiếp tục nghiên cứu đề tài với nội dung rộng hơn và sâu hơn nhằm bảo tồn và phát triển các loài thực vật thuộc ngành Thơng tại VQG Hồng Liên đạt kết quả cao hơn.
- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, có cơ chế chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngồi nước cho cơng tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các lồi thuộc ngành Thơng quý hiếm, đặc hữu tại VQG Hoàng Liên./.