Vân sam phansipăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông (pinophyta) tại vườn quốc gia hoàng liên lào cai (Trang 48 - 51)

II Phân khu phục hồi sinh thái ha 12

10 Thiết sam Tsuga dumosa (D Don) Eichl.

4.3.3. Vân sam phansipăng

- Tên phổ thông: Vân sam Phansipăng

- Tên khoa học: Abies delavayi Franchet ssp fansipanensis (Q.P. Xiang) Rushforth.

- Họ thực vật: Thông (Pinaceae)

Vân sam Phansipăng là cây gỗ to, cao tới 30m, đường kính ngang ngực 1m. Cây mọc đứng với tán tỏa rộng cùng với tuổi. Vỏ màu xám, mỏng, tương

đối nhẵn; các lá kim xếp vòng xoắn ốc xung quanh thân, dài 1,5 – 3cm, rộng 0,1 – 0,2cm, hình dải, đầu tù, mép lá uốn ngược mạnh, xoắn ở gốc, 2 dải lỗ khí chính ở mặt dưới lá, mặt trên màu xanh vừa phải. Cành trong năm màu nâu, chồi ngủ hình cầu, hơi có nhựa; Nón cái mọc đứng, hình trụ, dài tới 10cm, đường kính 4cm, có lá kèm, chín trong một mùa, xanh sẫm khi chín, nón tách mở và giải phóng hạt khi cịn trên cây, cuống nón khơng. Nón đực mọc ở phần dưới của các cành bên. Hạt hình trứng ngược, dài tới 9mm, có cánh [17].

a) Đặc điểm phân bố

Tại VQG Hoàng Liên Vân sam Phansipăng (Abies delavayi) phân bố chủ yếu tại các sườn dốc phía Tây – Bắc của đỉnh Phansipăng. Qua điều tra thực tế chỉ gặp Vân sam tại 03 tuyến Núi Xẻ - Phansipăng, Bản Cát Cát – Phansipăng và Thác Bạc – Cầu Mười thuộc tiểu khu 255, 259. Tại tuyến Cát Cát – Phansipăng chúng tôi điều tra được 113 cá thể với D1.3 khoảng 80 – 120cm, Hvn=18 – 23m. Riêng tại tuyến Thác Bạc – Cầu Mười, chúng tôi chỉ điều tra được 4 cá thể Vân sam với D1.3 khoảng 30 – 40cm. Vân sam khá đặc trưng cho các sườn dốc dựng đứng khó leo, được phủ một lớp Trúc ken dày. Chúng xuất hiện tại các đai cao từ 2.200m – 2.900m, nơi có độ dốc tương đối cao (350 - 400).

b) Đặc điểm sinh thái

Vân sam phansipăng (Abies delavayi) ở VQG Hoàng Liên gặp ở độ cao trên 2.200m, thường mọc ở sườn núi khá dốc (350 – 400) tại khu vực gần đỉnh Phansipăng và Cầu Mười. Thực tế điều tra phát hiện Vân Sam tại 3/12 tuyến (Núi Xẻ - Phansipăng, Bản Cát Cát – Phansipăng và Thác Bạc – Cầu Mười). Vân sam phansipăng (Abies delavayi) mọc xen với loài Trúc lùn. Vân sam phansipăng là loài cây ưa sáng, chiếm tầng vượt tán tại khu vực phân bố, mọc

hỗn giao với các loài cây lá rộng như: Hồng quang (Rhodoleia championii), Quản hoa (Ternstroemia chapaensis), Đỗ quyên hoa trắng lớn (Rhododendron

decorum), Chân chim phan si păng (Schefflera hoi)… Tầng cây bụi, thảm tươi

mọc ở đây chủ yếu là các loài: Sặt, Cỏ lá tre, Cói hoa xịe với độ che phủ tương đối cao khoảng 50 - 60%. Chúng thuộc hai họ chính: họ Cói (Cyperaceae) và họ Hồ thảo (Poaceae). Đặc biệt tại trạng thái rừng này Sặt là loài chiếm ưu thế tại tầng dưới tán rừng, chúng mọc thành một thảm ken dày trên toàn bộ khu vực đạt độ che phủ khoảng 50 - 60%, độ cao trung bình 1,5 - 2m. Tầng thảm mục, thảm khô ở khu vực Vân sam phân bố rất dày, chủ yếu là lá Sặt rụng xuống phủ trên mặt đất.

c) Khả năng tái sinh

Đối với loài Vân sam Phansipang tại khu vực nghiên cứu, do số lượng cá thể cây trưởng thành còn nhiều, từ thực tế địa hình khu vực nghiên cứu, song song với điều tra cây trưởng thành, tôi tiến hành điều tra tái sinh trên cả 3 tuyến bắt gặp cây Vân Sam Phansipăng (Abies delavayi), kết quả thu được trong bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6: Tái sinh tự nhiên Vân sam theo tuyến

Đơn vị tính: cây Chỉ tiêu Tuyến điều tra Tuyến gặp Vân sam Hvn (cm) theo từng cấp Tổng <50 51-100 >100 Số lượng 12 3 26 8 5 39 Tỷ lệ (%) 100 25 66,6 20,5 12,9 100,0

Qua kết quả điều tra cho thấy Vân sam phansipang (Abies delavayi) là loài có số lượng cây tái sinh tự nhiên thấp, mật độ tái sinh theo tuyến 1,044 cây/ha. Điều tra trên tuyến từ Núi Xẻ đi Phan Si Păng, chúng tôi thấy Vân sam tái sinh

nhưng chủ yếu là các cây mạ với đường kính chỉ khoảng 0,5mm, và chiều cao 1 - 2cm. Chúng mọc trên lớp rêu tại các tảng đá hay các gốc cây xung quanh cây mẹ, sinh trưởng chỉ ở mức trung bình đến xấu, nhiều nơi cây bị chết khô. Do bị thiếu ánh sáng, Vân sam khơng cạnh tranh được với các lồi cây khác, đặc biệt là tầng cây Sặt ken dày ở phía trên.

- Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm: Vân sam phan si păng tái sinh đi kèm

với các loài cây lá rộng như: Chân chim phan si păng (Schefflera hoi), Quản hoa (Ternstroemia chapaensis), Ơ đước đơi (Lindera nacusua), Đỗ quyên hoa trắng lớn (Rhododendron decorum)… phù hợp với tổ thành cây mẹ ở tầng cây cao.

d/Tính cạnh tranh của loài khác đối với loài Vân sam phan si păng (Abies delavayi)

Kết quả điều tra cho thấy, loài cạnh tranh mạnh nhất đối với Vân sam là chính nó: Vân sam (CI= 1,185), tiếp đến là loài Hồng Quang (CI=0,712) và giảm dần đến loài Đỗ quyên hoa trắng lớn (CI=0,50), Ơ nước đơi (CI=0,302),... Riêng các loài Sơn trâm Sa Pa, Đỗ qun lá dài, Sum sp1, Dẻ gai nhím...có cạnh tranh dinh dưỡng khơng đáng kể đối với lồi Vân sam.

- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Kết quả điều tra cho thấy rằng ngồi tự nhiên khơng phát hiện Vân sam Phan si păng tái sinh chồi, cây con điều tra, xác định hoàn toàn là tái sinh có nguồn gốc từ hạt. Cây Vân sam tái sinh ở khu vực nghiên cứu khơng có triển vọng nên cần phải đề xuất biện pháp bảo tồn hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông (pinophyta) tại vườn quốc gia hoàng liên lào cai (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)