Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái, khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông (pinophyta) tại vườn quốc gia hoàng liên lào cai (Trang 40 - 48)

II Phân khu phục hồi sinh thái ha 12

10 Thiết sam Tsuga dumosa (D Don) Eichl.

4.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái, khả năng

tái sinh của các lồi thuộc ngành Thơng (Pinophyta) điều tra tại VQG

Hoàng Liên

4.3.1. Pơ mu

- Tên phổ thông: Pơ mu

- Tên khoa học: Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. Thomas. - Họ thực vật: Hồng đàn (Cupressaceae)

Cây gỗ lớn thường xanh, có chiều cao tới 30m với đường kính ngang ngực đạt tới 1,5m. Cây thân thẳng, mọc đứng, tán trịn, có màu xanh thẫm. Vỏ nâu đậm, nứt dọc không đều. Cành mang lá dạng vảy, dẹt, dài 2 - 8mm (dài hơn ở cây non), xếp thành hai cặp kích thước bằng nhau, cặp lá bên trong nhỏ hơn, dẹt, ép sát vào thân, các vảy lá của cặp ngồi lớn hơn hình thuyền, thường có các dải lỗ khí phân biệt. Nón cái trưởng thành hình cầu, khi chín tách thành 5 - 8 đơi vảy, mỗi quả có 10 - 12 hạt, hạt có 2 cánh lệch. Nón đực màu xanh vàng [17].

a) Đặc điểm phân bố

Pơ mu (Fokienia hodginsii) phân bố gián đoạn với những cá thể có kích thước không đồng đều. Qua điều tra thực tế trên 12 tuyến chúng tôi thấy Pơ mu xuất hiện tại các tuyến Bản Cát Cát – Phansipăng, Sín Chải – Phansipăng, Bản Tả Van Mông - Lao Chải, Tả Van – Séo Mí Tỷ, Tả Van – Bản Hồ, Sín Chải – Trạm Tơn và Séo Mí Tỷ - Suối Thâu thuộc các tiểu khu 292, 267, 301 và 302. Tại các tuyến này chúng tôi gặp nhiều cây trưởng thành với D1.3= 50 - 60cm, cá biệt có những cây lên đến trên 100cm, Hvn= 18 - 25m ngồi ra cịn có các cây tái sinh với D = 2-3cm và H = 5 - 6cm. Pơ mu phân bố ở khu vực có độ dốc cao, biến động từ 250 - 350, địa hình rất phức tạp và chia cắt. Pơ mu mọc theo các sườn dơng thốt nước tốt, từ lưng chừng đồi trở lên và đặc biệt mọc nhiều trên đỉnh đồi. Pơ mu xuất hiện tập trung độ cao 1.500 - 1.800m thuộc khu vực Cát Cát (đã phát hiện được 29 cá thể), các khu vực khác đã phát hiện được ít hơn như khu vực Sín Chải (phát hiện được 02 cá thể).

b) Một số đặc điểm sinh thái - Độ cao, địa hình

Pơ mu (Fokienia hodginsii) phân bố ở các kiểu rừng kín nhiệt đới thường xanh mưa mùa trên núi thấp cây lá rộng, rừng nhiệt đới thường xanh thứ sinh mưa mùa trên núi thấp cây lá rộng, trảng tre, trảng bụi và trảng cỏ. Ở đai cao từ 1.500m -1.800m. Độ dốc ở các khu vực phân bố rất lớn, biến động từ 15 – 240 ở khu vực Sín Chải, từ 25 - 380 ở khu vực Cát Cát. Địa hình biến đổi rất phức tạp và chia cắt. Pơ mu thường phân bố từ chân các khe lên đến lưng chừng đỉnh dơng. Chính yếu tố này là một trong những ngun nhân làm cho khả năng mở rộng phân bố của lồi thường rất khó khăn và điều này có thể giải thích hiện tượng phân bố trong giới hạn hẹp của loài Pơ mu. Mặt khác, việc phân bố ở những nơi có địa hình phức tạp khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tái sinh của lồi. Ở những nơi có độ dốc lớn cây con rất khó bám vào đất và thường bị nước cuốn trơi đến những nơi có điều kiện bất lợi và khơng có khả năng sống sót. Ở một số nơi cây con sống sót được thường rải rác, đây chính là nguyên nhân dẫn đến phân bố của Pơ mu thường khơng thuần lồi.

- Đặc điểm cấu trúc của tầng cây gỗ + Cấu trúc tổ thành

Từ kết quả điều tra ở cácc ơ tiêu chuẩn, chúng tơi đã tính tốn được tổ thành của tầng cây gỗ nơi có Pơ mu (Fokienia hodginsii) phân bố như sau:

Ở khu vực Cát Cát, Pơ mu có ưu thế hồn tồn vượt trội so với các loài cây khác trong quần xã thực vật ở đây. Các chỉ tiêu sinh trưởng, mật độ của Pơ mu ở khu vực Cát Cát cao nhất. Mức độ ưu thế và các chỉ tiêu sinh trưởng của Pơ mu giảm dần từ khu vực Cát Cát đến khu vực Sín Chải. Đặc điểm này cũng hồn tồn giống với đặc điểm phân bố diện tích Pơ mu ở các khu vực trong VQG Hồng Liên. Như vậy, có thể thấy khu vực ở Cát Cát là vùng sinh thái phù hợp nhất với Pơ mu. Các loài thường xuyên xuất hiện đi kèm thuộc các họ Tô hạp (Altingiaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Ngọc lan

(Magnoliaceae), họ Sơn liễu (Clethraceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Hồi (Illiciaceae),... Như vậy, bước đầu có thể nhận thấy đây là những loài thường xuyên mọc cùng Pơ mu và giữa chúng có mối quan hệ nhất định. Tuy nhiên, để kiểm tra mối quan hệ này chúng ta cần nghiên cứu mức độ thân thuộc của chúng.

+ Sinh trưởng

Các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân của Pơ mu ở các khu vực thấp. Điều này chứng tỏ các cây Pơ mu trong quần xã thực vật này hầu hết chưa đến tuổi thành thục nhưng các thế hệ kế cận khơng có, nghĩa là các cây có kích thước nhỏ và thành thục không xuất hiện. Đây thực sự là một vấn đề bất thường đối với quần xã này và cần được quan tâm nghiên cứu.

- Đặc điểm đất đai, khí hậu

Đất đai: Các khu vực có Pơ mu phân bố chủ yếu là đất feralit vàng nhạt

hay vàng xám, phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thơ, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Mặt đất ở các khu vực này thường có nhiều đá vụn hoặc đá lộ đầu. Nhiệt độ: Các khu vực Pơ mu xuất hiện thường thường có nhiệt độ từ 16 - 250C. Lượng mưa và chế độ ẩm: Các khu vực có Pơ mu phân bố thường có lượng mưa rất cao từ 1.700mm - 2.000mm. Các khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lạnh. Độ ẩm ở đây cao quanh năm. Chế độ chiếu sáng: các khu vực này thường phân bố ở mép khe lên đến lưng chừng dơng núi, nơi có độ dốc rất lớn, nên độ dài giờ chiếu sáng bị giảm đi rất nhiều, trong rừng thường thiếu ánh sáng.

- Khả năng tái sinh: Qua kết quả điều tra đã phát hiện một số đặc điểm

tái sinh của lồi rất quan trọng. Quả Pơ mu sau khi chín thì hạt được tách ra, rụng xuống gặp điều kiện thuận lợi sẽ nẩy mầm cây tái sinh ngay tại đó. Hiện tượng này hồn tồn hợp với quy luật tái sinh của các loài thuộc ngành

Thông. Một đặc điểm quan trọng nữa là mật độ cây tái sinh bắt gặp nhiều nhất là ở các khu vực trống, nhiều ánh sáng (khu vực Sín Chải) hoặc những nơi đất có độ ẩm lớn (khu vực Cát Cát). Điều này chứng tỏ cây tái sinh của Pơ mu có nhu cầu ánh sáng rất cao, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến dưới tán rừng ít xuất hiện cây tái sinh của Pơ mu. Bởi vì, dưới tán rừng Pơ mu phân bố độ tàn che rất cao, thiếu hụt ánh sáng và làm cho cây tái sinh Pơ mu không phát triển được.

Đối với loài Pơ mu tại khu vực nghiên cứu, do số lượng cá thể cây trưởng thành cịn nhiều, tơi tiến hành điều tra cây tái sinh tại 7/12 tuyến, kết quả được thể hiện trong bảng 4.3:

Bảng 4.3: Tái sinh tự nhiên Pơ mu theo tuyến

Đơn vị tính: cây Chỉ tiêu Tuyến điều tra Tuyến gặp Pơ mu Hvn (cm) theo từng cấp Tổng <50 51-100 >100 Số lượng 12 7 26 19 3 48 Tỷ lệ (%) 100 58,3 54,1 39,6 6,3 100,0

Qua kết quả điều tra nhận thấy tình hình tái sinh của Pơ mu (Fokienia hodginsii) tương đối tốt, mật độ tái sinh theo tuyến 1,285 cây/ha. Cây tái sinh

chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn cây mạ (26 cây, chiếm 54,1% tổng số cây tái sinh), nhưng khi chuyển sang giai đoạn cây con thì ít bắt gặp. Tỷ lệ cây con có triển vọng rất thấp. Đây là một vấn đề và là một thách thức lớn đang đặt ra trong cơng tác bảo tồn lồi cây quý hiếm này.

- Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm: Qua điều tra các ô dạng bản trong các ƠTC, chúng tơi nhận thấy một số loài cây khác cũng tái sinh và luôn đi kèm với lồi Pơ mu đó là: Ĩc tốt (Ostodes paniculata), Chân chim bodinier (Schefflera bodinieri), Bộp lông (Actinodaphne pilosa), Hồi lá mỏng (Illicium

tenuifolium),... điều này cũng phù hợp với tổ thành loài cây đi kèm trong tầng

cây cao.

- Khoảng cách tái sinh đến gốc cây mẹ: Lập 48 ô dạng bản xung quanh

gốc (trong tán và ngoài tán) của 6 cây mẹ trưởng thành đang sinh trưởng và phát triển bình thường, chúng tơi thống kê, tính tốn các thơng số cần thiết về sự tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Pơ mu (bảng 4.4).

Bảng 4.4: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Pơ mu

Ô nghiên cứu Tần số

xuất hiện Tỷ lệ (%) số cá thể theo chiều cao

Vị trí Số lượng Số ơ có Pơ mu Tỷ lệ (%) Tổng số cây Hvn < 50cm Hvn từ 51-100cm Hvn > 100cm Số cây Tỷ lệ (%) Số cây Tỷ lệ (%) Số cây Tỷ lệ (%) Số cây Tỷ lệ (%) Trong tán 24 2 8,3 5 19,2 3 11,5 2 7,7 0 0 Ngoài tán 24 7 29,1 21 80,8 15 57,7 5 19,2 1 3,9 Tổng 48 9 37,4 26 100 18 69,2 7 26,9 1 3,9

Tổng hợp kết quả điều tra ở bảng trên cho thấy, mật độ Pơ mu tái sinh bình quân 1.354 cây/ha; chúng tái sinh tương đối tốt cả trong tán và ngoài tán cây mẹ; trong 48 ơ dạng bản điều tra chỉ có 9 ơ xuất hiện Pơ mu tái sinh với tổng số 26 cá thể. Trong đó có 5 cá thể ở 2 ô trong tán, chiếm 19,2% và 21 cá thể ở 7 ơ ngồi tán, chiếm 80,8%. Các cá thể tái sinh có sức sống khơng cao, triển vọng kém (số lượng cây tái sinh tập trung là những cây mới qua giai đoạn cây mạ, kích thước <50cm về chiều cao, có 7 cá thể có kích thước lớn hơn 50cm về chiều cao và đặc biệt có duy nhất 1 cá thể có kích thước >1m về chiều cao).

d/ Tính cạnh tranh của lồi khác đối với lồi Pơ mu (Fokienia hodginsii).

Loài cạnh tranh không gian dinh dưỡng, môi trường sống mạnh nhất đối với Pơ mu ở VQG Hoàng Liên là loài Sơn liễu faber với chỉ số cạnh tranh (CI) lớn nhất và đạt 2,79; sau đó đến chính nó (Pơ mu, CI=1,59), Giổi nhiều

hoa (CI=1,26), Hồng quang (CI=1,20)... riêng các lồi Bộp lơng, Chịi mòi gân lõm, Sồi nhọn có cạnh tranh về khơng gian dinh dưỡng nhưng mức độ cạnh tranh không đáng kể. Đồng thời đối với các cá thể Pơ mu ở cấp đường kính bé, tuổi nhỏ thì mức độ cạnh tranh của các lồi này càng mãnh liệt.

- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Kết quả điều tra cho thấy

trong tự nhiên Pơ mu khơng thấy có tái sinh chồi, một số cây Pơ mu bị chặt hạ không thấy chồi phát triển, cây Pơ mu tái sinh điều tra được hoàn toàn là tái sinh hạt.

4.3.2. Thông tre

- Tên phổ thông: Thông tre

- Tên khoa học: Podocarpus neriifolius D. Don. - Họ thực vật: Kim giao (Podocarpaceae)

Cây gỗ nhỡ, cao tới 25m với đường kính ngang ngực tới 1m; cây mọc đứng, thân tròn, với tán trải rộng; vỏ màu nâu, mỏng và dạng sợi, bóc tách thành mảng; lá mọc cách, thường cong, dài 7 - 15cm và rộng tới 2cm (lá non có thể dài tới 20cm), gân giữa nổi rõ ở cả hai mặt, đỉnh lá thường nhọn. Nón phân tính khác gốc. Cấu trúc mang hạt đơn độc, cuống dài 1 - 2cm, đế có đường kính tới 10mm, gốc dẹt, có 2 lá bắc ở gốc, màu tím đỏ khi chín, phần quanh hạt màu đỏ hồng khi chín. Nón đực đơn độc hay cụm 2 – 3 ở nách, thường không cuống và dài tới 5cm; hạt hình trứng, dài tới 1,5cm với đầu nhọn hay tròn [17].

a) Đặc điểm phân bố

Kết quả điều tra cho thấy Thơng tre (Podocarpus neriifolius) là lồi phân bố tương đối rộng khắp trên toàn khu vực. Qua điều tra bắt gặp Thông tre 6/12 tuyến tại các khu vực Séo Mí Tỷ (tiểu khu 280, 282), Dền Thàng và Suối Thâu. Thông tre thường mọc chủ yếu tại các sườn núi phía Đơng và phía Bắc của các khu vực này, trên các sườn núi đá vơi dốc và thốt nước tốt với độ

dốc từ 80 - 300, ít phân bố trên các đỉnh núi.Thông tre thường gặp tại các đai cao từ 1.300 – 1.900m so với mặt nước biển. Cá thể thơng tre lớn nhất có D1.3=21cm, Hvn=19m.

b) Đặc điểm sinh thái

Thông tre (Podocarpus neriifolius) mọc phân tán rộng khắp tại các khu vực Séo Mí Tỷ, Dền Thàng, Suối Thâu thuộc VQG Hồng Liên.

Trong khu vực nghiên cứu, Thông tre thường mọc hỗn giao với một số loài cây như: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Chẹo Ấn Độ (Engelhardtia

roxburghiana), Dẻ trắng (Lithocarpus dealbatus), Óc tốt (Ostodes paniculata), Sơn liễu faber (Clethra faberi), Tô hạp Trung Hoa (Altingia chinensis), Côm lông xám (Elaeocarpus griseo - puberulus)… Tầng cây bụi

thảm tươi ở đây chủ yếu là Cỏ lá tre, Sặt, Mộc xỉ sapa, Cà ri lá to thuộc các họ Hoà thảo (Poaceae), họ Mộc xỉ (Dryopteridaceae), với độ che phủ đạt khá cao khoảng 40 - 50% và sinh trưởng phát triển tương đối tốt.

c) Khả năng tái sinh - Tái sinh theo tuyến

Tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu điều tra cây tái sinh lồi Thơng tre bắt gặp tại 6 tuyến, kết quả được tổng hợp ở bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5. Tái sinh tự nhiên Thông tre theo tuyến

Đơn vị tính: cây Chỉ tiêu Tuyến điều tra Tuyến gặp Thông tre Hvn (cm) theo từng cấp Tổng <50 51-100 >100 Số lượng 12 6 42 15 17 74 Tỷ lệ (%) 100 50 56,7 20,3 23,0 100,0

Qua kết quả điều tra cho thấy Thơng tre là lồi có tái sinh tự nhiên tốt ở cả 3 cấp chiều cao. Trong đó giai đoạn cây mạ chiếm số lượng nhiều nhất (42 cây, chiếm 56,7%), mật độ tái sinh theo tuyến 1,385 cây/ha. Qua phỏng vấn những người dân gần khu vực này, chúng tôi được biết một số người đã khai thác những cây Thông tre lớn để chúng ra chồi và khai thác cây chồi có tán lá đẹp làm cảnh. Điều này cho thấy Thông tre ở đây đang chịu sự tác động rất mạnh của con người. Do đó, việc đề xuất biện pháp bảo tồn hợp lý loài cây này là rất cần thiết hiện nay.

- Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm

Phù hợp với tổ thành loài cây đi kèm trong tầng cây cao, cây tái sinh của lồi Thơng tre đi kèm với loài Pơ mu (Fokienia hodginsii), Dẻ trắng (Lithocarpus dealbatus), Óc tốt (Ostodes paniculata), Sơn liễu faber (Clethra

faberi), Tô hạp Trung Hoa (Altingia chinensis),…

- Khoảng cách tái sinh đến gốc cây mẹ: do số lượng cá thể Thông tre

trưởng thành tại khu vực nghiên cứu (Séo Mí Tỷ, Dền Thàng và Suối Thâu) không đủ nên không tiến hành thiết lập được các ô dạng bản điều tra, nghiên cứu tái sinh xung quanh gốc (trong tán và ngoài tán).

- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Kết quả điều tra cho thấy

trong tự nhiên Thơng tre có cả tái sinh chồi và tái sinh hạt. Đặc biệt, chúng tái sinh chồi quanh gốc cây mẹ (đã bị khai thác) rất mạnh và sinh trưởng khá tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông (pinophyta) tại vườn quốc gia hoàng liên lào cai (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)