Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông (pinophyta) tại vườn quốc gia hoàng liên lào cai (Trang 25 - 27)

3.1.4.1. Khí hậu

Vườn quốc gia Hồng Liên ở phía Đơng của dãy Hồng Liên, có địa hình phức tạp nên chế độ khí hậu khu vực VQG Hồng Liên cũng bị phân hoá mạnh mẽ theo độ cao và hướng địa hình.

Bảng 3.1: Một số yếu tố khí hậu của các xã xung quanh Vườn quốc gia TT Yếu tố khí hậu Đơn vị Lào Cai Hoàng Liên Sa Pa

1 Nhiệt độ TB năm 0C 22.9 22.8 15.2 2 T0 cực tiểu 0C 1.4 -5.7 -3.2 3 T0 cực đại 0C 41 24.9 29.8 4 Tổng lượng mưa mm 1764 3552 2833 5 Mùa mưa Tháng 4-10 11-3 4 - 10 6 Mùa khô Tháng 11-3 12 - 2 11 - 3

7 Lượng mưa ngày lớn nhất mm/ngày 191 287 350

8 Độ ẩm khơng khí % 86 90 87

9 Độ ẩm cực tiểu % 65 74 71

10 Lượng bốc hơi mm 816 494 826

- Chế độ nhiệt: VQG Hồng Liên nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới và ôn

đới núi cao. Theo số liệu của một số trạm khí tượng trong vùng cho thấy:

+ Nhiệt độ trung bình trong năm 20,30C, cao nhất là 410C, nhiệt độ thấp nhất -5,70C, hàng năm có thể có tuyết rơi từ 1 - 3 ngày và cũng có thể có hiện tượng đóng băng.

+ Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, những tháng này thường có xuất hiện sương muối buốt giá, có khi kéo dài từ 3 - 10 ngày.

Điều kiện nhiệt độ như vậy thường khơng thích nghi với một số loài cây trồng nhiệt đới cũng như đối với động vật.

- Chế độ mưa ẩm:

+ Lượng mưa ở khu vực nhìn chung là rất lớn, bình quân là 2.717mm, cao nhất 4.023mm, thấp nhất 2.064mm, năm tối thấp chỉ đạt 596mm.

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, hai tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 và tháng 8, có ngày lượng mưa đạt tới 350mm. Lượng mưa lớn thường gây lũ lụt, đặc biệt là lũ quét thường xuất hiện vào thời gian này.

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, vào những tháng này nhiệt độ thường rất thấp, khan hiếm nguồn nước gây khó khăn cho các ngành sản xuất cũng như chăn nuôi trong vùng.

+ Độ ẩm của khơng khí rất lớn, bình qn đạt 87,7%, cao nhất trên 90%, thấp nhất 65%, những tháng có mưa phùn độ ẩm khơng khí thường đạt chỉ số rất lớn. Rừng trên núi cao độ ẩm thường xuyên lớn, nhiều nơi tạo thành rừng ẩm nhiệt đới núi cao. Lượng bốc hơi không cao khoảng 712mm/n điều đó đánh giá khả năng che phủ của lớp thảm thực bì cịn cao, hạn chế được lượng bốc hơi, làm tăng lượng nước thấm, duy trì được nguồn nước ngầm trong khu vực, cung cấp nước cho các con sơng suối trong vùng có đủ lượng nước quanh năm.

- Một số hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác:

+ Chế độ nắng: trong vùng mây mù phủ quanh năm nên tổng số giờ chiếu nắng hàng năm khơng cao, bình qn khoảng 1.412giờ/năm.

+ Chế độ gió: gió thường thổi theo hai hướng Tây - Tây Bắc và Tây - Tây Nam. Tốc độ trung bình khoảng 1,1m/s, đặc biệt ở đây thỉnh thoảng có sự xuất hiện của gió địa phương khơ nóng thổi mạnh trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 4, mỗi đợt có thể kéo dài từ 2 đến 4 ngày, thậm chí cịn có thời gian

dài hơn gây ảnh hưởng đến nhiệt độ và độ ẩm mơi trường. Gió địa phương (gió núi, gió đất) là do ảnh hưởng của địa hình gây ra chênh lệch khí áp giữa các vùng và khi thổi qua các khe núi hẹp, các đèo thì loại gió này thường có tốc độ rất lớn (nổi tiếng là gió Ơ Q Hồ). Loại gió Lào và gió địa phương cần được chú ý trong cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng và trong trồng trọt.

3.1.4.2. Thuỷ văn

Do địa hình bị chia cắt mạnh đã hình thành nên hệ thống khe suối dày đặc, các sườn núi dốc đứng, khe suối hẹp và sâu, dòng chảy dốc và xuất hiện nhiều ghềnh thác. Trong tồn khu vực khơng có sơng lớn. Do lượng mưa không đều, lại tập trung vào các tháng 7, 8, 9, nên nước của các con suối dâng cao, dòng chảy siết gây lũ qt và xói mịn mạnh. Về mùa khô lượng mưa nhỏ, nước ở các con suối thường cạn kiệt, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong vùng. Tuy nhiên lưu lượng nước của các suối chính cũng đủ để cung cấp nước cho thủy điện nhỏ và sản xuất cũng như sinh hoạt của bộ phận lớn người dân trong vùng.

Hệ thống sông suối ở đây chủ yếu dựa vào hai hệ thống suối chính: - Hệ thống suối thuộc khu vực sườn Đông Bắc của Vườn quốc gia (huyện Sa Pa) gồm 3 suối chính: Mường Hoa Hồ bắt nguồn từ Phan Si Păng, Séo Trung Hồ bắt nguồn từ Tả Van. Tả Trung Hồ bắt nguồn từ Bản Hồ. Ba suối này gặp nhau tại bản Dền tạo thành ngòi Bo đổ ra sông Hồng.

- Hệ thống suối thuộc khu vực sườn Tây Nam của VQG gồm có 2 suối chính: Suối Nậm Be (thuộc xã Mường Khoa, Huyện Than Uyên) bắt nguồn từ Phan Si Păng và suối Nậm Pao, Nậm Chăng (xã Thân Thuộc, huyện Than Uyên).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông (pinophyta) tại vườn quốc gia hoàng liên lào cai (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)