II Phân khu phục hồi sinh thái ha 12
B Đất nông nghiệp + Dân cư ha 1.862,
3.2.2. Lao động và tập quán
Tổng số người đến độ tuổi lao động trong khu vực chiếm 41,9% tổng số nhân khẩu.
Các dân tộc vùng cao có tập quán làm ăn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với loại hình lúa nước trên các ruộng bậc thang hẹp. Công cụ lao động đơn giản như cày cuốc dao phát… Trong diện tích đất nơng nghiệp khu Hồng Liên thì đất trồng lúa nước chiếm 24%, đất trồng lúa nương chiếm 6,5%. Ngoài sản xuất lương thực, đồng bào còn trồng thêm các loại đặc sản như Thảo quả, một số cây dược liệu và vài loại rau ăn.
Về cơ bản, hiện tại đa phần dân trong vùng đã định canh định cư, nhưng vẫn còn một số ít sống du canh du cư. Tập quán canh tác, sản xuất chủ yếu dựa vào độ phì tự nhiên sẵn có của đất, khơng sử dụng phân bón, kể cả phân hữu cơ là nguồn tại chỗ. Giống mới đã được đưa vào nhưng chưa được sử dụng rộng rãi, vì thế năng suất thấp, đời sống chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.
Hiện tượng du canh, phát nương làm rẫy đã làm giảm diện tích rừng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, nạn lửa rừng do con người gây ra, săn bắt động vật rừng lấy thực phẩm và bán lấy tiền (da, sừng, mật) làm dược liệu đã gây ra nhiều tổn thất cho rừng. Cùng với các hoạt động khác như khai thác gỗ, củi, lâm sản, dược liệu,… nên trở thành các mối đe dọa cho nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và mất rừng. Một điểm đáng mừng là đồng bào ở đây hàng năm có hội ăn thề bảo vệ rừng, đây là tập quán tốt cần có định hướng tốt và phát huy.