- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Kết quả điều tra cho thấy
4.3.8. Dẻ tùng sọc trắng
- Tên phổ thông: Dẻ tùng sọc trắng - Tên khác: Sam bông
- Tên khoa học: Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger. - Họ thực vật: Thông đỏ (Taxaceae)
Dẻ tùng sọc trắng là cây gỗ nhỏ, cao trung bình 6 – 10m, đường kính ngang ngực tới 0,5m, cây nhỏ tán thưa với cành hướng lên cao. Vỏ mảnh nứt màu nâu xám, đỏ da cam bên dưới. Lá mọc đối chéo chữ thập nhưng do gốc vặn nên xếp thành hai dãy. Lá hình dải hay hình mác, đơi khi hơi cong hình lưỡi liềm, dài 3 – 11cm, rộng 6 – 10mm, mặt trên màu xanh bóng thẫm, mặt dưới có hai dải lỗ khí phân biệt nằm giữa các dải xanh ở mép và hai bên dải xanh dọc thân giữa. Đỉnh lá nhọn. Nón cái mọc đơn độc từ nách lá của các cành mới, ở gốc có một vài đơi lá bắc mọc đối chéo chữ thập, áo hạt khi chín màu đỏ. Nón cái hình bầu dục và rủ xuống, dài 2 – 2,5cm, đường kính 1,3 – 1,5cm, có 4 vảy tồn tại ở gốc. Cuống dài 2cm. Nón đực mọc thành bông đơn độc hạy chụm lại ở nách lá gần đầu cành, dài 5 – 6,5cm. Hạt hình bầu dục - trứng ngược, dài tới 2,5cm [7], [17].
a) Đặc điểm phân bố
Tại VQG Hoàng Liên, qua điều tra tuyến chúng tôi phát hiện được 4 cá thể Dẻ tùng sọc trắng tại 1 tuyến duy nhất đó là Tả Van – Séo Mí Tỷ - Bản Hồ thuộc khu vực Bản Dền Thàng (tiểu khu 260), ở độ cao 1.800m so với mặt nước biển. Cây lớn nhất có D1.3=65cm, Hvn=27m.
b) Đặc điểm sinh thái
Trong phạm vi VQG Hoàng Liên, Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia) có phân bố hẹp, chỉ xuất hiện tại khu vực Bản Dền Thàng, mọc ở
dông núi và khe núi đá vơi có độ cao 1.800m, độ ẩm khoảng 50 – 70%. Loại rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp.
Loài này thường mọc hỗn giao với nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae) như Sồi đỏ (Lithocarpus corneus), Dẻ lá nhót (Lithocarpus eleagnifolius), Sồi xanh trắng (Quercus glauca); họ Côm (Elacocarpaceae) như Côm lông xám (Elaeocarpus griseo-puberulus); họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) như Ĩc tốt (Ostodes paniculata), Chịi mịi rừng (Antidesma
montanum); họ Long não (Lauraceae) như Chắp balansa (Beilschmiedia balansae), Bộp lông (Actinodaphne pilosa)…
c) Khả năng tái sinh
Do số lượng cây mẹ trưởng thành q ít nên khơng tiến hành lập ơ dạng bản trong tán và ngoài tán được. Thực tế điều tra bắt gặp 5 cá thể Dẻ tùng sọc trắng tái sinh tự nhiên và cả 5 cá thể này đều ở giai đoạn cây mạ. Dẻ tùng sọc trắng tái sinh tập trung quanh gốc cây mẹ. Từ thực tế đó có thể rút ra nhận xét là tại khu vực nghiên cứu Dẻ tùng sọc trắng tái sinh rất khó khăn, đó là áp lực rất lớn cho công tác bảo tồn và phát triển lồi cây thuộc ngành Thơng này.
- Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm: Tái sinh của loài Dẻ tùng sọc trắng đi
kèm với các loài cây lá rộng như lồi Ĩc tốt (Ostodes paniculata), Sồi đỏ (Lithocarpus corneus), Chân chim phansipăng (Schefflera hoi)… điều này
cũng phù hợp với tổ thành loài cây đi kèm trong tầng cây cao. Sự đi kèm này là cơ sở để đề xuất các biện pháp trồng rừng hỗn giao loài cây này trong tương lai phục vụ cho công tác bảo tồn hay trồng rừng.
- Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Dẻ tùng sọc trắng tại khu
vực nghiên cứu có tái sinh tự nhiên cả chồi và hạt. Thể hiện ở một số cây Dẻ tùng sọc trắng trưởng thành, cây già có tái sinh chồi phát triển tốt, đồng thời cây con tái sinh hạt phát triển tốt ở giai đoạn cây mạ (Phụ lục ảnh).
Kết quả điều tra tại VQG Hoàng Liên bao gồm 10 loài thực vật thuộc ngành Thông nhưng trong khuôn khổ đề tài tơi tập trung nghiên cứu đặc điểm
hình thái, phân bố, sinh thái và khả năng tái sinh tự nhiên của 8 loài ở trên đây. Cịn lồi Kim giao (Nageia fleuryi) và Dây gắm (Gnetum latifolium) chỉ thống kê số lượng cá thể trên các tuyến điều tra. Kim giao chỉ phát hiện được 3 cá thể cịn xót lại tại khu vực thơn Séo Trung Hồ, xã Bản Hồ. Cây lớn nhất có Hvn=7m và D1.3=19cm, cây nhỏ nhất có Hvn=4m và D1.3=11cm Chúng phân bố tại độ cao 1.674m. Dây gắm bắt gặp trên 2 tuyến Bản Cát Cát - Phansipăng và Tả Van - Séo Mí Tỷ - Bản Hồ với 2 cá thể. Chúng mọc ở độ cao khoảng 1.439m.