1.1.2 .Tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Trong luận văn này, năng lực cạnh tranh được tiếp cận theo khía cạnh sức mạnh nội tại của ngân hàng, là khả năng do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những ưu thế có sẵn của ngân hàng so với các ngân hàng thương mại khác để nâng cao vị thế về giá trị và thương hiệu của mình. Từ đó ngân hàng có khả năng tiếp cận, thu hút về một lượng lớn khách hàng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh và mở rộng thị phần, đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động có thể xảy ra.
Ngồi ra, NHTM cịn chịu sự quản lý chặt chẽ từ NHNN và là một trung gian để NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ. Do vậy, sức mạnh cạnh tranh của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ, tài chính của Chính phủ và NHNN. Ngồi ra, các NHTM cịn phải chịu sự chi phối của những qui định, chuẩn mực chung của tổ chức thế giới. Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống pháp luật, chuẩn mực quốc ra trong bối cảnh một nền kinh tế mở với nhiều biến động phức tạp.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại thương mại
1.2.2.1. Các nhân tố khách quan
Bao gồm những nhân tố thuộc về mơi trường pháp lý, điều hành chính sách vĩ mô của nhà nước, diễn biến của nền kinh tế và môi trường kinh doanh
- Hệ thống pháp luật, chính trị: Cạnh tranh trong điều kiện chịu sự chi phối mạnh mẽ của các chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước, chịu sự tác động khơng nhỏ của các chính sách tài khóa, của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự, luật cạnh tranh… Đặc biệt, còn chịu sự quản lý chặt chẽ từ NHNN và là một trung gian để NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ. Do vậy, sức mạnh cạnh tranh của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ, tài chính của Chính phủ và NHNN. Ngồi ra, các NHTM cịn phải chịu sự chi phối của những qui định, chuẩn mực chung của các tổ chức thế giới.
Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống pháp luật, chuẩn mực quốc tế, cũng như chính sách tiền tệ của NHNN sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy, chính sách tiền tệ phải được điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mơ, để kiểm sốt và kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ. Hỗ trợ tích cực cho mục tiêu kiểm sốt lạm phát từ phía chính sách tài khóa đó là việc giám sát, kiểm sốt chặt chẽ để nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Một thể chế chính trị ổn định và khung khổ pháp luật rõ ràng, đầy đủ, toàn diện và phải mang tính khả thi sẽ là cơ sở đảm bảo cho các NHTM hoạt động kinh doanh thuận lợi, cơng bằng, do đó năng lực cạnh tranh được đánh giá khách quan, cơng khai, minh bạch. Bên cạnh đó, cần rà sốt, điều chỉnh, bãi bỏ hàng trăm quy định, điều khoản trong các luật đang cản trở tự do kinh doanh, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
-Tình hình kinh tế: Các nhân tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất…ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM và làm xáo trộn tương quan sức mạnh cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Nội lực của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP là yếu tố đầu tiên của nền kinh tế trong nước ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Khi nền kinh tế ở giai đoạn tăng trưởng cao làm cho thu nhập của dân cư tăng và nhu cầu sử dụng các tiện ích từ sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên từ đó tác động đến khả năng mở rộng hoặc thu hẹp mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ngược lại khi nền kinh tế bị sa sút, suy thoái dẫn đến giảm tiêu dùng, giảm đầu tư toàn
xã hội, các khách hàng sẽ ít sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, làm cho hoạt động của ngân hàng bị co lại, thu nhập từ các hoạt động khác không đủ bù cho các hoạt động thiếu thận trọng, lúc này các ngân hàng thương mại có năng lực yếu kém hơn sẽ chịu sự tác động trực tiếp của quy luật đào thải.
Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô thông qua các chỉ tiêu như chỉ số lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế… Độ mở cửa của nền kinh tế thể hiện qua các rào cản, sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp, sự gia tăng trong hoạt động xuất nhập khẩu, sự phát triển của thương mại, mức độ mở cửa và tự do hoá ngày càng cao, theo đà phát triển kinh doanh của các công ty đa, xuyên quốc gia các chủ thể tiềm năng từ nước ngoài sẽ xâm nhập thị trường.
*Các nhân tố quốc tế:
Trong xu thế hội nhập tồn cầu hóa, sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh là các NHTM nước ngồi khơng chỉ làm cho thị phần của các NHTM trong nước bị thu hẹp mà còn tạo ra áp lực buộc các ngân hàng trong nước phải đổi mới toàn diện để hướng tới sự hài lòng cho khách hàng khi được trải nghiệm đồng nhất các dịch vụ ngân hàng hiện đại từ các đối thủ cạnh tranh là ngân hàng nước ngồi. Để đạt được thì địi hỏi các NHTM trong nước phải có những định hướng chiến lược như kích thích tiền gửi từ phía người dân và từ phía doanh nghiệp từ các chính sách ưu đãi của ngân hàng, phải đổi mới và ứng dụng các công nghệ mới nhất vào các sản phẩm, dịch vụ, nâng cao các mảng nghiệp vụ như bán hàng, marketing, dịch vụ và xử lý yêu cầu của khách hàng....để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng.
1.2.2.2. Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan của NH được đánh giá qua các tiêu chí như năng lực tài chính, năng lực hoạt động, năng lực quản lý điều hành, nguồn nhân lực, năng lực công nghệ, mức độ đa dạng của sản phẩm và dịch vụ và mạng lưới chi nhánh, góp phần tạo sức mạnh nội lực cho NHTM. Nếu một NH có thể phát huy tối đa sức mạnh của các yếu tố trên, kết hợp với việc nắm bắt thông tin về các đối thủ mới gia nhập, thận trọng với các đối thủ hiện tại. Mặc dù, các NHTM luôn đứng ở thế cạnh tranh gay gắt với nhau để mở rộng thị phần, giành lấy khách hàng nhưng do các NHTM cạnh tranh với nhau
trong mối quan hệ biện chứng của các bộ phận hợp thành hệ thống, tính hệ thống buộc các ngân hàng thương mại phụ thuộc lẫn nhau. Vì thế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình thì giữa các ngân hàng phải có sự hợp tác, liên kết với nhau để thực thi các chức năng có tính hệ thống như thanh tốn bù trừ, cung cấp thông tin khách hàng cho nhau để giảm thiểu rủi ro khách hàng có những biểu hiện gian lận, ngăn chặn những tác động xấu ảnh hưởng đến cả hệ thống.
Nói cách khác, các NHTM một mặt cạnh tranh nhau, một mặt hỗ trợ nhau, cứu nguy cho nhau chứ không phải cạnh tranh để tiêu diệt nhau. Để đảm bảo tính ổn định, minh bạch và giảm thiểu rủi ro của cả hệ thống tránh sự sụp đổ của ngân hàng này kéo theo sự sụp đổ của ngân hàng khác sụp đổ. Có thể nói, sự cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng không đồng nghĩa với việc triệt hạ đối thủ mà chính là sự lớn mạnh của đối thủ là tiền đề để tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển.
1.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói nhận thức hội nhập phản ánh một cách khá trung thực khả năng hội nhập của các NHTM Việt Nam, nếu nhận thức về hội nhập không đầy đủ, khơng đúng hoặc chưa có nhận thức về hội nhập, chắc hẳn trước những cơ hội và thách thức của hội nhập, các NHTM trong nước sẽ khó tránh khỏi những thiệt hại do q trình hội nhập mang lại. Điều này đòi hỏi, các ngân hàng thương mại trong nước phải nắm bắt được thời cơ, và có những biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Q trình cạnh tranh ln mang lại thuận lợi và những khó khăn khơng lường trước được đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Khi trên thị trường có quá nhiều các NHTM và các tổ chúc tài chính khác đang tìm mọi cách giành lấy khách hàng để tăng thị phần thì việc làm thế nào để làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng là một thách thức lớn đối với các nhà quản lý. Ngày nay, khách hàng có điều kiện để so sánh, đánh giá và đưa ra quyết định lựa chọn ngân hàng nào thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của họ và họ cũng sẽ sẵn sàng dịch chuyển đến một ngân hàng khác có nhiều sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.
Tóm lại, các ngân hàng cần xây dựng được một chiến lược kinh doanh bền vững, có kế hoạch lâu dài về năng lực tài chính, cung cấp các dịch vụ vượt trội cho khách hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thơng qua trình độ u cầu tuyển dụng, chính sách đào tạo, bồi dưỡng trong quá trình sử dụng lao động cũng như các chính sách thu hút nhân tài. Chất lượng nguồn nhân lực quyết định khả năng tiếp cận và nhu cầu đầu tư để sử dụng, ứng dụng công nghệ cho các NHTM. Các NHTM có trình độ ứng dụng cơng nghệ cao thường u cầu trình độ nhân sự cao. Trình độ ứng dụng cơng nghệ là yếu tố tạo ra sự đa dạng các sản phẩm cho các NHTM. Có thể nói q trình hội nhập quốc tế tạo ra động lực để các ngân hàng thương mại nâng cao năng lực của mình trong diều kiện cạnh tranh mãnh liệt.