Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 97 - 104)

1.1.2 .Tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

3.3. Kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Nâng cấp hạ tầng cơ sở ngân hàng: Hệ thống pháp lý và các chuẩn mực về kế toán và kiểm toán phải được nâng cấp để thực hiện Basel II. Hiện tại, hệ thống luật liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng của Việt Nam chưa cập nhật so với các quy định mới trong Basel. Hệ thống kế toán ngân hàng cũng cần phải được cải cách theo các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là các vấn đề phân loại nợ theo chất lượng, mức độ rủi ro, trích lập dự phịng rủi ro, hạch tốn thu nhập, chi phí.

Đào tạo và phát triển một văn hóa giám sát mới: Basel II buộc các cơ quan giám sát ngân hàng phải học các kỹ thuật đo lường và quản lý rủi ro mới nhưng quan trọng hơn, sẽ cần phải thay đổi văn hóa giám sát từ việc kiểm tra tuân thủ sang đánh giá rủi ro. NHNN với vai trị là một cơ quan giám sát cần tích cực hướng dẫn, đơn đốc các NHTM sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu vốn tối thiểu đối với hệ thống quản trị rủi ro áp dụng tại ngân hàng, bao gồm hệ thống kiểm soát, kiểm tốn nội bộ, hệ thống quản lý tài sản có, tài sản nợ, quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường. Những yêu cầu tối thiểu mà các ngân hàng cần đạt được chính là điều kiện tiên quyết giúp cơ quan giám sát nhà nước chấp thuận việc sử dụng hệ thống quản trị rủi ro tương ứng của ngân hàng.

NHNN cần đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình thanh tra, giám sát đi đơi với hồn thiện các quy định an toàn, các biện pháp thận trọng trong hoạt động ngân hàng; các quy định, chính sách quản lý các loại hình TCTD và hoạt động ngân hàng phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng và trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của ủy ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng (Hiệp ước

Basel năm 1988- Basel I), từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo Hiệp ước vốn mới (Basel II, Basel III).

Nâng cao hiệu quả cơng tác thanh tra, kiểm sốt, giám sát ngân hàng: Theo hiệp ước Basel, NHNN đóng vai trị là cơ quan giám sát ngân hàng giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm cả mạng lưới các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài cũng như ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Vì vậy, NHNN được quyền chủ động rất lớn, bao gồm chủ động trong việc đưa ra quy định chi tiết cho toàn hệ thống, cấp phép hoặc ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng khi muốn lựa chọn một phương pháp đánh giá rủi ro, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với TCTD khi phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép. Để đảm nhiệm được trách nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước cần xóa bỏ các ưu đãi, đặc quyền đối với hệ thống tài chính ngân hàng trong nước. Nghiêm túc xem xét việc bãi bỏ các văn bản, quy phạm có tính chất bảo hộ với các ngân hàng thương mại trong nước, để các ngân hàng đảm bảo tính chất cạnh tranh lành mạnh, làm động lực các ngân hàng thương mại Việt Nam phải thay đổi. Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra các quy định để đẩy nhanh, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam.

Ngân hàng nhà nước cần hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phân tích nợ xấu, hỗ trợ, đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đặc biệt với các khoản nợ lớn từ các Tập đoàn kinh tế nhà nước. Ngoài ra, cần giám sát và quản lý chặt chẽ các hoạt động tín dụng lớn từ phía các ngân hàng thương mại để hạn chế xảy ra nợ xấu. Đối với các ngân hàng thương mại hoạt động kém hiệu quả, nợ xấu cao, làm ăn thua lỗ kéo dài cần có phương án thay đổi nhân sự quản lý, kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh, nhằm hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra. Cần lưu ý, đặc biệt đến việc đóng cửa các tổ chức tín dụng, xử lý các trường hợp mua lại

ngân hàng 0 đồng, vì việc này làm ảnh hưởng lớn tới hệ thống ngân hàng Việt Nam. Có thể gây các bất ổn và các cú đột biến lớn trong hệ thống tài chính.

Cần xây dựng khung khổ pháp lý toàn diện và thống nhất về hệ thống Quản lý rủi ro trong NHTM Việt Nam thông qua việc nhanh chóng hồn thiện và đi vào có hiệu lực đối với dự thảo Thông tư quy định về hệ thống Quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, làm cơ sở để các NHTM xây dựng hệ thống QTRR của riêng mình. Đồng thời, NHNN Việt Nam cần xây dựng lộ trình cụ thể về thời gian áp dụng Basel II trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước đã triển khai, trong đó nhấn mạnh tới việc phân loại ngân hàng trong triển khai Basel II. Mặc dù áp dụng Basel II là cần thiết và được xác định trong Chiến lược phát triển ngành ngân hàng 2011 – 2020, nhưng đối với một số ngân hàng có quy mơ nhỏ, đây có thể là giai đoạn khó khăn trong khoảng thời gian từ nay đến 2020.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích các định hướng phát triển của VietinBank trong giai đoạn 2013- 2017 và nghiên cứu xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện các nhân tố bên trong của VietinBank nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, bền vững của ngành Ngân hàng trong giai đoạn tới, luận văn đã đưa ra các giải pháp trọng tâm như: tăng quy mô vốn điều lệ, đầu tư phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác với các ngân hàng nước ngồi,…Đây cũng là những yếu tố khơng thể thiếu nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Dựa vào những phân tích đã trình bày, từ đó đưa ra một số kiến nghị về phía Chính phủ và Ngân hàng nhà nước nhằm mục đích hỗ trợ, đưa ra định hướng cho VietinBank nói riêng, tạo lập được mơi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả cao trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng đối với việc mở rộng thị trường dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng tại Việt Nam. Bên cạnh những cơ hội, q trình hội nhập nói chung trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng tiềm ẩn khơng ít rủi ro và thách thức, địi hỏi hệ thống ngân hàng không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, để không chỉ đứng vững, mà cịn khẳng định vị trí của mình trong khu vực và quốc tế.

Việc xác định và tận dụng tốt cơ hội cũng như ứng phó hiệu quả thách thức mà quá trình hội nhập đem lại là điều kiện then chốt để không chỉ các NHTM, mà cả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động ứng phó với nhiều tình huống có thể xảy ra, khi áp lực từ mơi trường kinh tế quốc tế bên ngoài ngày một gia tăng dưới tác động của hội nhập, từ đó, tạo nền móng cho sự phát triển bền vững của khu vực ngân hàng Việt Nam.

Luận văn đã giải quyết vấn đề nghiên cứu được đặt ra, tổng hợp và đưa ra định nghĩa cụ thể về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Từ đó, cịn khái niệm hóa cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh: năng lực cạnh tranh của NHTM được hiểu

là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế theo nhiều phương thức khác nhau trong một thị trường nhất định tìm mọi biện pháp chiếm lĩnh thị trường giành giật khách hàng trong việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao với chi phí thấp so với các NHTM khác, phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng; đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động của môi trường kinh doanh.

Với mục đích nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của VietinBank, luận văn đưa ra được lý thuyết tổng hợp về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, khái niệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại – mở ra hướng nghiên cứu sâu rộng hơn cho các luận văn, luận án về sau. Đồng thời, luận văn cho thấy được vị thế cạnh tranh của VietinBank trong giai đoạn từ 2013-2017, đánh giá

được vị thế cạnh tranh của VietinBank trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Đưa ra được các cơ hội, thách thức và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong thời kỳ hội nhập. Chương 1, luận văn đã hệ thống và trình bày những lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM, các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM, đó là cơ sở để đánh giá năng lực cạnh tranh của VietinBank. Chương 2, luận văn đã nêu lên được năng lực cạnh tranh của VietinBank trong vị thế so sánh với một số NHTM khác để qua đó chỉ ra được những điểm mạnh, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ấy. Thơng qua đó, chương 3 luận văn đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại và phát huy những thế mạnh sẵn có của VietinBank.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tô Ngọc Hưng 2009, Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

Nguyễn Thị Quy 2005, Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại

trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

Nguyễn Thị Mùi 2006, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội.

Peter S.Rose 2004, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. Lý Hồng Ánh và những người khác 2013, Ứng dụng các sản phẩm tài chính

hiện đại trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam, Lao động xã hội, Hà Nội.

Lê Đình Hạc 2006, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ,

Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

Hoàng Nguyên Khai 2014, Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần

Ngoại thương Việt Nam trên thị trường Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học

Ngân hàng TPHCM.

Đường Thị Thanh Hải 2015, ‘‘Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam“, Tạp chí Tài chính, số 30 (tháng 6/2015, trang 24 – 30) TS Vũ Hồng Thanh 2016, “Ngân hàng số - Hướng phát triển mới cho các ngân hàng thương mại Việt Nam“, Tạp chí Ngân hàng, số 21(Tháng 11/2016, trang 32 –

40).

Ngọc Hương 2016,“ VietinBank tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia“, Tạp chí Thơng tin VietinBank, số 10 (tháng 10/2016, trang 14 – 15).

Bùi Kim Yến 2016, “Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập“, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 30(40) (Tháng 9 – 10/2016, trang 28 - 29).

Trịnh Thị Ngà 2010, Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Thương

mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Đinh Duy Đông 2007, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới“, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 10 (tháng 7/2017, trang 24 – 26)

PGS.TS Nguyễn Thị Mùi 2016, “Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại gắn với xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực tài chính“, Tài chính Kinh tế tài chính Việt Nam, số 5[8] (tháng 10/2016, trang 40 – 48)

TS Đào Minh Phúc 2016, “ Hội nhập quốc tế với phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam“, Tạp chí Ngân hàng, số 11 (tháng 6/2016, trang 8 – 12).

TS Vũ Xuân Thanh 2016, “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thống kê Tiền tệ - Ngân hàng“, Tạp chí Ngân hàng, số 14 (tháng 7/2016, trang 5 – 9).

Ngân hàng nhà nước 2013-2017, Báo cáo thường niên 2013-2017, truy cập tại <https://www.sbv.gov.vn>

VietinBank 2013-2017, Báo cáo thường niên 2013-2017, truy cập tại

<investor.vietinbank.com.vn>

Frank Heid 2007, “The cyclical effects of the Basel II capital requirements”,

Journal of Banking and Finance 31

Micheal Porter 1990, The competitive Advantage of Nation, The Free Press, page 10 Các website: https://www.sbv.gov.vn/ http://www.gso.gov.vn/ http://investor.vietinbank.com.vn/ http://enternews.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)