Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 34 - 39)

1.1.2 .Tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh

lĩnh vực ngân hàng và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

1.3.1.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Trung Quốc mại Trung Quốc

Ngày 10/12/2001, Trung Quốc gia nhập WTO, đứng trước những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập mang lại và để tăng khả năng cạnh tranh Trung Quốc đã đưa ra chiến lược phát triển các thể chế tài chính lành mạnh khơng bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh gay gắt bởi các đối tác ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, Trung Quốc đã cổ phần hóa 4 NHTM lớn là Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc. Bên cạnh việc khuyến khích các ngân hàng này bán cổ phiếu trên thị trường trong và ngoài nước để tăng vốn và nâng cao năng lực quản lý, Trung Quốc cịn đưa ra các tiêu chuẩn kế tốn quốc tế cho các ngân hàng nhằm cải cách hệ thống ngân hàng, đưa ra các mức lãi suất về sát với cung cầu thị trường để tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng tài sarn cho các ngân hàng này.

Tháng 6/2004, 2 ngân hàng là Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc đã xử lý 300 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 36,2 tỷ USD0 nợ khó địi, giảm tỷ lệ nợ xấu từ 5,16% xuống còn 3,74% và chuẩn bị cho lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng.

Tháng 5/2006, Ngân hàng Công thương Trung Quốc cũng bán cổ phiếu ra công chúng và trở thành ngân hàng Trung Quốc có tỷ lệ vốn đầu tư nước ngồi cao nhất, chiếm khoảng 8,89% vốn điều lệ. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng này cũng được tăng lên đến 10,26% và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 4,43%, gần tới mức 1-2% của các NHNNg.

Chính phủ Trung Quốc yêu cầu các NHTM quốc doanh tự hoạch định kế hoạch tăng vốn điều lệ để đạt tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Hiệp nghị Basel là 8%. Các ngân hàng phải thông qua các khâu cơng tác như tính tốn tỷ lệ vốn theo quy định, thực hiện kiểm tra, giám sát và công khai thông tin để đưa rủi ro thị trường vào khung giám sát và quản lý vốn.

Tháng 8/2006 Ngân hàng Hong Kong (HSBC) đã đầu tư tới 14.5 tỉ NDT, chiếm 19.9% cổ phần vào Ngân hàng Giao thơng Trung Quốc, tiếp đó là ngân hàng Mỹ, ngân hàng Singapore cũng lần lượt đầu tư vào Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc. Đến nay các NHTM lớn khác của Trung Quốc như Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Công Thương đều thu hút được đầu tư từ các ngân hàng lớn của nước ngoài tiến hành kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhất là phát hành thẻ tín dụng, dịch vụ tài chính cá nhân....

1.3.1.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Nhật Bản

Vào cuối năm 1996, Chính phủ Nhật Bản cơng bố kế hoạch cải tổ sâu rộng ngành ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh, mở cửa và hội nhập quốc tế. Kế hoạch này được gọi là Kế hoạch Đại cải (Big Bang), trong đó có mục tiêu trợ giúp tài chính cho kế hoạch hợp nhất giữa các ngân hàng, trợ giúp vốn cho các ngân hàng yếu nhưng có khả năng tồn tại, quốc hữu hóa những ngân hàng khơng thể tồn tại.

Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Nhật Bản cũng đã lập nên những quỹ huy động cổ phiếu để các NHTM có thể bán các khoản tồn trữ cổ phiếu của mình, song song với việc giải tỏa lượng cổ phiếu khổng lồ này qua các kênh tự do. Nhờ đó, lượng cổ phiếu mà các NHTM nắm giữ cũng giảm đáng kể, đem lại cho những ngân hàng này một lượng vốn mới để đầu tư. Ngoài ra, sự kiện mới đây nhất là vụ sáp nhập của hai tập đồn tài chính khổng lồ của Nhật để hình thành nên tập đồn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới. Đó là sự kiện UFJ Holdings và Mitsubishi-Tokyo Financial Group (MTFG) kết hợp lại thành một. Tập đồn tài chính mới này hứa hẹn sẽ đem lại cho ngành Ngân hàng Nhật Bản nói riêng và nền kinh tế Nhật nói chung một động lực mới để phát triển và cạnh tranh .

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với NHTMCP Công thương Việt Nam

Nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong giai đoạn đổi mới và hội nhập với thương mại thế giới. Mỗi một quốc gia, mỗi một NHTM, tùy vào thực trạng của chính mình mà sử dụng các biện pháp để thích ứng. Cụ thể:

- Nợ xấu đang luôn được coi là mối lo ngại hàng đầu của ngành ngân hàng, vấn đề ưu tiên của các NHTM hiện nay là giảm nợ xấu, nợ xấu cần phải được tiếp tục xử lý một cách thực chất. Tuy nhiên, do nợ xấu được hình thành từ hai chủ thể khác nhau: nợ xấu của TCTD và nợ xấu của nền kinh tế. TCTD cho khách hàng vay, và khi các khoản cho vay này khó thu hồi thì TCTD coi là nợ xấu. Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế suy thoái, thị trường bất động sản và chứng khoán suy yếu...người vay gặp nhiều khó khăn, khơng hoặc chưa trả nợ được làm gia tăng nợ xấu. Cho nên, xử lý nợ xấu thực chất, phải là qua các biện pháp tác động tới khách hàng vay, những cá nhân và tổ chức khác trong nền kinh tế, nhằm khơi phục lại hoạt động, từ đó có thu nhập để trả nợ. Việc bán nợ cho Công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) chưa phải là đã được xử lý một cách triệt để.

- Sáp nhập và hợp nhất ngân hàng: mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam đã làm tròn vai trị lưu thơng tiền tệ cho tồn bộ nền kinh tế, song sự tăng trưởng của hệ thống trong thời gian qua chỉ tăng về mặt số lượng, chất lượng chưa được cải thiện nhiều, khả năng quản trị của ngân hàng cịn khá yếu, trong q trình quản trị điều

hành, các NHTM thường có sự khác nhau về cơ chế hoạt động và giám sát hoạt động, điều này thể hiện qua phân cấp, phân quyền trong quản lý hoạt động, tùy theo chất lượng nguồn nhân lực, đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước trong việc huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho nên, cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng trong q trình sử dụng lao động cũng như chính sách thu hút nhân tài.

-Các NHTM cần có trình độ ứng dụng cơng nghệ cao. Vì đây là yếu tố tạo ra sự đa dạng các sản phẩm cho các NHTM.

-Nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng, cho hệ thống.

-Mở rộng thị phần bằng cách tăng quy mơ vốn, đa dạng hóa danh mục và dịch vụ, tạo thêm tiện ích cho khách hàng, mở rộng các điểm giao dịch mới ở những nơi dân cư mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1, đề tài đã tổng hợp và trình bày khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của NHTM nói riêng. Qua đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc nghiên cứu nhận thức là điều cần thiết để có một cái nhìn khái quát về nhận thức và sự sẵn sàng hội nhập của các NHTM. Nếu nhận thức không đầy đủ về hội nhập, khơng đúng hoặc chưa có nhận thức về hội nhập thì chắc chắc đứng trước những cơ hội và thách thức thì các NHTM trong nước khó tránh khỏi những thiệt hại về thị trường cũng như về nguồn nhân lực. Các NHTM hiện nay cần phải phát huy những thế mạnh sẵn có của mình, nắm vững những quy định của nhà nước, liên kết hợp tác với các NHTM khác để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Ngày nay, khách hàng là những người tiêu dùng thông minh, nếu các ngân hàng thương mại không đổi mới để đáp ứng những nhu cầu đa dạng từ phía khách hàng và áp lực từ phía các đối thủ cạnh tranh thì khơng thể tồn tại. Vì vậy, ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đang từng bước để hồn thiện mình để trở thành là ngân hàng đứng đầu trong cả nước. Những cơ sở lý luận đề cập trong chương 1sẽ là cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về ngân hàng Thương mại Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)