Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 75)

VietinBank tiếp tục là NHTM có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lớn nhất Việt Nam, trong khi tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,96% dư nợ cho vay khách hàng và chiếm 0,8% dư nợ tín dụng, thấp nhất Ngành Ngân hàng.

Tuy nhiên, không đồng vốn nào được bổ sung trong vòng 5 năm , chỉ đạt ở mức 37.234 tỷ đồng. Cho thấy, VietinBank có phần hạn chế khi "cửa" tăng vốn qua phát hành riêng lẻ khó có thể thực hiện. Lý do là sở hữu Nhà nước tại VietinBank đã xuống mức tối thiểu 65%, dư địa cho việc phát hành không còn, tỷ lệ an toàn vốn của VietinBank đang "chạm ngưỡng nguy hiểm".

Bên cạnh đó, tỷ lệ CAR công bố của VietinBank đã ở gần với mức quy định, cho thấy khả năng chống đỡ rủi ro của VietinBank chưa tốt.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2015, 2016 của VietinBank đã thông qua giao dịch sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) vào VietinBank. Tuy nhiên, ngày16/6/2017, PG Bank đã có công văn gửi VietinBank chính thức đề xuất dừng thực hiện giao dịch sáp nhập. Điều này sẽ gây khó khăn cho VietinBank trong quá trình tăng vốn. Tuy nhiên, VietinBank vẫn có thể tăng vốn cấp 2 nhưng

2013 2014 2015 2016 2017 VietinBank 1.40% 1.20% 1% 1% 1% Vietcombank 0.99% 0.88% 0.85% 0.94% 1% BIDV 0.78% 0.83% 0.79% 0.67% 0.63% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% ROA % VietinBank Vietcombank BIDV

việc này hiện đã trở nên khó khăn hơn. Do đó, ngân hàng cũng cần tăng vốn cấp 1 nhưng do tỷ lệ đầu tư nước ngoài đã đầy (30%) và tỷ lệ sở hữu nhà nước hiện là 64,46% (đã thấp hơn mức tối thiểu là 65%). Đây sẽ là vấn đề khá phức tạp và là nhiệm vụ khó khăn của VietinBank trong thời gian tới.

Bảng 2.3. Tỷ lệ an toàn vốn CAR của BIDV, Vietcombank, Vietinbank trong giai đoạn 2013-2017

Đơn vị tính: %

STT Ngân hàng 2013 2014 2015 2016 2017

1 BIDV 10,23 9,27 9,81 9,9 >9

2 Vietinbank 13,2 10,4 10,6 10,4 10

3 VCB 13,13 11,61 11,04 11,13 11,63

Nguồn: tổng hợp báo cáo thường niên của các ngân hàng trong giai đoạn 2013-2017.

Và cũng chính lý do không sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) vào VietinBank, mà tổng tài sản của VietinBank trong giai đoạn 2014 – 2017 đứng sau BIDV, chiếm thị phần đứng thứ 2 trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Sức tăng của tổng tài sản các ngân hàng thương mại trong giai đoạn này là do chủ trương kích cầu tín dụng, thúc đẩy nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ

ROE của VietinBank trong giai đoạn 2014-2017 sụt giảm mạnh so với trước đó, giai đoạn từ năm 2013 trở về trước, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động khiến chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào giảm mạnh do hệ thống các TCTD tích cực giảm lãi suất để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và nền kinh tế. ROE giảm sẽ làm giảm khả năng thu hút vốn mới cho ngân hàng, vì thế việc duy trì vị thế cạnh tranh của VietinBank bị ảnh hưởng, đặc biệt trong giai đoạn này, VietinBank đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ, nói một cách chính xác, vốn điều lệ sẽ hỗ trợ cho ngân hàng về điều kiện mở rộng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số tài chính theo chuẩn mực quốc tế như Basel II.

Biểu đồ 2.10. Quy mô tổng tài sản của BIDV, Vietinbank, Vietcombank giai đoạn 2013-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: tổng hợp báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng trong giai đoạn 2013-2017.

Ngoài ra, ROE sụt giảm còn làm hạn chế khả năng tích lũy của ngân hàng trong việc tăng vốn chủ sở hữu, dẫn đến việc khó khăn trong lộ trình gia tăng tài sản của ngân hàng. Theo đó, VietinBank cũng đã kiến nghị được giữ lại lợi nhuận hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2017, cũng như xem xét bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng từ các nguồn vốn khác, như từ Quỹ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp.

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2013 2014 2015 2016 2017 VietinBank Vietcombank BIDV

Biểu đồ 2.11. Chỉ số ROE của BIDV, Vietcombank, Vietinbank trong giai đoạn 2013-2017.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: tổng hợp báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng trong giai đoạn 2013-2017.

Nợ xấu tại Vietinbank đến ngày 31/12/2017 là 9.011 tỷ đồng, tăng 52 tỷ đồng so với con số trên BCTC tự lập của ngân hàng và tăng 29% so với thời điểm đầu năm. Cuối năm 2017 đã hé lộ tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhiều con số ngành ngân hàng tự báo cáo. Tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng là 9,5% - cao hơn gấp ba lần con số "dưới 3%" mà Ngân hàng Nhà nước báo cáo là "nợ xấu nội bảng". Mặc dù vậy, theo Ủy ban giám sát, tỷ lệ này đã giảm mạnh từ con số 11,5% trước đó.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối quý II, các tổ chức tín dụng đã xử lý hơn 138.000 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42. Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng đạt 70.230 tỷ (chiếm 50,8%), xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán gần 21.600 tỷ đồng (chiếm 15,6%) và xử lý các khoản

2013 2014 2015 2016 2017 VietinBank 13.70% 10.50% 10.30% 11.60% 12.02% Vietcombank 10.39% 10.66% 12.07% 14.74% 18.14% BIDV 13.80% 15.27% 15.50% 14.41% 14.82% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 20.00% ROE % VietinBank Vietcombank BIDV

nợ xấu đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt gần 46.500 tỷ đồng (chiếm 33,6%).

Hình 2.2. Quy mô nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cuối năm 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 luận văn đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của VietinBank trong vị thế so sánh với một số ngân hàng khác trong cùng hệ thống ngân hàng thương mại như Vietcombank, BIDV,…

Giai đoạn 2013 - 2017 là giai đoạn kinh tế thế giới và Việt Nam đang có những bước chuyển biến tích cực, phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khoảng thời gian này, VietinBank đã và đang cố gắng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, từ đó bắt kịp với nhịp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. VietinBank thực hiện nhiều biện pháp nhằm gia tăng nguồn vốn, nâng cấp và củng cố hệ thống công nghệ ngân hàng, xây dựng đội ngũ nhân sự đáp ứng được phẩm chất, kiến thức và kỹ năng, tăng cường học hỏi, đào tạo khả năng quản lý, quản trị rủi ro, đầu tư phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở rộng mạng lưới giao dịch, xây dựng một thương hiệu mạnh trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

VietinBank đã đạt được những kết quả khả quan, phát triển an toàn, bền vững, hướng đến chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tiếp tục giữ vững vị trí là đơn vị dẫn đầu ngành ngân hàng về quy mô, hiệu quả hoạt động và tốc độ tăng trưởng.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 3.1. Định hướng hoạt động của ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam đến năm 2020

3.1.1. Định hướng nhiệm vụ trọng tâm của VietinBank đến năm 2020

Thực hiện có kết quả đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020, không ngừng chuẩn hóa toàn diện mọi mặt hoạt động, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị điều hành theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường.

• Mục tiêu trung, dài hạn của VietinBank là trở thành Tập đoàn tài chính có quy mô lớn với hiệu quả hoạt động tốt nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam vào năm 2020. VietinBank đã xác định những trọng tâm chiến lược trong giai đoạn tiếp theo là tiếp tục tăng trưởng kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng, tiếp tục tự động hóa dịch vụ với tiện ích cao, cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt chú trọng dịch vụ thanh toán ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại; nâng cao năng lực tài chính, tăng cường hiệu quả hoạt động ngân hàng và công ty con, công ty liên kết; cải thiện năng suất lao động, quản trị hiệu quả chi phí.

• Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, VietinBank không chỉ theo đuổi mục tiêu kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng lợi nhuận mà hướng đến mục tiêu gắn sự phát triển với kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần cùng Đảng, Chính phủ thực hiện cải thiện môi trường xã hội, xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững. Bên cạnh đó, VietinBank sẽ nâng cao năng lực tài chính, con người, công nghệ... để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của ngân hàng cũng như toàn xã hội. Trong năm 2018, VietinBank phấn đấu tiếp tục là ngân hàng đi đầu thực hiện nghĩa vụ với cộng đồng, triển khai các dự án và công trình an sinh xã hội, thể hiện đúng triết lý “Nâng giá trị cuộc sống”.

• Kế hoạch trung hạn 2018 - 2020, hướng tới tầm nhìn và mục tiêu trung hạn trở thành tập đoàn tài chính có quy mô lớn với hiệu quả hoạt động tốt nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam vào năm 2020. Để hiện thực hóa điều này, VietinBank định hướng phát triển theo chiều sâu, tập trung đẩy mạnh hiểu quả, cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động.

• HĐQT, Ban Điều hành, Giám đốc khối, trưởng phòng/ban Trụ sở chính, giám đốc chi nhánh cần đổi mới sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, điều hành chủ động hiệu quả, giám sát với diễn biến thị trường và mục tiêu kinh doanh trung hạn, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh doanh 2018, năm đánh dấu chặng đường 30 năm phát triển của VietinBank.

• Giai đoạn 2018 - 2020, HĐQT VietinBank đã phê duyệt 5 chủ điểm chiến lược kinh doanh toàn hệ thống, phát triển hoạt động kinh doanh bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, tăng trưởng thu phí dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm, dịch vụ thanh toán và nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị chi phí hiệu quả. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm của năm 2018 là tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, tăng trưởng có chọn lọc, tăng trưởng gắn với hiệu quả, cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tăng thu dịch vụ và thu ngoài lãi, cải thiện cơ cấu thu nhập.

• Với diễn biến tương đối khả quan của nền kinh tế vĩ mô và định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh VietinBank cần bám sát vào chiến lược và kế hoạch kinh doanh của VietinBank, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả bền vững.

3.1.2. Xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam thương mại Việt Nam

Là một thành viên kết nạp sau của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã từng bước mở cửa hội nhập trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng với các nước trong khu vực và thế giới. Tới nay, các ngân hàng nước ngoài được phép hiện diện tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh với số vốn góp nước ngoài không vượt

quá 50% vốn điều lệ, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hệ thống tài chính - ngân hàng cạnh tranh và mở cửa là một trong những tiền đề hỗ trợ hiệu quả cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là lý do khiến xu thế hội nhập quốc tế của ngành Ngân hàng ngày càng phổ biến và lan rộng. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận trong việc tiếp cận nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm chuyên gia… xu thế hội nhập cũng đặt ra không ít thách thức cho ngành Ngân hàng trong quá trình điều chỉnh và cải cách để tiến đến một hệ thống ngân hàng phát triển bền vững và ổn định. Xu hướng nâng cao năng lục cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại được mở ra trong quá trình hội nhập quốc tế như sau:

- Xu hướng nâng cao tiềm lực vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Vốn chủ sở hứu là công cụ thiết yếu đối với ngân hàng trong việc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như là tấm đệm dự phòng rủi ro trước những biến cố của thị trường. Thị trường tài chính Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ cả về phương thức và cơ chế hoạt động, các sản phẩm dịch vụ cung cấp trong tương lai… Với những yêu cầu và tiêu chuẩn ngày càng cao đặc biệt là vốn để thực hiện hoạt động này, những ngân hàng có tiềm lực tài chính tốt sẽ có cơ hội lớn để củng cố, gia tăng thị phần trong tương lai, cải thiện kết quả trong kinh doanh và sau cùng nâng cao sức khỏe tài chính. Để mở rộng tiềm lực vốn chủ sở hữu, các ngân hàng có thể áp dụng một số hình thức: Huy động vốn từ các cổ đông hiện hữu, xin ý kiến cổ đông cắt giảm cổ tức để tăng lợi nhuận giữ lại tái đầu tư trong giai đoạn vô cùng quan trọng trước mắt.

- Tăng cường năng lực quản trị các ngân hàng thương mại. Để thực hiện điều này, cơ quan quản lý cần thúc đẩy và khuyến khích các ngân hàng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại. Dưới ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới 2008, nhiều ngân hàng ở Việt Nam đã phải gánh chịu các khoản thua lỗ rất lớn do không quản lý tốt. Ngân hàng cần áp dụng những kỹ thuật quản lý mới

để đo lường rủi ro và áp dụng những biện pháp phòng ngừa rủi ro mới như: sử dụng khe hở nhạy cảm của lãi suất, khe hở thời lượng, các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tài chính phát sinh như hợp đồng quyền chọn để quản lý và phòng chống rủi ro lãi suất. - Xu hướng đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng kịp thời các nhu cầu cần thiết của khách hàng. Dưới áp lực cạnh tranh các ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng đã tạo ra hàng loạt các sản phẩm dịch vụ tài chính, đặc biệt là các sản phẩm về ngân hàng bán lẻ hiện còn đang rất hạn chế, phục vụ cho các đối tượng khách hàng. Có thể thấy, các ngân hàng nước ngoài có thế mạnh về chất lượng phục vụ và đa dạng dịch vụ sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng - là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp, cá nhân trong nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng thị phần của các ngân hàng ngoại và sự sụt giảm thị phần của các ngân hàng nội địa. Việc cần thiết hiện nay là các ngân hàng cần tập trung nỗ lực để đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng, thu hút được khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

- Xu hướng xây dựng chiến lược phát triển nhân sự chất lượng cao, ổn định, có chính sách thu hút, giữ chân nhân tài. Hiện nay, áp lực nâng cao chất lượng và dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính ngân hàng chất lượng cao sang các tổ chức nước ngoài và khu vực là rất lớn. Trong thời kỳ phát triển, khu vực tài chính có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)