Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển mạng lưới hoạt động bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 92 - 94)

1.1.2 .Tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Công thương Việt

3.2.5. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển mạng lưới hoạt động bền vững

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, nhất là bán lẻ. Mục tiêu của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các dịch vụ thường đơn giản, dễ thực hiện và thường xuyên, tập trung vào dịch vụ tiền gửi và tài khoản, vay vốn mua xe hơi, nhà, mở thẻ tín dụng… Nhờ đó, một lượng rất lớn dân cư chưa được biết đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong tương lai sẽ tham gia vào lĩnh vực này. Sức mạnh của cuộc cách mạng này sẽ được nhân lên gấp bội vì có hàng triệu các khách hàng mới từ nông thôn tới đô thị đang tiếp cận các sản phẩm tài chính mới. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính cung cấp các sản phẩm này đang trải qua một sự chuyển đổi triệt để nhằm nhận thức và đáp ứng nhu cầu của những thị trường mới này cũng như những thị trường truyền thống.

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tác dụng đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn của các thành phần kinh tế để cho vay cải thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh tốn tiền mặt, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng. Đối với khách hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho khách hàng trong q trình thanh tốn và sử dụng nguồn thu nhập của mình. dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn, hạn chế và chia sẻ rủi ro. Ngoài ra, dịch vụ ngân hàng bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguốn vốn trung và dài hạn chủ đạo cho ngân hàng, góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng. Những năm gần đây, các ngân hàng đều quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như đẩy mạnh hiện đại

hóa cơng nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận như máy giao dịch tự động (ATM), internet banking, home banking, mobile banking.

Các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt, tiết kiệm lãi suất theo số dư tiết kiệm kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm gửi góp, phát hành giấy tờ có giá, dịch vụ gửi một nơi giao dịch tại nhiều nơi. Nguồn vốn huy động của các ngân hàng từ dân cư đã tăng mạnh và chiếm 35-40% vốn huy động. Lượng kiều hối chuyển qua các ngân hàng ngày càng tăng, góp phần tạo nguồn ngoại tệ đáng kể cho các ngân hàng và tăng thu nhập từ phí thanh tốn.

Các hình thức cho vay cũng được mở rộng hơn: cho vay mua nhà, mua xe ô tô, du học, chứng minh tài chính, cho vay cán bộ công nhân viên, thấu chi… tạo điều kiện cải thiện đời sống nhân dân khi tích lũy chưa đủ. Các NHTM đã có những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, cơng nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ.

Cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ cho khách hàng, tiếp tục thay đổi văn hóa bán hàng theo hướng đẩy mạnh bán theo rổ sản phẩm, tích cực bán chéo bán theo chuỗi, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao năng suất lao động và gia tăng sự hài lòng của khách hàng, VietinBank cần tiếp tục cải cách thủ tục, quy trình, hồ sơ, giảm thời gian tác nghiệp, ưu tiên nguồn lực để đẩy mạnh chăm sóc khách hàng, hồn thiện chất lượng dịch vụ.

Đề xuất mở rộng mạng lưới tại các khu vực nhiều tiềm năng phát triển. VietinBank nghiên cứu, đề xuất NHNN để mở thêm phòng giao dịch nhằm phục vụ cho mục tiếu phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao theo chủ chương, định hướng của Chính phủ. Cùng với vai trị vàý nghĩa đó, hệ thống phịng giao dịch này đồng thời đáp ứng yêu cầu mở rộng hoạt động bán lẻ của các chi nhánh.

Tiếp tục sắp xếp, kiện tồn mạng lưới phịng giao dịch của các chi nhánh. VietinBank tiếp tục đẩy nhanh q trình chuyển dịch địa điểm đối với 157 phịng giao

dịch có vị trí kinh doanh chưa phù hợp. Đồng thời, VietinBank triển khai đồng bộ các giải pháp như: Cải tạo cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ để kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động phịng giao dịch. Bên cạnh đó, VietinBank đánh giá hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch để thực hiện chuyển dịch đối với các phòng giao dịch yếu kém, đặc biệt là khu vực Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng theo tiêu chí: Đảm bảo mức độ tương đồng về quy mô mạng lưới và phù hợp với năng lực quản trị điều hành của các chi nhánh.

Hoạt động kiện tồn và mở rộng quy mơ mạng lưới một cách khoa học, sát với thực tế thị trường được kỳ vọng sẽ gia tăng sức mạnh của các chi nhánh, phòng giao dịch trong kinh doanh. Đây cũng là giải pháp góp phần tăng cường sự ổn định, bền vững và hiệu quả của toàn bộ mạng lưới hoạt động trong hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)