Điểm yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh 8 (Trang 67 - 74)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG

2.3 Đánh giá chung về mở rộng tín dụng của Agribank Chi nhánh 8

2.3.4 Điểm yếu và nguyên nhân

Chƣa đa dạng sản phẩm dịch vụ

Điểm yếu: Agribank Chi nhánh 8 chỉ có một số dịch vụ cho vay cơ bản, chƣa

thực hiện các dịch vụ cho vay mới nhƣ cho vay bao thanh tốn, cho vay tín chấp… và chƣa có sự đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho vay. Các sản phẩm dịch vụ cho vay hiện tại cung cấp cho khách hàng chƣa có sự cải tiến, cập nhật với xu thế hiện đại, tiện ích chƣa cao và chƣa thật sự thu hút khách hàng. Khách hàng tìm đến Chi nhánh với nhiều hoàn cảnh, đối tƣợng khác nhau nhƣng vì các hoạt động cho vay chƣa đa dạng nên Chi nhánh không thể phục vụ khách hàng dẫn đến từ chối cho vay. Trong khi đó, một số NHTMCP có các sản phẩm dịch vụ cho vay phù hợp với mục đích, đối tƣợng khách hàng nhƣ: Cho vay tín chấp, cho vay 3 bên… Điều này đồng nghĩa Agribank Chi nhánh 8 đã đƣa lƣợng khách hàng đáng kể qua các Ngân hàng khác dẫn đến ảnh hƣởng số lƣợng khách hàng của Chi nhánh, mất đi lƣợng khách hàng tiềm năng.

Nguyên nhân: Agribank Chi nhánh 8 là NHTM Nhà nƣớc chƣa mạnh dạn mở

rộng cho vay tín chấp theo quy định Nhà nƣớc. Ngân hàng tập trung vào sự an toàn chƣa dám chấp nhận rủi ro khi cho vay các sản phẩm dịch vụ mới. Các sản phẩm dịch vụ mới đa dạng có thể chứa rủi ro nhƣng đem lại nhiều cơ hội cho vay, tiếp cận với đa dạng khách hàng cũng nhƣ đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Môi trƣờng làm việc của Agribank Chi nhánh 8 chƣa thật sự năng động, chƣa tạo điều kiện cho CBTD sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ cho vay mới để áp dụng cho Chi nhánh.

Quy trình cho vay cịn nhiều hạn chế

Điểm yếu: Các quy định và quy trình cho vay cịn nhiều hạn chế chƣa phù

hợp nên không tạo đƣợc sự thuận tiện cho khách hàng. Để phòng tránh rủi ro cho Ngân hàng, Ngân hàng đƣa ra nhiều thủ tục, quy trình nhƣng điều này cũng dẫn đến quá trình cho vay trở nên phức tạp hơn nhƣ bộ hồ sơ yêu cầu nhiều giấy tờ, thời gian giải ngân mất nhiều thời gian và thời gian thẩm định hồ sơ kéo dài. Trong khi đó các NHTMCP cạnh tranh thời gian cho vay nhƣ ACB cho vay tiêu dùng với thời gian thẩm định trong vòng 48 giờ, khách hàng có thể tiếp cận nguồn vốn nhanh nhất. Công tác thẩm định khách hàng và tài sản thế chấp chƣa chặt chẽ, toàn diện. Hoạt động cho vay còn tập trung vào khách hàng có TSBĐ. Ngân hàng còn khá thận trọng khi cho vay khách hàng mới, KHDN mới thành lập, thời gian kinh doanh ngắn, thiếu kinh nghiệm.

Nguyên nhân: Agribank Chi nhánh 8 chƣa dám chấp nhận rủi ro, luôn đảm bảo an tồn thơng qua nhiều thủ tục. Năng lực thẩm định tài sản, giải quyết hồ sơ của CBTD cịn nhiều hạn chế, chƣa có nhiều kinh nghiệm. Cơng tác thu thập thông tin khách hàng chủ yếu thông qua CIC tuy nhiên hệ thống chủ yếu cung cấp thông tin KHDN cịn KHCN chiếm số lƣợng lớn nên khơng thể cung cấp đầy đủ. Ngoài ra, nếu khách hàng vay ngồi, khơng vay tại các Ngân hàng hay các TCTD thì hệ thống khơng hiện thơng tin khoản vay. Điều này gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thu thập thông tin khách hàng dẫn đến quy trình cho vay kéo dài.

Hoạt động cho vay vốn còn phụ thuộc nhiều vào TSBĐ. Quyết định cho vay của Agribank Chi nhánh 8 còn phụ thuộc nhiều vào TSBĐ. Trƣờng hợp cho vay

khơng có TSBĐ phải đƣợc sự chấp nhận của Hội đồng tín dụng Agribank. Có một số trƣờng hợp Ngân hàng hỗ trợ KHDN khơng TSBĐ đối với khách hàng có uy tín với Ngân hàng đã đƣợc đề cập. Một số khách hàng đến vay vốn nhƣng khơng có TSBĐ hoặc TSBĐ không đủ số vốn khách hàng cần vay, khách hàng có khả năng bị Ngân hàng từ chối. Khách hàng là doanh nghiệp mới, khơng có đủ TSBĐ nhƣng có dự án kinh doanh có khả năng tạo vốn, phƣơng án vay hiệu quả tuy nhiên khả năng đƣợc Ngân hàng chấp nhận vay là rất thấp. Ngân hàng chú trọng tài sản thế chấp mà chƣa xem xét nhiều đến phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng nhƣ vậy Ngân hàng có thể mất đi lƣợng khách hàng đáng kể. Ngân hàng chủ yếu dựa vào TSBĐ khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ vay thì Ngân hàng thu hồi nợ. Các khoản vay của Agribank Chi nhánh 8 chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp nhƣng đây chỉ là biện pháp cuối cùng để thu nợ nhằm bảo toàn vốn của Ngân hàng khi không thể thu hồi nợ. Khi khách hàng không trả đƣợc nợ, Ngân hàng đem phát mại tài sản, quá trình tố tụng thụ lý tài sản cũng gặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết tố tụng giữa Ngân hàng và khách hàng có thể kéo dài từ 2 - 4 năm. Trong khoảng thời gian này, TSBĐ bị khấu hao, giá trị không nhƣ thời gian thẩm định nên Ngân hàng không thu hồi đƣợc hết giá trị khoản vay. Thời gian, chi phí giải quyết tố tụng cũng khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì vậy, Ngân hàng không nên chỉ dựa vào TSBĐ mà kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau, dựa vào tính hiệu quả của phƣơng án và chỉ nên xem biện pháp thế chấp, cầm cố tài sản là biện pháp mang tính bảo hiểm.

Chƣa có sự chun mơn hóa trong cơng việc

Điểm yếu: Quy trình cho vay của Agribank Chi nhánh 8 do CBTD đảm

nhiệm làm hồ sơ gồm nhiều bƣớc có thể mang tính chủ quan của CBTD vào việc đánh giá. Đánh giá chủ quan khoản vay có thể đem lại những rủi ro khơng mong muốn. Phịng tín dụng của Agribank Chi nhánh 8 chƣa có sự phân chia đảm nhiệm, trách nhiệm chun mơn hoạt động tín dụng KHCN và KHDN. Vì chƣa có sự phân chia đảm nhiệm từng loại khách hàng, khi phát sinh khoản vay thì trƣởng phịng tín dụng sẽ phân cơng cho CBTD thích hợp tùy vào khả năng, kinh nghiệm và trình độ

chun mơn. Điều này có thể gặp rủi ro từ sự thiếu chuyên nghiệp khi xử lý nghiệp vụ của CBTD đến từ khác biệt trong tính chất cơng việc tiếp xúc KHCN và KHDN.

Chi nhánh chƣa tách biệt giữa bộ phận thẩm định và bộ phận tín dụng. Một CBTD phải đảm trách toàn bộ khâu thẩm định nên khơng tránh khỏi những sai sót nhất định, đánh giá mang tính chủ quan, chƣa hợp lý. CBTD là ngƣời thực hiện hầu hết các cơng việc thay vì có sự chun mơn hóa cơng việc. Điều này có thể làm tăng thời gian xét duyệt của các khoản vay, có thể xảy ra tiêu cực gây ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động cho vay. Đồng thời, các quy chế, các văn bản thƣờng xuyên thay đổi, cập nhật liên tục dẫn đến tình trạng CBTD chƣa cập nhật kịp thời, chƣa nắm bắt thông tin dẫn đến sự chậm trễ, kéo dài thời gian làm hồ sơ cho vay.

Nguyên nhân: Công tác quản trị của Agribank Chi nhánh 8 cịn hạn chế, mơ

hình tổ chức Ngân hàng chƣa tồn diện. Chi nhánh chƣa có sự phân cơng hiệu quả trong quá trình làm việc, phân công nhiệm vụ giữa các CBTD. Ngân hàng cũng chƣa chú trọng phân tách nhiệm vụ giữa KHDN và KHCN dẫn đến hạn chế trong việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Số lƣợng khách hàng mới chƣa cao

Điểm yếu: Số lƣợng khách hàng tuy tăng nhƣng tốc độ tăng trƣởng không

đồng đều và có xu hƣớng giảm. Chi nhánh chƣa có riêng bộ phận quan hệ khách hàng nên CBTD là ngƣời trực tiếp tìm kiếm khách hàng và tiếp cận nhu cầu vay. Hầu hết các khách hàng tại Agribank Chi nhánh 8 đều đã có quan hệ tín dụng. Việc tiếp cận khách hàng mới của Chi nhánh còn hạn chế, thể hiện khả năng mở rộng hoạt động cho vay chƣa cao.

Nguyên nhân:Trong môi trƣờng Ngân hàng đầy cạnh tranh nhƣ hiện nay việc

tìm kiếm khách hàng rất quan trọng nhƣng Agribank Chi nhánh 8 vẫn chƣa thực hiện đƣợc. Khách hàng thƣờng chủ động tìm đến Ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn, CBTD ít đi tìm kiếm khách hàng. CBTD chƣa năng động, chƣa chủ động tìm kiếm các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Đồng thời, Agribank Chi nhánh 8 nằm ngay khu vực tập trung nhiều NHTM khác, các Ngân hàng cùng cạnh tranh nhau cho vay khách hàng. Số lƣợng khách hàng có nhu cầu vay vốn đã phân chia

sang các Ngân hàng khác. Từ đó, nhu cầu mở rộng phạm vi cho vay của Chi nhánh là điều tất yếu tuy nhiên Agribank ra quy định hạn chế cho vay. Theo Quy chế Cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/3/2017 quy định Agribank Chi nhánh 8 là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Agribank, đƣợc phép cấp tín dụng trong các khu vực quận trong thành phố. Điều này cũng ảnh hƣởng đến việc mở rộng phạm vi cho vay của Chi nhánh.

Nguồn vốn huy động có xu hƣớng giảm

Điểm yếu: Huy động vốn là hoạt động rất quan trọng của Ngân hàng nói

chung và cơng tác tín dụng nói riêng. Huy động vốn hiệu quả góp phần tăng khả năng cho vay của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh 8 giai đoạn 2015 – 2017 có xu hƣớng giảm, đặc biệt giảm vào năm 2017. Điều này kéo theo chỉ tiêu DSCV giảm và ảnh hƣởng đến hoạt động mở rộng tín dụng tại Chi nhánh. Để q trình mở rộng tín dụng đạt hiệu quả, nguồn vốn huy động cần đƣợc tăng lên trong các năm tiếp theo.

Nguyên nhân: Hoạt động tiếp thị, thu hút khách hàng là cá nhân, tổ chức tài

chính, doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng chƣa hiệu quả. Một số khách hàng trong khoảng thời gian gửi tiền tại Ngân hàng cảm thấy chƣa thật sự hài lòng nên đã rút vốn sang Ngân hàng khác. Một số khách hàng là doanh nghiệp rút vốn để thanh toán các dự án. Agribank Chi nhánh 8 chƣa có chính sách, dịch vụ chăm sóc khác hàng tốt.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Agribank Chi nhánh 8 là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Agribank và trụ sở Chi nhánh nằm ngay khu vực quận 8 đang có sự phát triển. Cơng tác tín dụng của Agribank Chi nhánh 8 tƣơng đối tốt trong giai đoạn 2015 – 2017. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn gặp phải một số khó khăn, thách thức nhƣng Chi nhánh đã cố gắng kiểm soát các vấn đề. Nền kinh tế đang phát triển đem đến nhiều lợi ích nhƣ khách hàng có nhiều nhu cầu vay vốn, mở rộng quan hệ với các đối tác tuy nhiên cũng đem đến một số thách thức nhƣ sự cạnh tranh với các NHTM khác, rủi ro hệ thống bảo mật.

Agribank Chi nhánh 8 luôn hoạt động dựa theo định hƣớng, chủ trƣơng của NHNN, Agribank. Mở rộng tín dụng trong những năm tiếp theo cũng cần tuân theo định hƣớng của Agribank từ đó tăng trƣởng tín dụng hiệu quả, giảm thiểu nợ quá hạn và nợ xấu.

GIỚI THIỆU CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 nêu lên định hƣớng của ngành Agribank trong những năm tiếp theo. Agribank Chi nhánh 8 có các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Dựa vào các nguyên nhân của những của những hạn chế, chƣơng 3 trình bày một số giải pháp có thể mang lại hiệu quả trong cơng tác mở rộng tín dụng tại Agribank Chi nhánh 8. Đồng thời, chƣơng 3 đề xuất một số ý kiến với NHNN, Agribank và Agribank Chi nhánh 8 nhằm đem lại hiệu quả trong cơng tác tín dụng nói chung và mở rộng tín dụng nói riêng.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH 8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh 8 (Trang 67 - 74)