Quan điểm định hướng phát triển xuất khẩu

Một phần của tài liệu Bao-cao-xuc-tien-XK-2012-2013 (Trang 30 - 32)

b. Chính sách khuyến khích xuất khẩu

1.3.2.1 Quan điểm định hướng phát triển xuất khẩu

Liên quan tới định hướng phát triển xuất khẩu, chúng ta cần phải xem xét sự chuyển dịch của các quốc gia và vùng lãnh thổ, thị trường trên thế giới để định vị vai trò của xuất nhập khẩu trong chính sách và chiến lược của Việt Nam, bên cạnh đó là định vị thị trường, định vị đối tác, định vị mặt hàng.

Theo nghiên cứu của Viện Quản lý kinh tế trung ương, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam còn nhiều hạn chế xét theo quan điểm phát triển bền vững. Đó là sự thiếu gắn kết giữa mục tiêu tổng quát với các chiến lược thành phần, cụ thể là giữa chiến lược phát triển thị trường và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiến lược của toàn quốc với chiến lược của các địa phương, bộ ngành liên quan, giữa chiến lược với quy hoạch.

Bên cạnh đó là chưa định hướng rõ vai trò của các trụ cột cho tăng trưởng xuất nhập khẩu, dựa vào doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp tư nhân nên chính sách xuất nhập khẩu được mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp mà không gắn với các điều kiện cụ thể.

1.3.2.2 Một số khuyến nghị

Trong thời gian qua, kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phục hồi ngoài dự kiến của Hoa Kỳ và một số nền kinh tế khác, sự duy trì tốc độ phát triển cao của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu Việt Nam cần tranh thủ cơ hội để thâm nhập lại các thị trường đang tái cơ cấu. Một số khuyến nghị đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới như sau:

l Đối với các cơ quan quản lý

v Rà soát, điều chỉnh và bổ sung các cơ chế chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực và kịp thời về lãi suất, tín dụng, thuế…;

v Tháo gỡ vướng mắc những thủ tục hành chính trong những lĩnh vực cụ thể cho doanh nghiệp.

l Đối với các tổ chức hỗ trợ thương mại:

v Chú trọng nhiều hơn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) với tính năng động và tiềm năng gắn kết trong chuỗi giá trị.

v Các hiệp hội ngành hàng cần xác định năng lực sản xuất, khó khăn và thuận lợi, các yêu cầu của doanh nghiệp thành viên để xây dựng chiến lược xuất khẩu cho ngành hàng và kiến nghị với nhà nước về các chủ trương, chính sách hỗ trợ ngành hàng.

v Các Sở Công Thương, các Trung tâm XTTM địa phương cần điều tra và xây dựng quy hoạch phát triển các sản phẩm, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của địa phương, từ đó có định hướng phát triển xuất khẩu phù hợp và hiệu quả cho địa phương.

l Đối với với các doanh nghiệp:

v Nắm rõ hơn cấu trúc, chuỗi giá trị tại các thị trường

v Đầu tư hơn vào công tác phân tích thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu. Phát huy các kênh thông tin từ các Trung tâm xúc tiến thương mại, các Hiệp hội, các Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức dịch vụ kinh doanh, dịch vụ xuất khẩu khác.

v Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, nhân lực, trình độ tiếp thị… thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế.

CHƯƠNG 2.

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI NĂM 2012 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2013

Một phần của tài liệu Bao-cao-xuc-tien-XK-2012-2013 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)