Về các chỉ số thành phần

Một phần của tài liệu Bao-cao-xuc-tien-XK-2012-2013 (Trang 73 - 74)

d. Các chỉ số đo lường

3.4.2 Về các chỉ số thành phần

Các góp ý nhận định về các chỉ số được nêu chi tiết và phân tích trong Phụ lục 1“Góp ý về các chỉ số dự kiến và Phụ lục 2. Bộ chỉ số dự kiến và các đóng góp về mức độ cần thiết.

l Một số chỉ số nhận được nhiều ý kiến ủng hộ cao (trên 90%), có thể đưa vào triển khai trước để thử nghiệm.

l Một số chỉ số nên dần dần áp dụng- tỷ lệ ý kiến ủng hộ đạt từ 75% đến 90% gồm: v Có chiến lược, kế hoạch XTTM trung/ dài hạn (3-5 năm)

v Có xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể cung cấp dịch vụ dựa trên nhu cầu doanh nghiệp v Liên kết với các đối tác nước ngoài

v Sổ tay nghiệp vụ về XTTM

v Tài trợ từ các chương trình XTTM của trung ương

v Tài trợ cho XTTM từ nguồn ngoài ngân sách và phí dịch vụ v Tổ chức khảo sát thị trường nước ngoài (đoàn ra)

v Tổ chức khảo sát thị trường trong nước (đoàn ra)

v Cung cấp thông tin thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp qua ấn phẩm v Cung cấp thông tin thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp qua bản tin v Môi giới - tìm kiếm và thẩm định đối tác kinh doanh

v Doanh nghiệp xuất khẩu được hỗ trợ (số lượng trong năm, số lượng lũy kế qua các năm, tỷ trọng trong cộng đồng doanh nghiệp của địa phương)

v Mức độ sát với nhu cầu doanh nghiệp của dịch vụ XTTM của Trung tâm v Mức độ chuyên nghiệp của dịch vụ XTTM của Trung tâm

v Mức độ hiệu quả của dịch vụ XTTM của Trung tâm v Doanh thu bán lẻ hàng hoá

v Nhận thức của doanh nghiệp trong nước về hình ánh địa phương

l Một số ý kiến khác còn cho thấy sự e ngại với một số chỉ số - đây sẽ là những chỉ số nên cân nhắc, áp dụng sau:

v Các chứng chỉ về quản lý, điều hành (VD: ISO…): lý do chính là trên thực tế chưa có một trung tâm nào đã có các chứng chỉ này hoặc đặt ra mục tiêu có các chứng chỉ này. v Báo cáo nghiên cứu thị trường: do hạn chế cả về nguồn lực tài chính và nhất là về năng

lực đội ngũ cán bộ hiện nay.

v Xuất bản ấn phẩm về thị trường: Một số đơn vị cho rằng các thông tin đưa trên website tiện lợi hơn nên xu hướng sẽ không đẩy mạnh xuất bản ấn phẩm (dạng sách báo, bản tin…) như giai đoạn trước.

v Cung cấp thông tin thương mại (theo đặt hàng): do hạn chế trong năng lực cán bộ và mức độ tin tưởng từ phía doanh nghiệp.

v Thư viện, trung tâm tra cứu dữ liệu: Thực tế cũng chưa có Trung tâm XTTM nào có thư viện.

v Tư vấn nghiệp vụ kinh doanh (gồm xây dựng kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ thương mại quốc tế, phát triển hệ thống phân phối): Nguồn nhân lực hiện có của các trung tâm chưa đủ khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp.

v Phổ biến thương mại điện tử: Cho dù thừa nhận tầm quan trọng và ý nghĩa của thương mại điện tử trong hoạt động XTTM nhưng các Trung tâm đều cho biết là nhiệm vụ này hiện đang do các Sở Công Thương trực tiếp triển khai theo chương trình chung của Chính phủ.

l Một số ý kiến đáng chú ý khác

Do điều kiện và năng lực của các trung tâm rất đa dạng và có sự khác biệt tương đối đáng kể nên nghiên cứu việc chia các trung tâm cấp địa phương thành các nhóm khác nhau. Các trung tâm trong cùng một nhóm sẽ có các điều kiện và năng lực tương đối tương đồng để khi đối chiếu, so sánh có một “mặt bằng” giống nhau.

Một phần của tài liệu Bao-cao-xuc-tien-XK-2012-2013 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)