Đối với Bộ Công Thương

Một phần của tài liệu Bao-cao-xuc-tien-XK-2012-2013 (Trang 52)

b. Chính sách khuyến khích xuất khẩu

2.4.1 Đối với Bộ Công Thương

- Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều khoản hỗ trợ mang tính trợ cấp trực tiếp của Chính phủ cho doanh nghiệp trước đây buộc phải bãi bỏ. Việc hỗ trợ thông qua các hoạt động XTTM là xu hướng chung của các nước trên thế giới và không vi phạm các quy định của WTO mà Việt Nam là thành viên. So với các nước trên thế giới, hiện nay, ngân sách dành cho các hoạt động XTTM của Việt Nam là rất thấp, thiếu tính cạnh tranh.

Trong khi số lượng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn, nhu cầu XTTM ngày càng tăng, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu ngày càng khốc liệt, các quốc gia trên thế giới tăng cường kinh phí cho XTTM, chiếm lĩnh thị trường thì kinh phí dành cho XTTM của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay, nguồn ngân sách dành cho các hoạt động XTTM của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tính trong năm 2011, ngân sách Chương trình XTTM Quốc gia của Việt Nam là 55 tỷ đồng, chỉ bằng 0,0036% kim ngạch xuất khẩu, tương đương 1/30 tỷ lệ trung bình của toàn thế giới và bằng 13,6% nhu cầu hỗ trợ do doanh nghiệp đề xuất.

Để các doanh nghiệp Việt Nam có vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cải thiện vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ lao động, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu một cách bền vững, tăng nguồn thu ngoại tệ về cho quốc gia và cải thiện cán cân thanh toán thì yêu cầu cấp thiết đặt ra là Chính phủ, các Bộ, Ngành cần đầu tư thích đáng cho công tác XTTM.

l Tăng cường vai trò của các Vụ/Cục thuộc Bộ Công Thương, các Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài trong công tác định hướng ngành hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu; Tăng cường vai trò của các Cơ quan đại diện thương mại trong việc cung cấp thông tin, kiến nghị và giới thiệu cơ hội xuất khẩu.

l Tăng cường công tác hỗ trợ nâng cao năng lực cho các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức XTTM địa phương.

l Tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực của doanh nghiệp trong công tác XTTM để việc tham gia chương trình XTTM có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, của ngành hàng trong việc duy trì và phát triển mặt hàng, thị trường xuất khẩu, thị trường trong nước.

l Đối với Chương trình XTTM quốc gia, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các Chương trình được phê duyệt để nắm bắt thông tin từ nhiều chiều để có hướng xử lý kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, đồng thời làm cơ sở cho việc xem xét phê duyệt Chương trình XTTM quốc gia trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Bao-cao-xuc-tien-XK-2012-2013 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)