Sự cần thiết và ý nghĩa của Bộ tiêu chí PTPI

Một phần của tài liệu Bao-cao-xuc-tien-XK-2012-2013 (Trang 60 - 61)

b. Chính sách khuyến khích xuất khẩu

3.3.1 Sự cần thiết và ý nghĩa của Bộ tiêu chí PTPI

Từ các kinh nghiệm trên đây, một số bài học cụ thể có thể rút ra cho hệ thống đánh giá công tác xúc tiến thương mại cho Việt Nam bao gồm:

l Việc xây dựng một công cụ, cụ thể là một bộ chỉ số có thể so sánh, đối chiếu và đánh giá để giúp các đơn vị làm công tác XTTM ở các địa phương trên toàn quốc có thể nhìn nhận được thực chất hoạt động của đơn vị mình, các điểm mạnh, điểm yếu… và từ đó xây dựng định hướng, chiến lược phát triển phù hợp là một nhu cầu tất yếu hiện nay.

l Khi xây dựng Bộ chỉ số để so sánh, phải làm rõ vai trò của các bên liên quan, đặc biệt là chính Cục XTTM, các trung tâm XTTM địa phương; giới thiệu rộng rãi tới các cơ quan hỗ trợ phát triển;

l Để thành công, hệ thống phải cung cấp đủ thông tin, đáp ứng đúng nhu cầu của tất cả các bên liên quan- thông tin về tình hình hoạt động để giúp cho các quyết định quản lý, kết quả đánh giá để rút kinh nghiệm cho các kỳ kế hoạch sau và thông tin cho doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện được trách nhiệm giải trình;

l Nếu đi theo mô hình bắt đầu từ hệ thống giám sát – đánh giá tập trung, phải đảm bảo tạo tính tự chủ của các trung tâm, các địa phương ngay từ khâu thiết kế hệ thống nhằm đảm bảo khả năng thực hiện sau này. Nếu có thể, sự tham gia của các chuyên gia và đội ngũ “thẩm định” sau này cũng không kém phần quan trọng;

l Phải quan tâm đến đào tạo chuyên môn theo dõi – giám sát – đánh giá để có đội ngũ cán bộ chuyên trách về theo dõi – giám sát – đánh giá;

l Nên kết hợp đánh giá nội bộ & đánh giá độc lập; nâng cao trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch;

l Nên có cơ chế sử dụng kết quả đánh giá để có các can thiệp, hỗ trợ tương xứng, tạo động lực tự áp dụng bộ chỉ số để đánh giá và rút kinh nghiệm nội bộ từng đơn vị, từng địa phương. Như vậy, một số ý tưởng có thể tham khảo ngay từ những kinh nghiệm này là:

v Bắt đầu bằng hệ thống giản đơn, dễ sử dụng & thiết thực, không quá nhiều tiêu chí, chỉ số; v Cần tiến tới thể chế hóa việc áp dụng;

v Xây dựng bộ chỉ số gốc áp dụng chung và có chỉ số mở để vận dụng cho từng cấp, và từng địa phương;

v Cần có các bộ phận, cán bộ đánh giá được chuyên nghiệp hóa làm công tác đánh giá độc lập, giám sát hoặc đánh giá thẩm định các kết quả tự đánh giá.

Một phần của tài liệu Bao-cao-xuc-tien-XK-2012-2013 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)