Hành Sơn sớm thấy được và phấn đấu thực hiện trong suốt chặng đường qua. Ngay từ những ngày đầu cho đến nay, các cá nhân và tập thể thuộc cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn luôn tích cực thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua, hưởng ứng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Các trường thường xuyên phối hợp với các sở ban ngành trên địa bàn tổ chức thực hiện các chương trình ý nghĩa như:
Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, Tạo cảnh quan sư phạm thu hút trẻ đến trường, đa dạng hóa chương trình giáo dục (áp dụng giáo dục theo các phương pháp tiên tiến trên thế giới, dạy ngoại ngữ, tăng cường việc thực hành cho trẻ sau khi trẻ học được những kiến thức mà các cô giáo đã dạy, đặc biệt là đa dạng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ…) Bên cạnh đó, các ngày hội, các kỳ thi kết hợp dạy và học:“Bé với An toàn giao thông, “Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ”, “Cô và bé đọc thơ kể chuyện”, “Bé mầm non vui khỏe”,… thường xuyên được tổ chức đã giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác, cho các em được hồn nhiên, tự tin, dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống.
Giáo dục Mầm non là bước khởi đầu của sự nghiệp “trồng người”. Hiểu rõ điều đó, quận Ngũ Hành Sơn đã luôn tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường mầm non trên địa bàn như đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn, thực hiện chuyên đề: “ Giáo dục An toàn giao thông cho trẻ mầm non”,“Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động
cho trẻ trong trường mầm non”,“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trong quản lý, cải cách giáo dục…Không chỉ thế, Giáo dục mầm non Ngũ Hành Sơn luôn quan niệm rằng một giáo viên mầm non là một người mẹ thân thương, gần gũi nhất, định hướng cho các con có một tương lai tốt đẹp. Thế nên trong quá trình hoạt động, ngành không ngừng triển khai hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện chuyên môn cho giáo viên và cả các cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt, điều mà một người làm công tác Giáo dục Mầm non Ngũ Hành Sơn tự hào có được chính là tình yêu thương trẻ, luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, kiên trì trong quá trình dạy trẻ, có lòng nhiệt tình và có sự đam mê nghề nghiệp. Nắm vững phương pháp giáo dục dành cho trẻ, họ luôn tìm các giải pháp và sử dụng các biện pháp dạy trẻ sao cho phù hợp, sáng tạo và thường xuyên thay đổi các hình thức giảng dạy, tổ chức các chương trình, trò chơi cho trẻ để tránh sự nhàm chán. Chính nhiệt huyết và nỗ lực của các cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên là yếu tố then chốt giúp trẻ hình thành nhân cách đẹp và thái độ sống tốt để hấp thu kiến thức và những kỹ năng tích cực khi trưởng thành.
Có thể nói, chính những tận tụy, tâm huyết ấy đã góp phần tích cực cho Giáo dục mầm non quận Ngũ Hành Sơn gặt hái được nhiều kết quả thành công nhất. Phấn khởi nhất là kết quả đánh giá tiêu chí thi đua đối với Giáo
dục mầm non luôn được xếp loại xuất sắc qua các năm học. Các trường Mầm non Bạch Dương, Ngọc Lan, Hoàng Anh nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen của thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiều trường mầm non trên địa bàn quận được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND quận tặng giấy khen và công nhận là tập thể lao động tiên tiến. Đặc biệt, Huân chương lao động hạng Ba trường Mầm non Bạch Dương được Chủ tịch nước tặng trong năm học 2014-2015 và Cờ thi đua xuất sắc năm học 2016-2017 Chủ tịch UBND thành phố trao tặng cho trường Mầm non Hoàng Lan chính là những món quà quý giá mà bậc học mầm nonvinh dự nhận được. Phấn đấu và bền bỉ là tiêu chí mà Ngành đã đặt ra để hoàn thành tốt nhiệm vụ, cũng nhờ đó từ năm học 2011- 2012 cho đến nay, các trường Mầm non Bạch Dương, Vàng Anh, Hoàng Anh và Ngọc Lan được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đáng mừng hơn khi năm học 2015-2016, các trường được công nhận đạt tiêu chuẩn Chất lượng giáo dục cấp độ I, II … Chẳng dừng lại ở đó, thành quả tuyệt vời mà cấp học đạt được có lẽ là những trải nghiệm, những điều lý thú mà các cháu nhỏ thu nhận được trong quá trình học tập và vui chơi, biết vận dụng chúng để giành được các giải cao trong những kỳ thi, hội thi do thành phố và quốc gia tổ chức như Tranh vẽ của bé, Aerobic mầm non, Giáo viên dạy giỏi, Ngày hội giao lưu Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng giỏi, Bài giảng E-learning… đã chứng tỏ được khả năng và sự tiến bộ rõ rệt
của cả thầy và trò cùng các cán bộ quản lý Giáo dục Mầm non quận Ngũ Hành Sơn. Những niềm vui có được trên con đường phát triển Giáo dục mầm non mà quận đã đạt được chính là những quả ngọt xứng đáng cho sự cần mẫn, phấn đấu của Ngành trong suốt những năm qua.
Thế nhưng không vì niềm vui trước những tiến bộ bước đầu mà quên những hạn chế, thách thức trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Xã hội hiện đại, chất lượng cuộc sống con người thay đổi kéo theo rất nhiều vấn đề khó khăn cho giáo dục đặc biệt là trong công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em măm tuổi và cải thiện chất lượng dạy học. Hiện nay, các trường tư thục, trường có yếu tố nước ngoài được thành lập ngày càng nhiều đã đặt ra những yêu cầu cao trong việc quản lý, chỉ đạo sao cho hiệu quả để việc phát triển các trường mầm non phù hợp với nhu cầu và mục tiêu giáo dục, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Giáo dục Mầm non quận Ngũ Hành Sơn sẽ luôn lắng nghe, tạo mọi điều kiện để chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ cho trẻ, phấn đấu xứng đáng là ngành xây dựng nền móng cho những mầm non tương lai của đất nước. Chúng ta có quyền tin rằng xã hội mai sau sẽ có được những con người mới, những công dân chân chính, biết phát huy tính chủ động và sáng tạo bởi ngay lúc này, Ngành đã tích cực đầu tư đúng lúc, vun trồng công phu từ tuổi mầm non-lứa tuổi đẹp nhất của mỗi người.
Trong chặng đường hai mươi năm phát triển của ngành GD&ĐT quận Ngũ Hành Sơn, cùng với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học là cấp học đã trải qua những năm tháng đầu tiên bộn bề khó khăn. Đến nay, nhìn lại, với biết bao nỗ lực và cố gắng, chúng ta đã có được những thành quả đáng ghi nhận.
Năm 1997, toàn quận có 3 trường tiểu học tách ra từ huyện Hòa Vang (Trường Tiểu học Hòa Hải, Trường Tiểu học Hòa Quý) và thành phố Đà Nẵng cũ (Trường Tiểu học Lê Lai) với 15 điểm trường nằm phân tán ở các khu dân cư, 2/3 số trường phải dạy 3 ca cho 138 lớp, 4628 học sinh. Thuở ban đầu, đó là những ngôi trường cũ kĩ, cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn, xuống cấp nằm trên những bãi cát trắng lưa thưa vài bóng cây cằn cỗi. Đến nay, mạng lưới trường tiểu học đã phát triển đều khắp ở 4 phường của quận với 11 trường có cấp tiểu học (8 trường công lập, 1 trường dân lập, 1 trường chuyên biệt tư thục, 1 trường quốc tế). Năm học 2017- 2018, toàn quận có 213 lớp với 7183 học sinh.
Thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn về phát triển Kinh tế - Xã hội của quận: “Lấy giáo dục làm khâu đột phá; đi lên từ giáo dục và bằng giáo dục”, Phòng GD-ĐT đã đề ra phương châm: triển khai kịp thời, chỉ đạo có trọng điểm, rút kinh nghiệm để chỉ đạo theo kiểu nhân điển hình nhằmtừng bước nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Ngày 16/2/1997, UBND Quận có Công văn số 09/KH-UB ngày về việc xây dựng Trường Tiểu học Lê Lai đạt chuẩn Quốc gia vào năm học 1998-1999. Phòng GD-ĐT có Công văn số 17/GD-ĐT/NHS ngày 5/6/1997 V/v hướng dẫn trường Tiểu học Lê Lai xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm học 1998-1999. Toàn ngành bắt tay xây dựng kế hoạch cụ thể để chia tách và thành lập mới các trường.
Quá trình chia tách và thành lập các trường tiểu học từ năm 1997:
- Năm học 1997-1998, Trường Tiểu học Hòa Hải tách ra thành 2 trường tiểu học: Trường Tiểu học Số 1 Hòa Hải và Trường Tiểu học Số 2 HòaHải.
- Năm học 1998-1999, Trường Tiểu học Lê Lai tách ra thành 2 trường tiểu học: Trường Tiểu học Lê Lai và Trường Tiểu học Trần Quang Diệu.
- Năm học 1999-2000, Trường Tiểu học Hòa Quý tách ra thành 2 trường tiểu học: Trường Tiểu học Hòa Quý và Trường Tiểu học Số 2 Hòa Quý.