- Năm học 2000-2001, Trường Tiểu học Số 2 Hòa Hải tách ra thành 2 trường tiểu học: Trường Tiểu học Số 2 Hòa Hải và Trường Tiểu học Lê Văn Hiến.
- Năm 2005-2006, Trường Tiểu học Lê Lai tách ra thành 2 trường tiểu học: Trường Tiểu học Lê Lai và Trường Tiểu học Lê Bá Trinh.
Đến năm 2007, Trường Tiểu học Số 1 Hòa Hải đổi tên thành Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn, Trường Tiểu học Số 2 Hòa Hải đổi tên thành Trường Tiểu học Nguyễn Duy Trinh, Trường Tiểu học Hòa Quý đổi tên thành Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái và Trường Tiểu học Số 2 Hòa Quý đổi tên thành Trường Tiểu học Tô Hiến Thành.
Quãng đường 20 năm, cùng với sự đổi thay của giáo dục quận nhà, giáo dục tiểu học đã không ngừng phát triển và trưởng thành. Trường lớp khang trang, sạch đẹp hơn. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm đầu tư đã đem lại diện mạo mới cho giáo dục tiểu học Ngũ Hành Sơn.
Năm học 1998-1999, Trường Tiểu học Lê Lai (Phường Bắc Mỹ An, nay là phường Mỹ An) là một trong những trường đầu tiên đạt chuẩn quốc gia của thành phố Đà Nẵng. Với những biện pháp chỉ đạo tích cực trong việc thực hiện chủ trương này, từ năm học 1997-1998 đến năm học 2003-2004, mỗi năm quận Ngũ Hành Sơn có từ 1 đến 2 trường được kiểm tra công nhận công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2004, quận Ngũ Hành Sơn có 7/7 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 100%. Đây là quận đầu tiên của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên có 100% trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
Danh sách các trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia theo Quyết định số 1366/BGDĐT (Từ năm 1998 đến năm 2004)
STT Trường Tiểu học Phường Năm học (hoặc số Bằng)Số Quyết định Ngày ký
1 Lê Lai Bắc Mỹ An 1998-1999 2485/QĐ-BGD&ĐT 13/7/1999 2 Trần Quang Diệu Bắc Mỹ An 1999-2000 3287/QĐ-BGD&ĐT 02/8/2000 3 Nguyễn Duy Trinh Hòa Hải 1999-2000 3287/QĐ-BGD&ĐT 02/8/2000 4 Phạm Hồng Thái Hòa Quý 2000-2001 4378/QĐ-BGD&ĐT 31/7/2001 5 Mai Đăng Chơn Hoà Hải 2001-2002 3828/QĐ-BGD&ĐT 21/8/2002 6 Tô Hiến Thành Hoà Quý 2002-2003 4662/QĐ-BGD&ĐT 29/8/2003 7 Lê Văn Hiến Hoà Hải 2003-2004 4814/QĐ-BGD&ĐT 26/08/2004
Danh sách các trường được công nhận lại trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 theo Quyết định số 32/2005/QĐ-BGDĐT
STT Trường Tiểu học Phường Năm học (hoặc số Bằng)Số Quyết định Ngày ký
1 Lê Lai Mỹ An 2008-2009 1784/QĐ-UBND 09/3/2009
2 Trần Quang Diệu Khuê Mỹ 2008-2009 1784/QĐ-UBND 09/3/2009 3 Phạm Hồng Thái Hòa Quý 2008-2009 1784/QĐ-UBND 09/3/2009 4 Mai Đăng Chơn Hòa Hải 2008-2009 1784/QĐ-UBND 09/3/2009
Danh sách các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và mức độ 2 theo Quyết định số 32/2005/QĐ-BGDĐT
STT Trường Tiểu học Phường Năm học Mức độ (hoặc số Bằng)Số Quyết định Ngày ký
1 Trần Quang Diệu Khuê Mỹ 2010-2011 2 8199/QĐ-UBND 25/10/2010 2 Lê Bá Trinh Mỹ An 2010-2011 1 8199/QĐ-UBND 25/10/2010 3 Mai Đăng Chơn Hòa Hải 2011-2012 2 9265/QĐ-UBND 26/10/2011 4 Nguyễn Duy Trinh Hòa Hải 2011-2012 1 9265/QĐ-UBND 26/10/2011 Mỗi con số trên là kết quả quá trình lao động bền bỉ của các thầy cô giáo và những người làm công tác giáo dục trong suốt 20 năm học qua. Dẫu khó khăn còn nhiều, thầy và trò quận Ngũ Hành Sơn vẫn luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học.
Song hành cùng các trường tiểu học công lập, Trường Phổ thông Hermann Gmeiner góp phần không nhỏ vào sự phát triển của giáo dục quận Ngũ Hành Sơn. Là một ngôi trường cũng vừa tròn 20 tuổi, Trường Phổ thông Hermann Gmeiner đã góp nhiều quả ngọt trong sự nghiệp trồng người. Từ năm học đầu tiên 1996-1997 với 14 lớp, tổng số 492 học sinh, đến năm học 2016-2017, trường có 25 lớp với gần 900 học sinh. Chất lượng giáo dục luôn được chú trọng, Trường Hermann Gmeiner đã khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống các trường phổ thông trên thành phố, luôn phấn đấu trở thànhmái ấm yêu thương, môi trường thân thiện để học sinh được Hòa nhập, tự tin và phát triển.
Năm học 2010-2011, Trường Chuyên biệt tư thục Thanh Tâm thành lập tại quận Ngũ Hành Sơn với sứ mạng giáo dục, chăm sóc và phục hồi chức năng cho các em khuyết tật ở trong địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng như các vùng phụ cận, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo cũng như sắc tộc với những dạng tật: Khiếm thính, thiểu năng vận động, tự kỷ và thiểu năng trí tuệ trong độ tuổi từ 2 đến 16 tuổi.
Năm học 2013-2014, giáo dục tiểu học Ngũ Hành Sơn chào đón một thành viên mới là Trường Tiểu học & THCS Quốc tế Việt Nam Singapore đã tạo nên sắc màu đa dạng cho giáo dục quận nhà. Đây là ngôi trường tư thục được thiết kế theo mô hình trường học hiện đại với những tiện ích đa dạng nhằm nâng cao chất lượng dạy học và trải nghiệm học tập của học sinh.
Song song việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo chuẩn, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện tốt nội dung chương trình GDPT, tăng cường xây dựng, củng cố nề nếp dạy học và các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Vì vậy, hằng năm, cấp Tiểu học có xấp xỉ 100% số học sinh được đánh giá thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh; trên 98% học sinh lên lớp thẳng; nhiều năm liền
5 Tô Hiến Thành Hòa Quý 2008-2009 1784/QĐ-UBND 09/3/2009 6 Lê Văn Hiến Hòa Hải 2008-2009 5806/QĐ-UBND 31/7/2009 7 Nguyễn Duy Trinh Hòa Hải 2010-2011 9265/QĐ-UBND 26/10/2011
100% học sinh lớp Năm Hòan thành chương trình tiểu học, hiệu quả đào tạo đạt từ 97% trở lên. Chất lượng giáo dục đại trà ổn định, chất lượng mũi nhọn cũng rất được quan tâm. Là một quận vùng ven của thành phố, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng dưới sự dìu dắt, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, học sinh Ngũ Hành Sơn tự tin tham gia các kỳ so tài với bạn bè trong thành phố, trên toàn quốc. Tại các hội thi, ngày hội giao lưu, học sinh tiểu học Ngũ Hành Sơn đã đem về nhiều giải thưởng cấp thành phố, quốc gia và quốc tế rất đáng tự hào.
Thành công của giáo dục không phải chỉ ở điểm số hay tỉ lệ học sinh lên lớp mà đó còn là sự lễ phép, là nề nếp sinh hoạt, học tập, sự trưởng thành của mỗi học sinh. Không như các ngành nghề khác có thể thấy rõ được ngay sự thành công, kết quả của giáo dục là cả một quá trình. Trồng cây mười năm, trồng người trăm năm, đó là một quá trình bền bỉ, không ngừng nghỉ. Trong công cuộc trồng người đó, mỗi năm học là một bước đi, tập thể các nhà trường đã phấn đấu không mệt mỏi để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục học sinh. Nhiều trường tiểu học đã có cách làm hay nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, huy động được sự quan tâm, hỗ trợ của phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội đối với công tác đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện. Một số hoạt động sáng tạo và ý nghĩa như Ngày hội Em yêu quê hương, Ngày hội Văn hoá dân gian - Về nguồn, Ngày hội Sách... với chủ đề cụ thể, ý nghĩa ở từng năm học. Phòng GD&ĐT đã phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quận Ngũ Hành Sơn chỉ đạo các Liên đội tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống cách mạng, giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tâm lí,... cho học sinh thông qua các hoạt động như viết Nhật ký làm theo lời Bác; kể chuyện về Bác Hồ; tổ chức thăm tặng quà các đơn vị Bộ đội, Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình có công cách mạng; thực hiện tốt cuộc vận động “Thiếu nhi Đà Nẵng thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, chương trình “Thắp sáng ước mơ”, phong trào “Nuôi heo đất giúp bạn đến trường”, “Uống nước nhớ nguồn”,… Các liên đội đã ra quân dọn vệ sinh Nghĩa trang Liệt sĩ, khu Di tích K20, khu Di tích 45 học sinh Mân Quang, các “Đoạn đường em chăm”, đẩy mạnh phong trào “Sạch nhà, sạch phố, sạch trường”... Bên cạnh đó, hằng năm các liên đội thường xuyên tổ chức cho học sinh tham quan Bảo tàng Quân khu V, thăm Bảo tàng Đà Nẵng và Di tích thành Điện Hải,… Các hoạt động này góp phần bồi dưỡng, hình thành nhân cách, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, đội viên nhi đồng trên địa bàn quận.
Trong hành trình 20 năm qua, có thể khẳng định, những thành quả mà giáo dục tiểu học quận Ngũ Hành Sơn đạt được là nhờ sự quyết tâm, đoàn kết, đồng thuận, năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn thi đua dạy tốt và học tốt của thầy và trò trong từng năm học; nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sự quan tâm sâu sắc của các cấp Đảng uỷ và chính quyền. Nhiều năm liên tục, cấp tiểu học Ngũ Hành Sơn được Sở GD&ĐT đánh giá Hòan thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, góp phần vào thành tích thi đua của ngành giáo dục quận.
Với nền tảng vững chắc, hi vọng những năm đến giáo dục tiểu học sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành quả hơn nữa.
Năm 2006, cùng với các quận huyện khác, giáo dục đào tạo Ngũ Hành Sơn đã đón nhận một sự kiện vô cùng quan trọng - Quyết định số 10/QĐ- UBND ngày 15/02/2006 của Ủy ban
nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng
về việc Ban hành Đề án chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các trường trung học cơ sở (THCS) cho UBND các quận, huyện thuộc Đà Nẵng. Từ đó đến nay, với sự quản lý và chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT),
hoạt động giáo dục tại các trường THCS
trên địa bàn quận ngày càng phát triển bền vững, góp phần đưa thành tích giáo dục Ngũ Hành Sơn ngang tầm với các quận huyện khác trên toàn thành phố.
Những ngày đầu mới trực thuộc, toàn quận có 4 trường THCS trong đó có 3 trường công lập và 01 trường ngoài công lập với 108 lớp, 4302 học sinh và 192 thầy cô giáo, trong đó có 96,9% thầy cô đạt chuẩn. Đến năm 2011, Trường THCS Trần Đại Nghĩa ra đời trên cơ sở tách ra từ Trường THCS Lê Lợi. Phòng GDĐT tiếp nhận quản lý Trường Tiểu học-Trung học cơ sở quốc tế Việt Nam- Singapore từ năm 2014 nâng số trường THCS và trực thuộc lên 6 trường. Chuyên viên phụ trách công tác giáo dục THCS lúc mới trực thuộc là những thầy cô giáo được trưng tập từ các trường hoặc các thầy cô đã từng công tác tại Phòng nhưng phụ trách cấp tiểu học. Vượt lên
trên những bỡ ngỡ ban đầu về sự thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý và chỉ đạo, Phòng GDĐT không ngừng đề ra các nhiệm vụ đột phá nhằm từng bước đưa giáo dục THCS Ngũ Hành Sơn vươn lên.
Bắt tay vào công tác quản lý cấp THCS, Phòng GDĐT đã tập trung nâng cao chất lượng đại trà cho các trường THCS trên địa bàn thông qua các hoạt động kiểm tra cũng như tổ chức các chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Về công tác kiểm tra, ngoài hoạt động kiểm tra toàn diện công tác quản lý và chỉ đạo của hiệu trưởng, bộ phận chuyên môn đã chủ động tham mưu với lãnh đạo Phòng kiểm tra các chuyên đề, tăng cường công tác dự giờ thăm lớp, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Bên cạnh đó, công tác sinh hoạt chuyên môn cấp quận đã đi vào nề nếp, với tần suất mỗi bộ môn là 1 lần/học kỳ. Không dừng lại ở đây, Phòng GDĐT đã mời các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng mô hình trường học mới vào đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và thiết kế bài giảng điện tử… Những hoạt động này góp phần vào công tác bồi dưỡng