Nẵng. Nằm giáp ranh với tỉnh Quảng Nam, đây là địa phương còn nhiều khó khăn với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn. Sự quan tâm chăm lo đến việc học của nhiều cha mẹ học sinh còn hạn chế. Trong giai đoạn trước năm học 2008-2009, tình trạng học sinh bỏ học do học yếu, gia đình có hoàn cảnh khó khăn khá phổ biến. Đây là thực trạng đáng lo ngại, là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương cũng như của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, lãnh đạo nhà trường.
Xuất phát từ thực trạng đó, lãnh đạo UBND và Phòng GD&ĐT quận Ngũ Hành Sơn luôn quan tâm chỉ đạo các trường về việc tập trung giải quyết vấn đề bỏ học của học sinh. Cuối năm học 2007-2008, lãnh đạo UBND quận đã triệu tập cuộc họp tại Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phần
bao gồm lãnh đạo UBND quận, lãnh đạo Phòng GD&ĐT; Đảng ủy, UBND phường Hòa Quý, lãnh đạo Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm để bàn bạc, triển khai kế hoạch thực hiện chương trình Tiếp sức đến trường (TSĐT) với sự chủ trì của ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn.
Sau cuộc họp, cả hệ thống chính trị của địa phương đã bắt tay vào cuộc. Học sinh có học lực yếu, kém, hoàn cảnh gia đình khó khăn, có nguy cơ bỏ học được sàng lọc, bố trí theo từng địa bàn dân cư. Để có cơ sở vật chất phục vụ cho các lớp học, nhà trường đã tham mưu với chính quyền địa phương lựa chọn địa điểm; vận chuyển bàn ghế, bảng viết từ trường đến các điểm dạy học. Công tác chuẩn bị ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên với sự nỗ lực của lãnh đạo, giáo viên nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ của Phòng GD&ĐT, của lãnh đạo địa phương, các lớp TSĐT chính
Phạm QuốC TuấN
Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
ĐiNh ĐứC hoàNh
Chuyên viên Phòng GD&ĐT quận Ngũ Hành Sơn
Những chương trình Giáo dục nhân văn
của Ngành Giáo dục và Đào tạoquận Ngũ Hành Sơn quận Ngũ Hành Sơn
thức được triển khai vào năm học 2008- 2009 với 7 địa điểm lớp học ở các khu dân cư bao gồm 268 học sinh. Trong đó khối 6: 51 em, khối 7: 80 em, khối 8: 63 em, khối 9: 74 em. Các môn học bao gồm Toán, Tiếng Anh, Ngữ Văn, Vật lí, Hóa học... Học sinh được học vào giờ chính khóa, trái buổi và hoàn toàn miễn học phí. Kinh phí trả lương cho đội ngũ giáo viên, phụ cấp cho các bộ phận phụ trách bảo vệ, cơ sở vật chất... do UBND quận hỗ trợ.
Việc triển khai Chương trình TSĐT, một mô hình hoàn toàn mới, ban đầu gặp rất nhiều khó khăn. Do các lớp học tại địa bàn dân cư nên công tác quản lí của nhà trường còn bị động, tâm lí của học sinh còn nhiều chủ quan, bỡ ngỡ. Các em học sinh yếu kém thường xuyên nghỉ học, nghịch ngợm. Việc duy trì nề nếp, kỉ luật và chuyên cần của các lớp là vấn đề nan giải. Tuy nhiên, trước những khó khăn đó, lãnh đạo nhà trường cùng tập thể giáo viên được phân công tham gia giảng dạy là những đảng viên, giáo viên cốt cán của nhà trường, cùng với sự hỗ trợ tâm huyết của hệ thống chính trị cơ sở tại địa phương đã khắc phục được những khó khăn ban đầu, đưa các lớp học dần đi vào nề nếp. Kết quả năm học 2008-2009, chương trình TSĐT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tỉ lệ học sinh bỏ học do có học lực yếu, kém, có hoàn cảnh khó khăn đã giảm rõ rệt, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng cao.
Có thể nói, chương trình TSĐT đã giải được bài toán khó về tình trạng học sinh bỏ học. Việc thực hiện chương trình đã tạo ra sự tin tưởng, đồng thuận của cha mẹ học sinh, của dư luận xã
hội. Thành công của chương trình là do sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo quận, của Phòng GD&ĐT, của hệ thống chính trị ở cơ sở địa bàn phường Hòa Quý. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lí của Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, đặc biệt là những thầy cô giáo được phân công phụ trách, giảng dạy chương trình như: thầy Đinh Đức Hoành, thầy Nguyễn Tri Phương, cô Phan Thị Hoa, cô Trần Thị Lệ Minh…
Năm học 2009-2010, nhận thấy vai trò tích cực của chương trình, lãnh đạo UBND và Phòng GD&ĐT quận Ngũ Hành Sơn đã chỉ đạo nhân rộng chương trình đến Trường THCS Lê Lợi, THCS Huỳnh Bá Chánh và sau này là trường THCS Trần Đại Nghĩa. Qua tám năm thực hiện, tỉ lệ học sinh yếu kém ở các trường THCS trên địa bàn quận đã có chuyển biến tích cực. Năm học 2008- 2009, tỉ lệ học sinh yếu, kém trên toàn quận là gần 10,4% thì năm học 2016- 2017, tỉ lệ này là 3,89%. Tỉ lệ học sinh yếu kém kéo giảm trên 6,5% trong 8 năm học qua là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của Chương trình TSĐT trên địa bàn quận. Kết quả thực hiện chương trình như đề cập ở trên đã góp phần cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị số 24-CT/ TU ngày 10/ 8/2009 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu niên hư, vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.
Bên cạnh Chương trình TSĐT, trong những năm học qua, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng học
sinh mũi nhọn. Thời gian trước năm học 2006-2007, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) của nhà trường hầu như chưa được chú trọng, hiệu quả thấp. Tuy nhiên, từ khi Phòng GD&ĐT trực tiếp quản lí, công tác bồi dưỡng HSG đã được quan tâm đáng kể. Sự đánh giá, so sánh, thi đua giữa các trường trên địa bàn đã sôi nổi và đi vào chiều sâu. Trước năm học 2006-2007, đội tuyển học HSG lớp 9 của nhà trường hầu như ít đạt giải trong các kì thi cấp thành phố. Bắt đầu từ thời đểm này trở về sau, đội tuyển HSG lớp 8 và 9 tham gia đã đạt được các kết quả cao các cấp. Năm 2012-2013, lần đầu tiên đội tuyển HSG lớp 9 của trường xếp vị thứ 13 trên toàn thành phố. Ở kì thi HSG cấp quận, đội tuyển HSG lớp 8 luôn xếp ở vị thứ 2.
Cùng với thành công của Chương trình TSĐT, kết quả bồi dưỡng HSG như trên là rất đáng khích lệ với thầy và trò ở ngôi trường thuộc địa bàn còn nhiều khó khăn như trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, qua thực tế quản lí, giảng dạy, nhà trường nhận thấy một bộ phận học sinh học giỏi, hiếu học, có ý chí vươn lên nhưng do hoàn cảnh khó khăn chưa có điều kiện để phát huy hết năng lực của mình. Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, trong đó có sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc, tâm huyết của ông Nguyễn Hòa, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Hòa Quý nay là Phó Chủ tịch thường trực UBND quận Ngũ Hành Sơn; sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, nhà trường đã xây dựng, tham mưu với lãnh đạo các cấp thực hiện Đề án bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS. Mục đích của Đề án
nhằm hỗ trợ cho HSG nói chung, HSG thuộc diện hộ nghèo nói riêng vươn lên trong học tập, phát triển năng khiếu, sở trường cá nhân, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, tạo nguồn nhân lực trong tương lai, góp phần vào quá trình thoát nghèo bền vững, xây dựng địa phương Hòa Quý phát triển. Đối tượng học sinh tham gia Đề án là các em HSG được chia thành các nhóm: Học sinh thuộc diện hộ nghèo, được miễn 100% học phí. Học sinh thuộc diện hộ cận nghèo được miễn 75% học phí, và học sinh có hoàn cảnh bình thường được miễn 50% học phí. Ngoài việc tham gia học các môn nâng cao Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh vào các giờ chính khóa trái buổi tại nhà trường, các em còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hình thành kĩ năng mềm, tham gia các lớp giao tiếp Tiếng Anh với người bản ngữ.
Trên cơ sở tham mưu của lãnh đạo nhà trường, Đề án đã được sự thống nhất cao của lãnh đạo Quận ủy, UBND quận Ngũ Hành Sơn, phường Hòa Quý và Phòng GD&ĐT. Đề án Bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS thực hiện tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, giai đoạn 2016-2021 do UBND phường Hòa Quý chủ trì, được thông qua với tổng mức kinh phí được hỗ trợ dự kiến trong 5 năm là gần 1,7 tỷ đồng. Nguồn kinh phí thực hiện được UBND phường Hòa Quý huy động từ đóng góp của các vị lãnh đạo, các nhà hảo tâm, các cá nhân, các đơn vị sự nghiệp, của những người con quê hương Hòa Quý thành đạt xa quê. Năm học 2016-2017, Đề án đã chính thức được triển khai với 6 lớp thuộc ba khối 7,8,9 với tổng số 146 học sinh (Khối
7: 59 học sinh, Khối 8: 47 học sinh, Khối 9: 40 học sinh - Chia làm 2 lớp). Sau 1 năm học triển khai Đề án HSG, chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn đã có sự chuyến biến rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tinh thần học tập của các em học sinh đã có những thay đổi tích cực, lan tỏa đến các bộ phận học sinh khá, trung bình để những đối tượng học sinh này có động cơ, nỗ lực vươn lên trong học tập, thể hiện cụ thể ở các số liệu sau:
- Chất lượng đại trà nâng cao. Năm học 2016-2017 là năm học có tỉ lệ HSG cao nhất, học sinh yếu kém thấp nhất trong tất cả các năm từ khi thành lập trường từ năm 1993 (Tỉ lệ học sinh giỏi là 22,7% tăng 4,15 %; tỉ lệ học sinh yếu là 1,9% giảm 3,4 % so với cùng kì năm 2015-2016).
- Về chất lượng học sinh mũi nhọn năm 2016-2017, nhà trường đạt tổng cộng 215 giải ở các cấp quốc gia, thành phố và cấp quận. Số lượng giải tăng cao, cụ thể tăng 124 giải so với năm học
2015-2016 ( 91 giải).
- Năm học 2016-2017, trường có 206 học sinh tham gia thi tuyển sinh vào lớp 10 và trúng tuyển 192 em, đạt tỉ lệ 93,2%, tăng 10% so với năm học 2015-2016. Toàn bộ các em học sinh lớp Đề án HSG đều trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập.
Thành công ban đầu của Đề án HSG là nhờ sự quan tâm sâu sắc, hỗ trợ kịp thời về vật chất lẫn tinh thần của lãnh đạo Đảng ủy, UBND quận Ngũ Hành Sơn, phường Hòa Quý, sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh và sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thành công này là nền tảng để nhà trường tiếp tục rút kinh nghiệm, tham mưu công tác triển khai Đề án cho năm học 2017-2018 và những năm tiếp theo.
Cùng với Chương trình Tiếp sức đến trường ở các trường THCS trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, Đề án HSG cấp THCS được thực hiện tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm năm học 2016-2017 vừa qua là những hoạt động có tính nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói riêng và toàn quận nói chung. Chương trình và đề án cũng thể hiện sự thống nhất cao trong công tác lãnh đạo các cấp đối với ngành GD&ĐT quận, sự huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác giáo dục, tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của quận nhà./.
Người Việt thường bảo nhau rằng: “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên”. Đất nước Việt Nam với truyền thống hiếu học xưa nay đã sản sinh ra biết bao người tài. Sự tài giỏi ấy không dửng dưng có được mà nó xuất phát từ một nền giáo dục tiên tiến. Suốt những năm qua, với một mục tiêu cao quý là “trồng người”, ngành giáo dục Việt Nam đã luôn cố gắng hoàn thiện và phát triển ở hầu khắp các địa phương trong cả nước.
Hôm nay, tôi có cơ hội được đến với Ngũ Hành Sơn - một mảnh đất đẹp đến xao xuyến lòng người.Thật không ngoa khi nói nơi đây luôn khoác lên mình một vẻ đẹp "Sơn thủy hữu tình và thơ mộng", bởi con sông Cổ Cò luôn gắn liền núi đá vôi, với ruộng đồng và sông nước bao quanh tạo nên dáng nét tươi đẹp mà khó nơi nào có được. Phong cảnh và nhịp sống nơi đây khiến tôi nhận ra: “Một mảnh đất màu mỡ sẽ giúp chồi non vươn cao và vươn xa, một tâm hồn rộng mở sẽ là nơi những ước mơ được nảy mầm”. Rồi cũng chính những thay đổi và phát triển vượt bậc của ngành giáo dục quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian qua đã thuyết phục tôi tin hơn về điều đó.
Bác Hồ đã từng nói: “Hiền dữ đâu phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Rõ ràng một con người muốn có trí tuệ, có đạo đức không phải dễ dàng, đó là cả một hành trình và hành trình ấy không gì khác chính là giáo dục. Giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển con người và sự phồn vinh của đất nước. Nhận thức được trọng trách xã hội cao quý này, ngành giáo dục của quận Ngũ Hành Sơn đã luôn nỗ lực không ngừng với sự nghiệp “trồng người” trong suốt những năm qua.
Từ khi ra đời cho đến nay, phòng giáo dục và đào tạo quận Ngũ Hành Sơn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ để phát triển phù hợp với xã hội.Với con số 36 trường Trung học cơ sở, Tiểu
Cô Huỳnh Thị Thanh Nga - Hiệu Trưởng trường Mầm non Hoàng Anh
NguyễN Thị ThuậN
SV: Khoa Ngữ văn - Ngành Báo chí- Trường ĐHSP-ĐH Đà Nẵng