Ngày về của tô

Một phần của tài liệu NGU HANH SON (1) (Trang 103 - 105)

TrầN Thị Diệu PhÚC

‰

không?” Tôi hơi ngạc nhiên trước câu hỏi của thầy, cũng có phần bối rối nữa. Thầy tiếp: “Nếu em không muốn ở lại thì cũng không ai trách em đâu, vì em có quyền lựa chọn. Đã có nhiều người đến, rồi cũng đi, không sao cả”. Tôi đã quyết định ở lại, dù thầy cho tôi thêm thời gian để suy nghĩ. Thầy hỏi tôi vài câu về cá nhân, biết tôi từ Huế vào đây không có người quen thân, chỉ vẻn vẹn hai người bạn ở khá xa nơi đây, thầy nhờ các cô giúp đỡ tôi chỗ ăn ở trong những ngày đầu. Sự gần gũi và quan tâm của thầy khiến tôi cảm thấy an lòng. Tối hôm đó, tôi ở lại nhà của một cô giáo lớp 5. Đêm đầu tiên, tôi không sao chợp mắt được. Lòng tôi ngổn ngang những suy nghĩ. Liệu mình có gắn bó được ở nơi này không? Ở đây sao buồn thế?... Những ngày đầu nhận lớp, tôi luôn cố gắng đến trường thật sớm. Tôi ngạc nhiên bởi vì ngoài cô bảo vệ, người đến sớm nhất lúc nào cũng là thầy Hiệu trưởng. Thầy cũng là người thường ra về sau cùng. Tôi rất bất ngờ về điều này. Mỗi lần nói chuyện qua điện thoại với ba mẹ, thầy Hiệu trưởng là người tôi kể nhiều nhất. Ba tôi bảo: “Chỉ có những người thầy thật sự tâm huyết với nghề mới làm được như vậy”. Nghĩ đến thầy, tôi liên tưởng đến thầy Hiệu trưởng Kobayashi Sosaku trong truyện ngắn “Totto-chan: Cô bé bên cửa sổ”. Thầy Hiệu trưởng trường của tôi cũng đặc biệt như thế. Thầy yêu nghề theo cách riêng của thầy. Vài ngày sau, cô Chủ tịch công đoàn xin cho tôi ở nhờ nhà của một bà cụ. Bà yêu thương tôi, vậy là tôi sống với bà luôn. Tôi cảm nhận được con người ở đây hiếu khách, nhiệt tình và rất chân

thành. Từ những giáo viên trong trường cho đến những người dân quanh đây, họ luôn quan tâm, giúp đỡ và yêu quý tôi. Đám học trò của tôi cũng thỉnh thoảng ghé thăm tôi. Chúng hỏi tôi về xứ Huế, bắt tôi kể chuyện rồi cười đùa ríu rít. Nhờ vậy, nỗi buồn và sự nhớ nhà trong tôi vơi đi theo thời gian thật mau. Gần một tháng sau, ở quê tôi điện báo cho tôi về nhận quyết định. Về quê hiển nhiên là vui hơn ở đây rồi, cuộc sống của tôi cũng tốt hơn. Lặng nhìn đám trẻ nô đùa trong sân, nhìn dòng chữ ngay ngắn trên dãy phòng học: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải ra sức dạy tốt, học tốt”, tôi quyết định gắn bó với nơi đây. Tôi đã chọn nghề dạy học vì muốn được cống hiến, muốn được đốt cháy bản thân mình để tỏa sáng. Nếu ngại gian khổ, ngay từ đầu tôi đã không ở lại.

Thời gian đầu tập sự, tôi gặp không ít khó khăn và áp lực. Biết bao lần tôi nén tiếng khóc tức tưởi vì học trò không chịu nghe lời, lại còn mắc lỗi này đến lỗi khác trong công việc, thậm chí có lúc sai phạm của tôi khiến học trò của mình chịu thiệt thòi và cũng ảnh hưởng đến trường, nhưng mọi người không trách tôi, trái lại luôn động viên khích lệ tôi, dần dần tôi cũng vượt qua. Rồi những niềm vui cũng đến khi học trò của tôi đạt giải trong các hội thi. Tôi cũng thường tham gia chở học sinh đi thi, mỗi lần như vậy, lòng tôi lại thấy hồ hởi và hi vọng. Có lần chở hai học sinh của trường đi thi vẽ, lúc về tôi đưa chúng ra biển chơi rồi chụp hình gửi lại cho chúng. Tôi muốn lưu giữ cho chúng khoảnh khắc này, để những lúc nhìn lại, có lẽ chúng sẽ tự hào rằng mình

đã học giỏi, được ra thành phố thi tài với các bạn và một điều quan trọng hơn là nhìn vào quá khứ đáng khen đó, chúng sẽ cố gắng nhiều hơn trong tương lai để không phải hổ thẹn. Một năm học qua nhanh với biết bao niềm vui cùng những nỗi lo toan, thật khó mà kể hết được. Nhưng trên con thuyền tôi đi, tôi may mắn có thầy Hiệu trưởng làm tiền tiêu, có các cô hướng dẫn dìu dắt và các đồng nghiệp tận tình với tôi như một người anh, người chị giúp tôi vững tay chèo để đưa học trò của mình sang bờ tri thức. Hôm nay tôi trở về nhà sau một năm học vất vả, như một cô học trò nghỉ hè về quê. Tôi lại đi ngang qua cánh đồng ngày nào. Trong làn sương mờ, tôi nhận ra sen trong hồ đã nở được vài bông. Vậy là mùa hạ đã đến thật rồi. Ở trường tôi mấy cây phượng còi cọc quá, hè đến rồi mà còn chưa có lấy một nụ hoa, vắng cả tiếng ve, giờ nhìn sen mới cảm nhận được mùa hè. Này đây những đám lục bình trôi nổi trên sông. Này đây hoa cúc dại mọc đầy ven lối đi. Tất cả trở nên quen thuộc và gần gũi biết bao. Tôi chợt nhận ra mình đang xa rời quê hương thứ hai để trở về với nơi chôn rau cắt rốn - một quê hương máu thịt khác. Chưa bao giờ tôi yêu Hòa Quý đến vậy. Chưa bao giờ tôi thấy nhớ trường, nhớ học trò, nhớ những người đồng nghiệp anh em như lúc này. Tôi

cứ ngỡ người bà nhận nuôi tôi là điều duy nhất khiến tôi vướng bận ở chốn này, không ngờ nơi đây có nhiều điều khiến tôi phải lưu luyến đến vậy. Khi trở lại, tôi nghĩ mình sẽ cố gắng sống tốt hơn. Tôi muốn trở thành một cô giáo tốt của học sinh, một đồng nghiệp tốt của các thầy cô, một người cháu tốt của bà và một người dân tốt ở địa phương để đáp trả những ân tình sâu nặng mà mọi người đã dành cho tôi./.

Quê tôi đất nặng nghĩa tình

Núi nghiêng nhìn biển đã thành tích xưa Mặn mòi với tiếng mẹ ru

Mái trường nâng bước tuổi thơ lớn dần Phạm Hồng Thái, Tô Hiến Thành Lê Lai, Lê Lợi vươn mình đi lên

Huỳnh Bá Chánh, Nguyễn Bỉnh Khiêm Ươm mầm nuôi dưỡng niềm tin vào đời Còn kia danh tướng một thời

Trần Quang Diệu sống với lời nước non Lê Bá Trinh, Mai Đăng Chơn

Võ Chí Công, Ngũ Hành Sơn ân tình Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Duy Trinh Lê Văn Hiến đậm dáng hình quê hương Hai mươi năm quận Ngũ Hành Sơn Dẫu còn gian khó nhưng luôn đồng lòng Về đây mái ấm nhà chung

Tình thầy trò mãi sáng trong muôn đời./.

Một phần của tài liệu NGU HANH SON (1) (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)