Trường THCS Trần Đại Nghĩa

Một phần của tài liệu NGU HANH SON (1) (Trang 96 - 98)

Năm 2011 trường THCS Trần Đại Nghĩa được thành lập theo quyết định số 1763/QĐ- UBND ngày 20/06/2011 của UBND quận Ngũ Hành Sơn trên cơ sở tách ra từ trường THCS Lê Lợi.

Ngày đầu tiên thành lập trường có 406 học sinh gồm các khối 6, 7, 8,9. Với 36 cán bộ, giáo viên từ Trường THCS Lê Lợi chuyển về, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt sẽ là nền tảng để nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học mới.

Cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng trên tổng diện tích hơn 9.000m2, gồm 15 phòng, trong đó có 12 phòng học và 3 phòng làm việc.

Theo thời gian nhà trường ngày càng phát triển đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục. Năm 2015 và 2016 được sự quan tâm của Quận ủy, UBND quận đã đầu tư xây dựng khu phòng học bộ môn Vật lý, Tin học, Hóa học, Thư viện; và khu hiệu bộ của nhà trường, nhằm phục vụ cho công tác dạy và học ủa nhà trường.

Hiện nay trường có 650 học sinh với 16 lớp. Tổng số CBGV 40 người, số CBGV đạt chuẩn 100% và trên chuẩn chiếm 90 %. Năm 2015 Thư viện trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng công nhận thư viện đạt chuẩn; Năm 2016 phòng học bộ môn Vật lý và phòng học bộ môn Tin học đã được công nhận phòng bộ môn đạt chuẩn theo Quyết định số 37/2008/QĐ- BGDĐT;

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự động thuận của cha mẹ học sinh đặc biệt sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo của phòng GDĐT quận Ngũ Hành Sơn. Từ việc xác định rõ nhiệm vụ nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên và đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngày càng đạt hiệu quả cao. Nhà trường đã xác định: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; Tất cả vì chất lượng thật và hiệu quả cao, không những thế phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học. Bồi dưỡng cho học sinh khả năng thực hành, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên. Nhà trường làm tốt công tác phụ đạo học sinh yếu và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn thông qua chương trình “Tiếp sức học sinh đến trường” và chương trình “Người bạn đồng hành”; Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt được phát động rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh toàn trường ngay từ đầu năm học và đã trở thành nếp nghĩ cách làm của nhà trường trong nhiều năm qua.

Từ năm học 2012-2013 đến nay chất lượng dạy học được nâng lên rõ rệt, chất lượng giáo dục mũi nhọn, chất lượng giáo dục đại trà năm học sau cao hơn năm học trước.

Nhiều năm liền giáo viên tham gia cuộc thi sản phẩm dạy học tích hợp, học sinh tham gia cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn, tin học trẻ đạt giải cấp quốc gia. Năm học 2016-2017 nhà trường đạt 04 giáo viên giỏi cấp thành phố, 07 người đạt CSTĐ và giáo viên giỏi cấp quận. Đội tuyển học sinh giỏi của trường tham gia các cuộc thi do các cấp tổ chức, cấp quận đạt 107 giải và cấp thành phố đạt 27 giải.

Nhà trường được UBND quận tặng danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến". Công đoàn nhà trường đạt Công đoàn vững mạnh; Liên đội TNTP Hồ Chí Minh được Hội đồng đội quận công nhận Liên đội xuất sắc tiêu biểu nhiều năm liền .

Chi bộ độc lập với 13 đảng viên, được Đảng ủy phường Khuê Mỹ công nhận là “Chi bộ trong sạch vững mạnh 5 năm liên tục (từ năm 2012 đến 2016) và “Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 3 năm liền (từ năm 2014 đến 2016).

Trường THCS Trần Đại Nghĩa trải qua 6 năm xây dựng và phát triển, vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách, với biết bao bước thăng trầm. Để có được ngày hôm nay, một ngôi trường tương đối khang trang, có chất lượng giáo dục toàn diện, có đội ngũ các thầy cô giáo vững về chuyên môn nghiệp vụ, được Đảng, chính quyền và nhân dân tin cậy là cả một quãng thời gian phấn đấu liên tục, đang từng bước hoàn thành sứ mạng lịch sử mà Đảng và nhân dân giao phó của các thế hệ thầy và trò trường.

Một trang sử mới đã mở ra. Nhiều thách thức đang đón đợi. Nhưng dù có khó khăn đến mấy Thầy và Trò trường THCS Trần Đại Nghĩa quyết tâm thực hiện tốt sứ mạng đã được Ngành và xã hội giao phó.

NguyễN Thị mỹ Lệ

‰

Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Bá Trinh

Như những dòng sông miệt mài về với biển, chúng tôi vẫn từng ngày âm thầm góp lộc cho đời. Mười hai mùa hoa đi qua, mười hai mùa cây thay lá. Tường vôi, ghế đá, hàng cây đã in dấu thời gian. Vậy mà sao…từng bước chân trên lối cũ vẫn ngập ngừng. Xòe bàn tay, nắm bàn tay, bao yêu thương đong đầy cho lòng chợt bối rối. Quay về phía nào cũng bắt gặp những dấu yêu. Thương sao, khoảng trời mây trắng!…

Tiểu học Lê Bá Trinh! Tiếng gọi thương yêu, trìu mến, mười hai năm rồi mà như chỉ mới hôm qua. Mười hai năm! Dẫu chưa đủ để phù sa bồi đắp thành đồng, chưa đủ để một con lạch có thể thành sông; và cũng chưa đủ để một cụm cây vươn trở thành rừng. Nhưng với chúng tôi, chừng ấy thời gian cũng đủ làm nên một Miền Nhớ. Nhớ những ngày đầu gạch đá ngổn ngang, mỗi buổi tan trường, cô - trò lấm lem bùn đất. Nhớ những gương mặt xinh xinh của các em ửng hồng trong nắng gắt giờ chơi. Nhớ những hôm cô - trò cùng lượm từng viên đá, vun từng gốc cây trên mảnh đất khô cằn. Và nhớ… những cơn mưa trắng xóa, sân trường bùn đất giăng giăng… Phải chăng bao khó khăn để cùng nhau xích lại, để thắp sáng và nâng niu hơn ngọn đuốc của sự nghiệp trồng người. Để mỗi buổi đến trường lại thấy yêu hơn, tự hào hơn về một ngôi trường Tiểu học Lê Bá Trinh trẻ trung, duyên dáng và tràn đầy sức sống như hôm nay.

Chúng tôi nghe trong trầm tư của hàng cây trước lớp, trong xôn xao của gió mới đầu mùa, trong náo nức của lòng người giục chân bước mau mau. Chúng tôi thấy trong mắt em thơ một trời xanh, một biển rộng, một khát vọng tương lai qua muôn vàn dấu hỏi lấp lánh trong ánh nhìn thơ ngây. Chúng tôi đã và sẽ như những cánh chim không mỏi, tha từng hạt nắng trời để ươm mầm cho những ước mơ em. Để mai đây trên khắp nẻo đường đời, các em sẽ luôn nhớ và cảm nhận sự nâng đỡ dịu dàng trên mỗi bước các em qua. Đừng quên nghe em, ở nơi đây, một miền thương nhớ, có chúng tôi vẫn góp lộc cho đời. Để mai sau, mười năm, hai mươi năm hay lâu hơn nữa,… thời gian biến động, vật dổi sao dời thì vẫn mãi nơi đây, một tình yêu không bao giờ thay đổi. Nhớ em nghe, Tiểu học Lê Bá Trinh, một mái trường, một tổ ấm đã một thời mớm sữa, ươm mơ cho hoài bão học trò. Đó là quê hương, là niềm thương, là nỗi nhớ:

“ Mỗi người có một quê Ngày dại thơ để ở Tuổi thiếu niên để yêu Và lớn lên để nhớ…”

(Xuân Quỳnh)

Và có lẽ, đó là tình yêu, là điều còn lại mãi với nơi này: Tiểu học Lê Bá Trinh - ngôi trường của ước mơ; nơi góp Lộc cho đời.

Một phần của tài liệu NGU HANH SON (1) (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)