có bao giờ trở lại
NguyễN Thị hằNg
GV tổ Ngữ Văn - trường THCS Lê Lợi
Nhớ ngày nào chúng con còn bỡ ngỡ. Bước chân vào trung học buổi đầu tiên. Trong mắt cô lũ trẻ thật hồn nhiên Tuy đã lớn nhưng vẫn còn khờ dại. Rồi thời gian cứ vô tình trôi mãi Chúng con xa trường đã mấy chục năm Tóc cô xanh chắc đã ngả hoa râm Dấu thời gian in hằn trên khóe mắt Lũ chúng con kẻ vội người tất bật
Muôn nẻo đường đời mải miết mưu sinh. Để đôi khi nhìn lại giật mình
Đã bao năm chẳng quay về chốn cũ. Cô vẫn nói những dòng sông hội tụ Nơi đại dương rộng lớn bao la, Và những dòng sông cứ mãi trôi xa Không chảy ngược về nơi đầu nguồn nước Nhưng những dòng sông không sao quên được Nên nương theo những cơn gió đầu mùa Hóa thân thành những hạt nước cơn mưa Để trở lại nơi khởi nguồn dòng chảy Thầy cô ơi chúng con cũng vậy,
Như những dòng sông không bao giờ trở lại, Nhưng trong tim vẫn luôn giữ mãi,
Hình dáng của thầy, giọng nói của cô. Để đôi khi nhớ lại thuở dại khờ Lòng rưng rưng lại mơ về nơi ấy.
Một buổi chiều tháng mười một mưa rả rích, gió vẫn lay lắt từng hồi tạt vào những ô cửa kính. Trước sân trường, cây phượng vĩ già khẽ trở mình làm rụng rơi vài nhánh lá đã lỡ thì. Lộp bộp… lộp bộp… mưa gõ nhịp đều đặn trên những mái tôn. Thỉnh thoảng tiếng mưa lại bị khuất lấp đi trong tiếng ê a đọc bài lại vang lên từ những lớp học i tờ…
Trong một vài phút ngắn ngủi, tiếng học trò trong trẻo cất lên giữa tiếng mưa khiến lòng tôi xao xuyến lạ lùng. Rồi những kỉ niệm xưa chợt ùa về, kỉ niệm về những năm tháng thời học trò khi chúng tôi còn là những học sinh tiểu học. Cho đến bây giờ, đã mấy chục năm xa trường, tôi vẫn không thôi nhớ về ngôi trường làng nhỏ, nơi có những cô giáo như mẹ hiền. Trường tôi ngày ấy là cơ sở hai của trường Lê Lai. Người dân vùng này vẫn hay gọi là Trường Đa Mặn - lấy theo tên gọi của vùng. Trường chỉ có ba phòng dành cho các lớp tiểu học và hai phòng dành cho các em mầm non. Các cô giáo của trường đa phần là các cô giáo sống ở địa phương. Riêng, cô Ánh Hoa, cô giáo dạy tôi lớp năm, nhà khá xa trường. Ngày nào cô cũng đến lớp bằng chiếc xe đạp cọc cạch. Vậy
mà suốt một năm trời, chưa khi nào tôi thấy cô đến muộn hay nghỉ dạy. Cô còn hay đến sớm để kèm thêm cho các bạn học yếu hoặc trò chuyện với chúng tôi.
Ngày ấy, tôi là một cô bé bình thường không có gì nổi bật. Trong các môn học, tôi ghét nhất là môn Tập làm văn. Bài kiểm tra viết của tôi lúc nào cũng chỉ năm hoặc sáu điểm. Đối với tôi đó là một môn học vừa khó lại vừa nhàm chán. Ngày nào có tiết Tập làm văn là tôi lại cảm thấy sợ. Sợ phải làm văn, sợ cái cảnh ngồi cả buổi mà chẳng viết được câu nào. Vậy mà năm tôi học lớp năm - lớp cuối cấp của Tiểu học, môn văn đã không còn là nỗi ám ảnh đối với tôi. Những tiết dạy của cô bao giờ cũng đầy truyền cảm và lôi cuốn. Cô tập cho chúng tôi cách đọc và phân tích đề bài, cách quan sát, cách lập dàn ý, cách diễn đạt thành lời… Những câu hỏi, bài tập khó đều được cô gợi mở một cách nhẹ nhàng. Dần dần tôi không còn chán ghét môn văn. Cách học từ việc quan sát tỉ mỉ, thu thập thông tin và lập dàn ý hình thành cho tôi khả năng làm văn một cách khoa học, định hình được bài làm của mình mà không sợ lạc ý. Có lần, tôi đánh bạo hỏi cô: “Làm thế nào để học giỏi văn cô nhỉ?”. Lúc ấy, tôi nghĩ
hoàNg Thị QuỳNh yếN
Giáo viên trường TH Lê Văn Hiến “gieo hạt”
không biết cô có mắng mình không, thế nhưng cô lại mỉm cười với tôi và nhẹ nhàng bảo “Không khó lắm đâu em, chỉ cần em chăm đọc nhiều sách; cố gắng học từ sách cách diễn đạt, cách miêu tả; luyện viết thật nhiều và tự tin thể hiện bản thân”. Hôm sau, cô tặng tôi một quyển sổ tay để ghi chép. Từ đó cứ mỗi lần đọc được cuốn sách hay, tìm được đoạn văn, câu văn hay là tôi lại ghi chép vào sổ một cách tỉ mỉ. Đôi lúc đó là những câu văn tôi nghĩ ra khi quan sát, cảm nhận một sự vật nào đó hay có khi là những lời giảng hay của cô. Cứ như vậy, quyển sổ tay của tôi cứ dần dần kín mít chữ. Sau này cho đến khi tôi lên cấp hai, cấp ba rồi đại học tôi vẫn giữ thói quen ghi chép ấy. Mỗi ngày cách diễn đạt của tôi đều tiến bộ hơn, dần dần những bài văn đã đạt điểm tám, điểm chín, thậm chí điểm mười. Rồi chẳng biết tự khi nào tôi đã yêu thích môn học mà trước đó tôi từng ghét cay ghét đắng. Cho đến bây giờ tôi vẫn không sao quên được, ngày đầu tiên cô đọc bài văn của tôi trước lớp. Tôi cảm nhận được ánh mắt trầm trồ khen ngợi đầy ngưỡng mộ của các bạn trong lớp. Chưa bao giờ tôi có được một niềm vui lớn như vậy. Từ đó, tôi ao ước được như cô, được trở thành một cô giáo dạy văn tiếp tục truyền lửa cho học trò. Sau này, khi lựa chọn nghề nghiệp cho mình tôi đã chọn ngành Sư phạm Văn. Hơn hai mươi năm đã trôi qua, tôi bây giờ đã là cô giáo tiểu học, giấc mơ xưa đã trở thành hiện thực - giấc mơ gieo hạt cho những mầm xanh./.
Tâm sự ...
cả tình yêu của ba mươi mốt trái tim cùng chung nhịp đập. Tôi cũng đã được lớn lên với sự dìu dắt, hướng dẫn từng bước chập chững vào nghề, cái nghề mà cả xã hội đều tôn vinh . Với tinh thần ham học hỏi của ba mươi mốt khối óc cùng chung chí hướng. Những buổi giao lưu họp mặt, những cuộc họp tổ chuyên môn tranh luận, những tiết thao giảng chuyên đề… tất cả là để nuôi dưỡng và phát triển tình thân ái, là để nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn . Đội ngũ giáo viên trường tiểu học Lê Văn Hiến đang ngày ngày cần mẫn bên các em, mặc những lo toan cuộc sống còn chưa vơi, đó là minh chứng hùng hồn cho tình yêu của người giáo viên dành cho các em học sinh, cho đạo đức nhà giáo Cảm ơn Đời, cảm ơn Người vì đã đón nhận tôi và cho tôi một gia đình như thế! Ngoài sân, cây vẫn xanh, vẫn lớn dần theo năm tháng. Thành công cũng không thể chợt đến trong ngày một ngày hai. Thành công của ngày mai được bắt đầu từ ngày hôm nay và thành quả của ngày hôm nay giúp chúng ta nhìn rõ hơn mục tiêu phấn đấu cho ngày sau. Lời cuối cho tôi được nói lên lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình thứ hai của tôi - tập thể giáo viên trường Tiểu học Lê Văn Hiến - là điểm tựa, là miền đất hứa cho tôi trưởng thành từ hôm qua, hôm nay và ngày mai.Cầu mong cuộc đời ban nhiều điều tốt lành cho ngôi trường thân yêu của tôi./.
Từ năm học 2006-2007 đến nay, trường THCS Lê Lợi liên tục nằm trong số các đơn vị dẫn đầu ngành Giáo dục Đào tạo (GDĐT) của quận cũng như thành phố (cấp THCS) về giáo dục thể chất. Ông Hồ Anh Dũng - chuyên viên Sở GDĐT nhận xét: “Được sự quan tâm, đầu tư của Ban giám hiệu cùng lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của các giáo viên bộ môn đã giúp trường THCS Lê Lợi luôn đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc trong công tác giáo dục thể chất của quận, thành phố. Và nhà trường xứng đáng với danh hiệu ấy”.
Ngoài nhà tập được xây dựng từ năm 2001, Ban giám hiệu trường THCS Lê Lợi đã quy hoạch lại toàn bộ khu vực giáo dục thể chất. Hố nhảy xa, sân bóng đá, đường chạy sân điền kinh được chỉnh trang nâng cấp từng năm. Không chỉ gói gọn trong giờ học thể dục đơn thuần, nhà trường đã chỉ đạo cho tổ bộ môn sau những chương trình giáo dục thể chất ổn định phải phát triển các môn thể thao mũi nhọn. Từ đó, những lớp năng khiếu tự chọn đã thu hút sự
tham gia ngày càng đông đảo của các em học sinh trong trường.
Khi bộ môn bóng rổ bắt đầu phát triển và có thành tích tại Hội Khoẻ Phù Đổng thành phố (năm học 2001 - 2002), lãnh đạo nhà trường đã xác định phải duy trì và bắt đầu phát triển các môn mới, cùng với việc củng cố những môn đã có. Những năm qua, một mặt chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, mặt khác Ban giám hiệu nhà trường cũng đã mời các giảng viên trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng về tham gia huấn luyện các môn bóng đá, bóng rổ cho học sinh khối lớp 6,7. Qua đó, tuyển chọn những em có năng khiếu ở từng bộ môn để đưa vào các đội tuyển của nhà trường và huấn luyện nâng cao. Cách làm này đã giúp các đội tuyển bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông luôn giành thứ hạng cao trong các giải đấu cấp quận, cấp thành phố.
Vì thế không có gì ngạc nhiên khi tại giải thể thao học sinh, Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố kể từ năm 2005