Những tấm lòng vàng

Một phần của tài liệu NGU HANH SON (1) (Trang 101 - 103)

Lê Thị Kim TuyếN

‰

nền công nghệ thông tin vượt bậc, xã hội càng đòi hỏi năng lực chuyên môn của Thầy cao hơn, vì tri thức và tình yêu học trò quý Thầy lại phải cố gắng hơn trong giảng dạy cũng như phải tự học tập rèn luyện nâng cao kiến và chuyên môn để cống hiến cho công việc một cách hoàn thiện và có trách nhiệm nhất. Đây chính là tấm gương cho các học sinh noi theo mà không cần phô trương quảng cáo, cốt lõi vẫn là tri thức và tình yêu học trò. Đồng chí Lê Duẩn có nói: “Trong công việc của các kỹ sư thì công việc của người kỹ sư tâm hồn là khó nhất, khó vì không phải chỉ truyền thụ kiến thức mà còn phải chuyển giao cho học sinh một nền giáo dục nhân bản hoàn thiện nữa, vì vậy mà quý thầy đã dồn hết tâm huyết của cả đời mình để làm sao cho học sinh của mình nên người thành đạt trong cuộc sống và trở thành một công nhân tốt cho đất nước Việt Nam thân yêu này” . Cám ơn những tấm lòng vàng của quý thầy cô giáo, là những người ươm mầm chăm sóc nuôi dưỡng tri thức và đạo đức cho cây đời lớn lên, để trở thành những con người tài năng đức độ phục vụ đất nước và xây dựng nước nhà. Quý thầy đã sống trọn thiên chức “trồng người”.

Tiếp sức

Lê Thị DươNg

‰

Nguyên giáo viên trường Tiểu học Lê Bá Trinh

Ba mươi bảy năm làm nghề dạy học Để lại trong tôi bao kỉ niệm buồn vui Bao lớp học đã qua, bài giảng vẫn gọi mời Những cảm xúc trinh nguyên vẫn dào dạt vậy Gửi đến các em bao lời dung dị

Học để thành người, để biết yêu thương… Mỗi ngày đến trường phải chỉn chu hơn Từng nết đứng, dáng đi, từng lời ăn tiếng nói Cuộc sống ngoài kia lắm điều mời gọi Hãy lắng lòng mình để bài giảng thêm sâu. “Em biết đấy cuộc đời nhà giáo

Rất đơn sơ tập giáo án kê đầu

Viên phấn trắng với cuộc đời bay bổng Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim.” Em đã chọn làm nghề dạy học

Đừng nghĩ nhiều đến tiền tài, địa vị cao xa Hãy nghĩ đến tình người trước đã

Sẽ giúp mình vững bước dặm đường xa. Em đã chọn làm nghề dạy học

Phải dang tay đón nhận nhiều điều: Bao trăn trở - vinh quang - hạnh phúc Nghề “trồng người” thật đẹp biết bao nhiêu!

Vậy là đã kết thúc một năm học, tôi trở lại Huế để tận hưởng hai tháng hè của mình. Buổi sáng, tôi thức dậy thật sớm để đi cho khỏi nắng. Bà tiễn tôi ra sân, gởi lời hỏi thăm đến ba mẹ tôi và dặn tôi chạy xe cẩn thận. Tôi chào bà, chúc bà ở lại vui khỏe rồi chạy thẳng một mạch, không dám ngoái đầu nhìn lại, tôi sợ bà nhìn thấy tôi khóc… Lẽ ra tôi phải vui mới đúng chứ? Vui vì tôi sắp được về với quê hương, về với gia đình của mình. Ba mẹ và các em tôi, cũng như tôi đã chờ đợi ngày này bấy lâu nay của sau một năm. Vậy mà nhìn vào kính chiếu hậu, thấy bà vịn cửa đứng mãi nhìn theo bóng tôi, mắt tôi cứ ngân ngấn nước…Thế rồi, bóng người bà và ngôi nhà tôi trọ thân thương cũng khuất dần theo con đường làng bê tông ngoằn ngoèo ấy. …Gần sáu năm về trước, tôi nhận được quyết định vào dạy học ở quận Ngũ Hành Sơn. Tôi háo hức lên đường vào Đà Nẵng - một thành phố nhiều những chính sách đãi ngộ mà biết bao người trẻ tuổi như tôi mơ ước được làm việc. Sau khi thầy chuyên viên ở Phòng Giáo dục trao cho tôi quyết định và chỉ cho tôi đường về trường, người bạn của tôi chở tôi đi. Xe chạy xuống một con

dốc nhỏ, tôi bất ngờ và có phần “sốc” vì những gì tôi được thấy. Trái hẳn với cảnh phố xá sầm uất nhộn nhịp vừa đi qua, trước mắt tôi là một cánh đồng rộng lớn, phía hai bên đường đi, lục bình xanh um, lác đác vài cụm hoa tím ngát, xa xa là dãy núi Ngũ Hành Sơn bên một dòng sông yên lặng, mà mấy hôm sau tôi mới biết đó con sông Cổ Cò… Người bạn của tôi hỏi: “Sao càng đi càng thấy giống đường về quê vậy?”. Tôi ngậm ngùi không biết phải nói gì. Thành phố Đà Nẵng trong trí tưởng tượng của tôi khác nhiều cơ, hoa lệ và náo nhiệt. Tôi không ngờ ở một thành phố có tốc độ phát triển đứng đầu cả nước lại có một miền đất như thế này. Chúng tôi phải hỏi đường khá vất vả mới tìm được trường. Đây rồi, trường Tiểu học Tô Hiến Thành - tôi đọc thầm. Ngôi trường khá rộng nhưng hơi cũ, cây cối gầy guộc, không có những tán lá bàng sum sê hay những gốc phượng già như tôi nghĩ. Trước mắt tôi là thầy Hiệu trưởng. Thầy bình dị và chân chất quá. Hôm nay quả là một chuỗi những bất ngờ. Thầy hỏi tôi: “Em đã đi một quãng đường xa để đến đây, thấy vùng đất này khó khăn như vậy, ngôi trường này cũng khó khăn như vậy, liệu em có bị lung lay

Một phần của tài liệu NGU HANH SON (1) (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)