4.4.1.1. Căn cứ pháp lý dự án
Căn cứ Quyết định số 3162/QĐ-UBND ngày 26/09/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số 4545/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định Bảng giá đất thời kỳ 2015- 2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
dân tỉnh về việc ban hành Bảng giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, công trình kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số 999/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành quy định về thực hiện trình tự thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đât, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiệ dự án đầu tư trên đia bàn tỉnh Thanh Hóa.
Căn cứ Quyết định số 4437/2016/QĐ-UBND ngày 14/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số 4925/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Bảng giá xây dựng mới nhà ở, nhàg tạm, công trình kiến trúc làm cơ sở xác định giá bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số 3527/2017/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 về việc ban hành Bảng giá đất điều chỉnh thời kỳ 2015-2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Căn cứ Văn bản thông báo số 2085/HĐTĐGĐ ngày 06/11/2017 của Hội đồng thẩm định giá đất về việc thông báo kết quả thẩm định phương án giá đất cụ thể làm căn cứ xác định tiền sử dụng đất dự án: Xây dựng nâng cấp, cải tạo đường nối quốc lộ 1A với quốc lộ 10 trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định 1613/QĐ-UBND ngày 14/5/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án nâng cấp, cải tạo đường nối quốc lộ 1A với quốc lộ 10 trên địa bàn huyện Hậu Lộc.
4.4.1.2. Vị trí, diện tích của dự án
UBND huyện Hậu Lộc đã tập trung chỉ đạo các ngành, các xã, thị trấn chủ động khắc phục khó khăn, huy động tối đa nguồn lực hiện có để đầu tư xây dựng các công trình có tính cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh nên tình hình kinh tế - xã hội nói chung, lĩnh vực đầu tư xây dựng nói riêng trên địa bàn tiếp tục ổn định và có sự phát triển. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (thuộc UBND huyện Hậu Lộc) đã tập trung chỉ đạo các nhà thầu huy động nhân lực, xe máy chuyên dùng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số dự án, công trình trọng điểm.
Hình 4.2. Hình ảnh đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10
Để tạo điều kiện cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện đã tham mưu cho UBND huyện Hậu Lộc (chủ đầu tư) thành lập 7 hội đồng giải phóng mặt bằng (GPMB) các công trình, dự án; phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan giải quyết những vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường GPMB; phối hợp với các xã, thị trấn liên quan làm tốt công tác bồi thường GPMB. Đồng thời, phân công cán bộ, kỹ sư lên công trường chỉ đạo, giám sát kỹ thuật, chất lượng từng hạng mục các công trình, dự án, đã yêu cầu một số nhà thầu phá bỏ một số vị trí công trình thi công không đảm bảo chất lượng, thi công đúng thiết kế mới cho triển khai các phần việc tiếp theo. Đối với các nhà thầu thi công chậm tiến độ, ban yêu cầu phải có giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, huy động xe máy, nhân lực đẩy nhanh tiến độ thi công bù khối lượng cho một số thời điểm làm chậm.
Dự án Xây dựng công trình nâng cấp, cải tạo đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10 (Qua 7 xã Đại Lộc, Thành Lộc, Cầu Lộc, Tuy Lộc, Phong Lộc, Liên Lộc, Hoa Lộc) huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
Dự án này dài hơn 13 km, bao gồm tuyến chính có chiều dài hơn 11 km chạy qua các xã Đại Lộc, Thành Lộc, Phong Lộc, Cầu Lộc, Liên Lộc, Hoa Lộc, Tuy Lộc và tuyến đường nhánh dài hơn 2 km, bắt đầu từ K0+00, chạy qua các xã Liên Lộc, huyện Hậu Lộc. Quy mô nâng cấp, cải tạo tuyến đường này đạt tiêu chuẩn cấp năm đồng bằng. Đơn vị trúng thầu thi công là Liên danh Công ty cổ phần xây dựng Tiến Đạt và Công ty TNHH Xây dựng Sơn Đào. Đơn vị tư vấn giám sát là Công ty cổ phần Việt Thanh. Thời gian thực hiện đến hết năm 2019. Theo thiết kế, tuyến đường trên có bề rộng nền đường 7,5 m, bề rộng mặt đường 5,5 m. Nền đường quy định đắp bằng đất đồi đạt độ chặt theo tiêu chuẩn; mái ta-
luy có trồng cỏ; các vị trí qua ao hồ bị ngập nước được gia cố bằng đá hộc, xây vữa xi-măng. Đối với đoạn tuyến chính có nền yếu, phải xử lý đào thay lớp đất yếu; những vị trí mặt đường cũ bị sình lún, thì phải xử lý nền đường sâu và đắp trả lại bằng đất bảo đảm quy định... Tuy nhiên, tại một số vị trí như đoạn từ K0+00 đến K0+160 thuộc tuyến nhánh, đơn vị thi công thực hiện bóc phong hóa mới chỉ đạt độ sâu 0,6 m đến 0,89 m, trong khi thiết kế quy định bóc phong hóa từ mặt ruộng xuống chiều sâu là 1m. Việc đắp nền đường tại một số vị trí không đạt yêu cầu, đất cấp phối lẫn rất nhiều đá to.
Từ bảng 4.3 cho thấy, dự án Xây dựng công trình nâng cấp, cải tạo đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10 (Qua 7 xã Đại Lộc, Thành Lộc, Cầu Lộc, Tuy Lộc, Phong Lộc, Liên Lộc, Hoa Lộc) huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá thu hồi 31.296,7 m2 của 208 hộ gia đình, cá nhân (94 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp với diện tích là 25.885,7 m2 và 114 hộ gia đình, cá nhân với diện tích đất ở 5.411 m2) và 424 m2 đất do UBND các xã quản lý như (đất giao thông, đất thủy lợi, đất sông ngòi, mặt nước chuyên dùng).
Bảng 4.3. Tổng hợp diện tích bị thu hồi ở dự án
STT Xã Hộ gia đình cá nhân UBND
Xã m2 Đất nông nghiệp Đất ở Số hộ (hộ) m2 Số hộ (hộ) m2 1 Đại Lộc 45 11.743,8 75 2 Cầu Lộc 26 7242,0 20 1152,0 62 3 Hoa Lộc 6 52,0 47 4 Liên Lộc 3 835,5 52 5 Phong Lộc 20 847,0 41 6 Tuy Lộc 5 1643,5 50 2814,0 35 7 Thành Lộc 15 4420,9 18 546,0 74 Tổng 94 25885,7 114 5.411 424
Nguồn: UBND tỉnh Thanh Hóa (2018)
Qua số liệu trên cho thấy, diện tích đất bị thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế của địa phương cũng chiếm tỷ cao là nông nghiệp. Đây là vấn đề khó khăn cho chính quyền địa phương và cả người dân có đất bị thu hồi phải chuyển đổi việc làm để ổn định cuộc sống, và phát triển bền vững. Việc bồi thường GPMB gặp thuận lợi do dự án chủ yếu thu hồi đất nông nghiệp, có những hộ bị thu hồi nhiều thửa đất. Đòi hỏi khi lập dự án bồi thường,
hỗ trợ phải chi tiết để tránh việc khiếu nại, khiếu kiện.
Trong quá trình thực hiện đã làm chi tiết đến từng hộ bị thu hồi đất. Trước khi tiến hành đã tổ chức họp, thông báo công khai đến từng hộ và niêm yết công khai phương án bồi thường để lấy ý kiến của nhân dân trước khi trình hội đồng bồi thường GPMB thẩm định để trình UBND huyện phê duyệt phương án bồi thường.