Kết quả bồi thường

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG NÂNG CẤP, CẢI TẠO ĐƯỜNG NỐI QUỐC LỘ 1A VỚI QUỐC LỘ 10 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HOÁ (Trang 82 - 87)

4.4.2.1. Bồi Thường về đất

a. Đối tượng bồi thường

Người bị thu hồi đất có đủ điều kiện được quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và các Điều 44, 45, 46 Nghị định số 84/2007/NNĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ (Giai đoạn từ năm 2010 đến 30/6/2014), theo quy định tại Điều 11, 12, 13 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP Nhà nước thu hồi đất (Giai đoạn từ 1/7/2014 đến năm 2016) thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Quyết định số 473/2017/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy định mức trích, mức chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 2758/2017/QĐ-UBND, ngày 01/8/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh năm 2017. Căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ Địa chính và Biên bản xét duyệt nguồn gốc đất của Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc, Chủ đầu tư và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ đã xác định số hộ, diện tích được bồi thường, hỗ trợ.

Trong quá trình thực hiện dự án, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư thực hiện cắm mốc giới hạn khu đất, đo đạc xác định diện tích đất trong phạm vi của dự án và diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án (nếu có). Xác định tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất; kiểm kê diện tích, loại đất, vị trí của khu đất bị thu hồi; kiểm kê cây cối, hoa màu trên đất; kiểm kê số lượng, khối lượng, xác định tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại; xác định số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội và thu thập các giấy tờ liên quan.

Người bị thu hồi đất kê khai theo mẫu tờ khai do Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng phát và hướng dẫn, hộ dân nộp kèm theo sổ hộ khẩu, chứng

minh thư, đối chiếu với hồ sơ quản lý đất đai của địa phương. Kết quả kiểm kê diện tích đất thu hồi, vật kiến trúc, hoa màu, đối tượng, số tiền bồi thường điều được công khai rộng rãi tại trụ sở UBND xã, thị trấn trên hệ thống truyền thanh.

b. Kết quả bồi thường về đất

Về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2014 (Theo Quyết định số 4545/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014), tại vị trí thu hồi, giá đất ở là 2.500.000đ/m2, giá đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản là 40.000đ/m2, giá đất trồng cây lâu năm là 22.000 đ/m2.

Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả bồi thường về đất

STT Loại đất Số hộ được

bồi thường (hộ)

Diện tích thu

hồi (m2) thường (đồng)Kết quả bồi

1 Đất ở nông thôn 114 5.411,00 13.951.200.000

2 Đất nông nghiệp 94 25.885,70 908.321.000

2.1 Đất trồng cây hàng năm 68 18.545,70 741.828.000

2.2 Đất trồng cây lâu năm 25 7.061,50 155.353.000

2.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1 278,50 11.140.000

Tổng 208 31296,7 14.859.521.000

Nguồn: UBND huyện Hậu Lộc (2020)

Từ bảng số liệu 4.4. cho thấy, tổng số tiền bồi thường về đất để thực hiện dự án Xây dựng công trình nâng cấp, cải tạo đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10 (Qua 7 xã Đại Lộc, Thành Lộc, Cầu Lộc, Tuy Lộc, Phong Lộc, Liên Lộc, Hoa Lộc) là 14.859.521.000 đồng (mười bốn tỷ tám trăm năm mươi chính triệu năm trăm hai mươi mốt nghìn đồng). Trong đó, bồi thường về đất ở cho 114 hộ với tổng số tiền là 13.951.200.000 đồng, bồi thường về đất nông nghiệp là 908.321.000 đồng.

4.4.2.2. Bồi thường khối lượng đất bồi trúc lối đi

Trước đây, khi được giao đất ở dọc tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10 (Qua 7 xã Đại Lộc, Thành Lộc, Cầu Lộc, Tuy Lộc, Phong Lộc, Liên Lộc, Hoa Lộc), các hộ gia đình ở đây đã phải tự đổ đất san mặt bằng để làm nhà, đổ đất để làm đường tạo lối đi, cải tạo lại mặt bằng vì khu vực này là ruộng lầy bỏ hoang. Khi tiến hành dự án Cải tạo nâng cấp tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10, các hộ dân đã đề nghị được bồi thường khối lượng đất này. Ban bồi

thường giải phóng mặt bằng đã làm tờ trình xin ý kiến UBND tỉnh và được tỉnh đồng ý bồi thường khối lượng đất bồi trúc của các hộ dân.

Đơn giá bồi thường được UBND tỉnh phê duyệt là 49.000đ/m3. Tổng khối lượng đất bồi trúc lối đi được bồi thường là 2.796 m3, kinh phí bồi thường: 137.004.000 đồng.

4.4.2.3. Bồi thường kiến trúc, cây cối hoa màu

a. Bồi thường cây cối, hoa màu

Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Căn cứ Quyết định số 473/2017/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy định mức trích, mức chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo quyết định này:

Đơn giá bồi thường cây, hoa màu chỉ áp dụng cho cây trồng phân tán tận dụng trên đất ở. Nếu là cây, hoa màu trồng đại trà, tập trung thì xác định theo mức bồi thường như sau: Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của một vụ thu hoạch, giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất (năng suất tính bồi thường do ngành nông nghiệp xác nhận). Mức bồi thường đối với cây lâu năm (bao gồm: cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 74/ 2003/NĐ- CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, khi nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây (không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất)) theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất. Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau:

- Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản, thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá thị trường tại địa phương.

- Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán một cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa

phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).

- Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (cây ăn quả, cây lấy dầu, cây lấy nhựa…v.v) đang ở trong thời kỳ thu hoạch, thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây tại thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).

- Cây lâu năm đã đến hạn thanh lý, thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây. Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng. Cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng, thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng lọai ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).

Đối với số lượng cây trồng cao hơn mật độ quy định (nếu có) thì chủ sở hữu tài sản được hỗ trợ vượt tối đa 20% mật độ quy định, mức giá bằng 50% đơn giá của cùng loại cây. Số cây vượt trên 20% mật độ quy định thì không được bồi thường, hỗ trợ. Đối với các loại cây cối, hoa màu chưa có trong Quyết định này, khi tính bồi thường, hỗ trợ Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện, xác định theo giá trị loại cây cối, hoa màu có giá trị tương đương để tính bồi thường, hỗ trợ.

+ Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) được bồi thường theo quy định sau: - Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường; chủ sử dụng đất thu hồi sản phẩm trên đất trước khi bàn giao đất cho chủ mới.

- Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do hội đồng GPMB cấp huyện lập dự toán cho phù hợp với thực tế.

713.350.000 đồng.

Bảng 4.5. Kết quả bồi thường kiến trúc, cây cối hoa màu

STT Chỉ tiêu Thành tiền (đồng)

1 Tài sản, vật kiến trúc 28.036.976.000 2 Cây cối, hoa màu trên đất 713.350.000

Tổng 28.750.326.000

Nguồn: UBND tỉnh Thanh Hóa (2018)

b. Bồi Thường về tài sản và vật kiến trúc

Thực hiện theo Quyết định số 473/2017/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc quy định mức trích, mức chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa:

- Nguyên tắc bồi thường:

Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (bao gồm: nhà, công trình xây dựng đơn chiếc, nhà, công trình xây dựng theo hệ thống trong một khuôn viên đất) khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì được bồi thường. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.

Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt thì không được bồi thường.

Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường. Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển được, thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.

Kết quả bồi thường tài sản, vật kiến trúc:

Dự án có 114 hộ được bồi thường về nhà và vật kiến trúc. Tuy nhiên trong 114 hộ này chỉ có 80 hộ được được bồi thường về cả nhà và đất ở, 34 hộ còn lại chỉ được bồi thường về nhà, vật kiến trúc mà không được bồi thường về đất,

nguyên nhân là do các hộ này xây dựng lấn chiếm trên đất lưu không. Các hộ xây dụng lấn chiếm nhưng không vi phạm quy hoạch, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình, trường hợp này theo quyết định số số 345/2010/QĐ-UBND ngày 25/1/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa thì được bồi thường 70% giá trị tài sản, vật kiến trúc. Tuy nhiên các hộ gia đình đã không chấp nhận mức bồi thường là 70% vì cho rằng các công trình được xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng của họ.

Việc cưỡng chế tháo dỡ một vài hộ có thể thực hiện được nhưng trong trường hợp này tất cả 50 hộ đều ko tự nguyện tháo dỡ, ko chấp nhận mức bồi thường 70% giá trị tài sản, việc cưỡng chế sẽ rất khó khăn và có thể dẫn đến những hệ quả khó lường.

Trước tình hình đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã xem xét và đồng ý bồi 100% giá trị tài sản, vật kiến trúc cho người dân vì trong vấn đề này một phần lỗi thuộc về chính quyền khi không quản lí chặt chẽ vấn đề xây dựng trên địa bàn.

Với mức bồi thường 100%, tổng kinh phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc là của dự án là 28.036.976.000 đồng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG NÂNG CẤP, CẢI TẠO ĐƯỜNG NỐI QUỐC LỘ 1A VỚI QUỐC LỘ 10 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HOÁ (Trang 82 - 87)