2.7.1. Đánh giá khẩu phần:
- Đánh giá kết quả khẩu phần: Khẩu phần của NLĐ sẽ được đánh giá dựa trên nhu cầu năng lượng thực tế đo được và nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, theo các loại hình lao động, tuổi, giới về:
+ Mức tiêu thụ thực phẩm
+ Năng lượng khẩu phần bữa ăn ca
+ Mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của khẩu phần bữa ăn ca
+ Tính cân đối của khẩu phần về tỷ lệ năng lượng từ Protein, Lipid, Glucid, hàm lượng chất xơ/1000kcal, tỷ lệ Ca/P; canxi, sắt, kẽm đáp ứng theo NCDDKN.
- Đánh giá khẩu phần theo NCDDKN như sau: Khẩu phần bữa ăn trưa cung cấp 40% nhu cầu khuyến nghị cả ngày, cụ thể là tỷ lệ năng lượng từ Protein đáp ứng từ 13-20%; Lipid từ 18-25%; Glucid từ 55-65%, Protein(ĐV/TS) ≥ 30%; Lipid (ĐV/TS) < 60%, tỷ lệ Ca/P từ 0,8 - 1,5; hàm lượng chất xơ/1000 kcal khẩu phần tương ứng là 14 g; canxi, sắt, kẽm tương ứng trong khẩu phần suất ăn đáp ứng theo NCDDKN [14] (theo bảng 1.3)
2.7.2.Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu:
* Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số khối cơ thể BMI:[82],[83] Dùng chỉ số khối cơ thể (BMI)
BMI = Cân nặng (kg)/chiều cao 2 (m)
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo phân loại củaTổ chức tế thế giới WHO Ngưỡng phân loại:
CED độ III: BMI <16 Tiền béo phì: BMI từ 25 - 29,99 CED độ II: BMI từ 16 - 16,99 Béo phì độ I: BMI từ 30 - 34,99 CED độ I: BMI từ 17 - 18,49 Béo phì độ II: BMI từ 35,0 - 39,99 Bình thường: BMI từ 18,5 - 24,99 Béo phì độ III: BMI ≥ 40
Thừa cân: BMI ≥ 25,0
- Vòng eo: đối tượng được chẩn đoán béo bụng khi có vòng eo > 80 cm đối với nữ và > 90 cm đối với nam.
* Đánh giá tình trạng thiếu máu dựa vào nồng độ hemoglobin (Hb) [84] - Đối tượng được chẩn đoán thiếu máu khi Hb < 12 g/dL đối với nữ - Đối tượng được chẩn đoán thiếu máu khi Hb < 13 g/dL đối với nam
2.7.3. Đánh giá năng suất lao động:
So sánh các chỉ tiêu đạt được của người công nhân trước và sau 3 tháng can thiệp:
- Đánh giá số lượng sản phẩm tăng hay giảm, số sản phẩm lỗi tăng hay giảm hơn (chất lượng sản phẩm) so với trước can thiệp.
- Thời gian làm việc, số tăng ca, thời gian nghỉ ốm được theo dõi qua chấm công, giám sát của quản đốc sau can thiệp so sánh với trước can thiệp.