Điểm hạn chế của đề tài

Một phần của tài liệu Thực trạng bữa ăn ca công nhân dệt may một số tỉnh phía Bắc và hiệu quả cải thiện khẩu phần tại thành phố Hải Dương. (Trang 99)

Đề tài mới xây dựng được thực đơn và tiến hành can thiệp cho NLĐ ở mức hoạt động thể lực vừa (theo phân mức hoạt động thể lực chung cho công nhân nghành dệt may). Tuy nhiên, mỗi một công đoạn sản xuất lại có sự khác nhau về mức tiêu hao năng lượng nhưng do chưa có nghiên cứu nào xác định được mức hoạt động thể lực cho từng công đoạn sản xuất của công nhân dệt may nên việc sử dụng thực đơn can thiệp chung cho một mức hoạt động thể lực vừa có thể còn chưa thực sự phù hợp đối với nhóm đối tượng NLĐ làm việc ở các công đoạn sản xuất có mức hoạt động thể lực nặng hoặc nhẹ của ngành dệt may. Bên cạnh đó việc sử dụng một thực đơn can thiệp chung cũng khiến cho việc phân tích mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giữa các nhóm đối tượng ăn thiếu, thừa, đủ không đánh giá được. Việc thiết kế nghiên cứu còn chịu nhiều tác động từ các qui định, cơ chế vận hành của doanh nghiệp nên chưa thể đáp ứng được các tiêu chí này, tuy nhiên nhận định được các điểm hạn chế này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo được hoàn thiện hơn.

Việc thực hiện thực đơn mẫu ngoài bữa ăn ca của công nhân có thể còn chưa được nghiêm túc do đặc thù công việc cũng như lịch sinh hoạt giờ giấc của họ nhiều xáo trộn nên việc giám sát, hỗ trợ cũng gặp nhiều khó khăn. Cán bộ giám sát và cộng tác viên đã phối hợp cùng Công đoàn công ty tăng cường truyền thông, nhắc nhở công nhân trong các bữa ăn ca tại căn tin. Nhìn chung, việc truyền thông bằng hình thức phát tờ rơi, thực đơn mẫu cũng đã góp phần cung cấp thêm kiến thức thực hành chế độ dinh dưỡng hợp lý tại gia đình tuy nhiên cần sự nỗ lực cố gắng, ý thức tự giác của mỗi cá nhân cũng như sự vào cuộc của Công đoàn cơ sở trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người lao động.

Việc lựa chọn công ty tiến hành can thiệp chưa ngẫu nhiên và mang tính đại diện. Bên cạnh đó, việc tiến hành khảo sát có sự báo trước nên có thể ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu không được khách quan (các công ty có thể tăng thêm khẩu phần hơn thường ngày). Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đã góp phần cung cấp được thực trạng dinh dưỡng, khẩu phần bữa ăn ca của công nhân dệt may. Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh việc can thiệp khẩu phần bữa ăn ca góp phần hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu máu và năng suất lao động của công nhân. Đây là một nỗ lực cố gắng, thể hiện sự hợp tác, phối hợp giữa doanh nghiệp cùng các chương trình can thiệp sức khỏe nói chung và can thiệp dinh dưỡng nói riêng nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho NLĐ và chính doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu cũng là thông tin tham khảo cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách đưa vào làm cơ sở bổ sung các quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề ăn uống một số điểm miền Bắc và can thiệp khẩu phần bữa ăn ca tại một cơ sở dệt may tỉnh Hải Dương mà NCS thực hiện đã thu được những kết quả chính như sau:

1. Thực trạng khẩu phần bữa ăn ca công nhân tại 12 công ty Dệt may thuộc 5 tỉnh phía Bắc

- Năng lượng và thành phần dinh dưỡng của cả suất ăn cung cấp và khẩu phần thực tế của người lao động tại các cơ sở dệt may cơ bản đều chưa đáp ứng đủ và cân đối theo nhu cầu khuyến nghị.

- Chỉ có 170 (17,7%) công nhân ăn hết suất ăn và 789 (82,3%) công nhân ăn không hết suất ăn. Năng lượng trung bình trong khẩu phần ăn thực tế cung cấp là 745,6 kcal thấp hơn

khuyến nghị từ 103,4- 222,4 kcal, trung bình đáp ứng 83,9% nhu cầu năng lượng. Tỷ lệ Protein: Lipid: Glucid tương ứng là 15,4: 23,3: 61,3. Tỷ lệ Ca/P. Hàm lượng vitamin khoáng chất của cả suất ăn cung cấp và khẩu phần thực tế của công nhân cơ bản đều chưa đáp ứng đủ theo nhu cầu khuyến nghị. Trong đó hàm lượng trung bình canxi, sắt, kẽm trong khẩu phần chỉ đáp ứng tương ứng 37,4%; 45,4%; 85,3%.

2. Hiệu quả can thiệp khẩu phần bữa ăn ca tại một cơ sở dệt may thành phố Hải Dương

- Thực đơn can thiệp có mức năng lượng 968 kcal với tỷ lệ các chất sinh năng lượng P:L:G

là 19:22:59 đáp ứng theo mức độ lao động thực tế và NCDDKN.

- Việc can thiệp bữa ăn ca kết hợp truyền thông phát tờ rơi, thực đơn mẫu đã góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của công nhân. Sau 3 tháng can thiệp cân nặng trung bình của nhóm công nhân là 50,98kg, tăng hơn so với cân nặng trung bình trước can thiệp 0,63kg (p<0,01). Sự thay đổi chỉ số BMI sau can thiệp cao hơn BMI trước can thiệp là 0,25kg/m2 (p <0,01.) Sau can thiệp, tỷ lệ đối tượng thiếu năng lượng trường diễn và thừa cân béo phì giảm rõ rệt so với trước can thiệp với tỷ lệ trước – sau can thiệp lần lượt là 9,9% và 6,6%; 7,4% và 6,3% (p<0,05).Hàm lượng hemoglobin trung bình sau can thiệp là 131,6 ± 12,1 g/L, tăng 2,88 ± 3,2 g/L so với trước can thiệp là 128,7 ± 12,8 g/L

(p<0,01).Sau can thiệp, tỷ lệ công nhân bị thiếu máu giảm rõ rệt, từ 19,7% trước can thiệp giảm xuống còn 9,8%, đặc biệt ở nữ công nhân (p<0,05).

- Can thiệp có xu hướng cải thiện năng suất lao động tăng cả về số lượng (tăng 7,9%) và chất lượng sản phẩm (tăng 6,8%), thời gian làm việc cũng như thời gian tăng ca đều tăng lên tương ứng 3,3%, đồng thời thời gian nghỉ ốm giảm 3,3%.

KHUYẾN NGHỊ

1/ Đối với doanh nghiệp:

- Các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng bữa ăn ca cho NLĐ đảm bảo khẩu phần đủ và cân đối dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu năng lượng cho từng đối tượng người lao động.

- Cần có định mức suất ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và mức hoạt động thể lực của công nhân.

- Có thể nhân rộng áp dụng thực đơn can thiệp đối với các doanh nghiệp dệt may khác. Tuy nhiên cần lưu ý việc tập huấn, truyền thông tới NLĐ về kiến thức dinh dưỡng hợp lý để họ có thể tự tính toán, ước lượng khẩu phần suất ăn còn lại khác trong ngày cho phù hợp với nhu cầu năng lượng của mỗi cá nhân.

2/ Đối với tổ chức công đoàn:

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chế độ chính sách đối với người lao động, chính sách BHXH trong các doanh nghiệp. Khi xây dựng thỏa ước lao động tập thể, cần có nội dung cụ thể qui định việc tổ chức thực hiện bữa ăn ca công nhân tại KCN – KCX đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và ATVSTP.

3/ Đối với cơ quan chức năng:

- Ban hành qui định về việc doanh nghiệp phải tổ chức bữa ăn giữa ca cho công nhân cũng như qui định về giá trị dinh dưỡng, mức giá đối với mỗi suất ăn. Thử nghiệm và triển khai

áp dụng các định mức khẩu phần theo 3 mức lao động (nặng, trung bình, nhẹ) vào thực đơn trong bữa ăn cho công nhân ở các KCN – KCX.

ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án của NCS đã cung cấp thêm những bằng chứng khoa học cho thấy việc can thiệp khẩu phần bữa ăn ca góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu máu của công nhân dệt may. Kết quả này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp có cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp hỗ trợ, can thiệp khẩu phần cho các đối tượng người lao động khác trong thời gian tới.

Đây là một trong số rất ít nghiên cứu can thiệp khẩu phần cho người lao động được thực hiện tại Việt Nam và đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sau này với nỗ lực giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, hỗ trợ nâng cao năng suất cho người lao động Việt Nam, gia tăng sự gắn kết giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Lan Hương, Lê Bạch Mai, Đỗ Thị Phương Hà, Bùi Thảo

Yến, Đỗ Trần Hải, Phạm Bích Ngân (2019), "Hiệu quả can thiệp bữa ăn ca cho công nhân dệt may tỉnh Hải Dương", Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm, 15 (4), tr.83-98.

2. Nguyễn Thị Lan Hương, Đỗ Thị Phương Hà, Lê Bạch Mai, Đỗ Trần

Hải (2021), "Thực trạng khẩu phần bữa ăn ca công nhân dệt may một số điểm miền Bắc", Tạp chí Y học Việt Nam, 498 (1), tr.86-91.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. WHO. (2015). Food safety- Fact sheets on food safety. WHO Edition, p.6.

2. Mart D, K., Sara M Pires et al. (2015). World Health Organization Estimates of the Global and Regional Disease Burden of 22 Foodborne Bacterial Protozoal, and Viral Diseases, 2010: A Data Synthesis. PLOS Medicine. 12(12).

3. WHO (2015). WHO estimates of the global burden of foodborne diseases. Foodborne diseases burden epidemiology reference group 2007-2015.

4. Carol BB, Jacqueline B., Jennifer MB. (2013). Food Safety in Home Kitchens: A Synthesis of the Literature. International Journal of Environmental Research and Public Health. 10(9): 4060-4085.

5. Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (2016). Báo cáo công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp và khu chế xuất giai đoạn 2010 - 2016. 2016, Hà Nội.

6. Hoàng Thị Thúy Hà (2015). Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Thái Nguyên.

7. Nguyễn Thị Vân Anh (2015). Thực trạng sức khỏe và một số yếu tố liên quan của nữ công nhân ngành dệt may tại một số khu công nghiệp Việt Nam năm 2014, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Đại học y tế công cộng.

8. Lê Bạch Mai (2012). Tình trạng dinh dưỡng, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm bữa ăn công nhân ở khu công nghiệp – khu chế xuất, Hội

thảo về thực trạng và giải pháp đảm bảo dinh dưỡng và ATVSTP bữa ăn ca tại KCN – KCX, Bình Dương.

9. Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Thanh Hương and Trần Chính Phương (2011). Tình hình thiếu máu, thiếu năng lượng trường diễn ở nữ công nhân một số nhà máy công nghiệp, Tạp chí nghiên cứu Y học, 72:93-99.

10. Ngô Thành Nam (2017). Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, Luận án Tiến sĩ y học, Học viện tài chính.

11. Cục Thống kê Hải Dương (2016). Báo cáo nghành Dệt may tỉnh Hải Dương năm 2016

12. Bộ Lao động - Thương binh xã hội (2008). Thông tư số 22/2008/T1- BLDTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước

13. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2016). Nghị quyết số 7c/NQ – TLĐ ngày 25/2/2016 về “Nâng cao chất lượng bữa ăn ca người lao động".

14. Viện Dinh dưỡng (2016). Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.

15. Viện Bảo hộ lao động (2015). Đánh giá gánh nặng lao động , nhu cầu dinh dưỡng, khẩu phần và xây dựng bộ tiêu chí dinh dưỡng, an toàn thực phẩm bữa ăn ca người lao động một số nghành nghề, Hà Nội. 16. ILO (2017). Cambodian garment and Footwear sector bulletin. Issue 5.

Recent trade policy developments and possible implication for Cambodia’s garment and footwear sector. ILO, Editor. Phnom Penh, Cambodia.

17. Lê Lợi, Nguyễn Thị Tâm, Hoàng Tiến Cường (2019). Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể doanh nghiệp tỉnh Nam Định năm 2018, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 23:129-135. 18. Viện Dinh dưỡng- Bộ Y tế (2018). Báo cáo "Đánh giá chất lượng bữa ăn ca, an toàn vệ sinh thực phẩm qui trình chế biến và cung cấp bữa ăn. Xây dựng thực đơn và tiêu chí đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm bữa ăn ca tại một số cơ sở sản xuất ngành dệt may và giày da theo loại hình lao động và vùng kinh tế", Hà Nội.

19. Wanjek, C. (2005). Food at work: Workplace solutions for malnutrition obesity and chronic diseases. Geneva: International Labour Office. 20. O'Donnel MP, M.T., Harris J (2002). Design of workplace health

promotion programs. Health promotion in the workplace. Toronto: Delmar Thomson learning.

21. WHO (2002). Good practice in occupational health services: A contribution to workplace health. WHO.

22. Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (2019). Báo cáo công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp và khu chế xuất giai đoạn 2015 - 2019, Hà Nội.

23. Trần Văn Đẳng, Nguyễn Duy Nhân và cs (2016). "Thực trạng an toàn thực phẩm ở các bếp ăn tập thể và các yếu tố liên quan trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2015". Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm. 6(1):282-289. 24. Báo lao động (2017). An toàn cho bữa ăn cơm của công nhân là điều

cấp bách 2017 (Acessed 27/08/2017); Available from: https://laodong.vn/lao-dong-doi-song/an-toan-cho-bua-com-cua-cong- nhan-la-dieu-cap-bach-550972.ldo.

25. Bộ Lao động thương binh và Xã hội (2009). Thông tư số: 10/2009/TT- BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

26. Bộ Lao động thương binh và Xã hội (2011) Thông tư số: 12/2011/TT- BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

27. Bộ Lao động thương binh và Xã hội (2012) Thông tư số: 12/2012/TT- BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

28. Lê Bạch Mai (2019). Xây dựng khẩu phần, Dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội. tr. 65-76.

29. Yoshizaki T, Kawano Y., Noguchi O et al. (2016). Association of eating behaviours with diurnal preference and rotating shift work in Japanese female nurses: a cross-sectional study, BMJ Open, 6(11)

30. Hulsegge G1, Boer JM., van der Beek AJ, et al. (2016). Shift workers have a similar diet quality but higher energy intake than day workers, Scand J Work Environ Health, 42(6): 459 - 468.

31. Brown DL 1 , Feskanich D., Sánchez BN et al. (2009). Rotating night shift work and the risk of ischemic stroke, Am J Epidemiol, 169(11): 1370 - 7.

32. Gan Y1, Yang C, Tong X et al. (2015). Shift work and diabetes mellitus: a meta-analysis of observational studies, Occup Environ Med, 72(1): 72 - 8.

33. de Assis MA, Kupek E., Nahas MV et al. (2003). Food intake and circadian rhythms in shift workers with a high workload, Appetite, 40(2): 175 - 83.

34. de Assis MA1, Nahas MV, Bellisle F et al. (2003). Meals, snacks and food choices in Brazilian shift workers with high energy expenditure, J Hum Nutr Diet, 16(4): 283 - 9.

35. Bonham MP1, Bonnell EK1., Huggins CE1 (2016). Energy intake of shift workers compared to fixed day workers: A systematic review and meta-analysis, Chronobiol Int, 33(8): 1086-100.

36. Kristen W (2002). Global perspectives in workplace health promotion. Health promotion in the workplace, 3 ed, Delmar Thomson learning. 37. ILO News (2005). Poor workplace nutrition hits workers’ health and

productivity. Geneva.

38. Ratner R, Sabal J, Hernandez P (2008). Estilo de Vida y Estado Nutricional de Trabajadores en Empresas Públicas y Privadas de dos regiones de Chile, Revista Médica de Chile, 136(11): 1406 - 1414. 39. Lunguang Liu, H.F.H., CF Dai et al (2006). Salmonellosis Outbreak

Among Factory Workers - Huizhou Guangdong Province, China July 2004 MMWR, 55(1):35-38.

40. FAO (1983). Nutrition and food" in ILO: Encyclopaedia of occupational health and safety. Geneva.

41. FAO (1971). Report of the FAOVILO WHO Expert Consultation on Werkers Feeding 10-15 May, Nutrition Miscellaneous Meetings Series, Rome, Italy.

42. Directorate General for Health (DGH) of the Ministry of Health and

Một phần của tài liệu Thực trạng bữa ăn ca công nhân dệt may một số tỉnh phía Bắc và hiệu quả cải thiện khẩu phần tại thành phố Hải Dương. (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w