4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng dịch vụ và giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp (UBND huyện Nghi Lộc, 2020).
Bảng 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nghi Lộc giai đoạn 2017-2020
Đơn vị: %
Các chỉ tiêu kinh tế Năm 2017 Năm 2020
Tổng số 100 100
Công nghiệp - xây dựng 31,44 32,50
Dịch vụ 66,88 66,30
Nông - lâm - ngư nghiệp 1,68 1,20 Nguồn: UBND huyện Nghi Lộc (2017-2020)
Bên cạnh sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch đáng kể. Cùng với sự hoàn thiện của cơ chế thị trường, tỷ trọng kinh tế nhà nước và tập thể giảm, tăng dần tỷ trọng các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (UBND huyện Nghi Lộc, 2020).
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Mặc dù thời tiết diễn biến không thuận lợi (mưa lớn, bão nhiều), dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi (đạo ôn cổ bông, rầy, bạc lá vi khuẩn hại lúa, dịch bệnh trên tôm, các bệnh gia cầm) nhưng huyện tập trung chỉ đạo thực hiện sản xuất và thu hoạch vụ Xuân, vụ Hè ; đảm bảo công tác thủy lợi, chủ động phòng chống dịch bệnh, chăm sóc đúng quy trình kỷ thuật, đưa các bộ giống năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, tổ chức triển khai kế hoạch diệt chuột ở các phường xã nên năng suất các loại đến nay đạt từ 4-6 tấn/ha, vụ Hè thu được mùa toàn diện đối với cây lúa; tổng đàn lợn tăng 1,4%; sản lượng nuôi trồng cá thịt tăng 1,2% so cùng kỳ.
Tổ chức xây dựng mô hình sản xuất: Mô hình rau an toàn tại xóm 2, 3 xã Nghi Liên với quy mô 13 ha (thành lập tổ hợp tác liên kết với Công ty Bibi Green bao tiêu sản phẩm, diện tích sản xuất đạt 8ha, trong đó 1,41 ha được bao tiêu sản phẩm, thu nhập bình quân 7- 10 triệu/sào/ tháng/ lao động); sử dụng công nghệ Israel: trồng rau củ quả tại xóm 5 Nghi Lâm và sản xuất măng tây (2ha tại xóm 8, Nghi Yên, đã nghiệm thu giai đoạn 1). Mô hình nuôi cá trắm đen tại xã Nghi Công Nam (quy mô 2000m2), hiện nay cá đang phát triển bình thường), cá trăm giòn (0,18ha, do ảnh hưởng của mưa lớn đã làm tràn bờ, thất thoát 70% số lượng cá). Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng GAP (2ha, tại Nghi Công Bắc, năng suất 38 tạ/ha, giá gạo bán 30 nghìn/kg, cao gấp đôi giá trung bình); lúa thuần SL9 (tại 6 phường xã, cho năng suất 6 tấn/ha, năng suất 60 tạ/ha); mở rộng sản xuất nấm tại thị trấn Quán Hành, Nghi Phong, Nghi Lâm, Nghi Trường... (UBND huyện Nghi Lộc, 2020).
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Tập trung phối hợp với các ngành, các cấp quan tâm tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, hầu hết các sản phẩm công nghiệp đều tăng so với cùng kỳ; trong đó tập trung đầu tư một số sản phẩm: cơ khí, điện tử, điện lạnh, may mặc, sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao. Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) công nghiệp - xây dựng ước đạt 20.195 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 10,2% so với cùng kỳ. Hoàn thành
GPMB và bàn giao mặt bằng khu công nghiệp VSIP cho nhà đầu tư. Hoàn thành đấu nối hệ thống cấp nước cho CCN Hưng Lộc và quyết toán các công trình đầu tư xây dựng hạ tầng.
Giá trị sản xuất xây dựng trên địa bàn có mức tăng trưởng tăng 11,1% so với cùng kỳ. Huy động nguồn lực đầu tư tăng khá, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 14.367 tỷ đồng, tăng 11,9% cùng kỳ. Nhiều dự án trên địa bàn được đầu tư xây dựng. Giải ngân: Nguồn ngân sách huyện đạt: 411,5/411,5 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch (UBND huyện Nghi Lộc, 2020).
c. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
Các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải tiếp tục có bước phát triển. Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) ngành dịch vụ đạt 17.050 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt: 16.800 tỷ đồng, tăng 11,9%.
Hoạt động du lịch phát triển ổn định cả về chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất, lượng khách du lịch đạt 1.890 nghìn lượt, tăng 1,6% so cùng kỳ và doanh thu đạt 945 tỷ đồng, tăng 31,2% so với cùng kỳ. Hoạt động vận tải đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, đời sống và đi lại của nhân dân (lượng hàng hóa luân chuyển tăng 11,7% và dịch vụ vận tải hành khách tăng 12,8% so với cùng kỳ). Lĩnh vực thông tin truyền thông tiếp tục phát triển; hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm duy trì ổn định; tổng dư nợ tín dụng khoảng 72.090 tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ (cả tỉnh 160.200 tỷ đồng) (UBND huyện Nghi Lộc, 2020).
4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số
Sự biến động dân số giai đoạn 2010-2020 được trình bày trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu về dân số huyện Nghi Lộc giai đoạn 2010-2020
TT Dân số Đơn vị Năm
2010 2015 2020
Tổng người 305846 315971 322771 1 Nam người 148776 154064 157360 2 Nữ người 157070 161907 165411 Nguồn: UBND huyện Nghi Lộc (2020)
b. Lao động
Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2020 là 183808 người (chiếm 56,94% số người trong độ tuổi lao động), trong đó lao động nữ là 93641 người, chiếm 50,95% tổng số lao động. Tuy nhiên, việc thu hút lực lượng cán bộ khoa học, quản lý và lao động trình độ cao về huyện còn yếu (UBND huyện Nghi Lộc, 2020).