Kết quả tổng hợp đánh giá của cán bộ, viên chức thực hiện các thủ tục hành chính về quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc với số lượng điều tra 30 công chức trong đó có 15 công chức chính xã, thị trấn thuộc địa bàn Huyện, 12 cán bộ, viên chức tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất, 3 cán bộ Công chức, viên chức, công tác tại trung tâm hành chính công.
Từ bảng 4.13 cho thấy, về cơ sở vật chất: có 22 phiếu cho rằng cơ sở vật chất đảm bảo được yêu cầu chiếm tỷ lệ 73,33%; 8 phiếu còn lại cho rằng cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu công việc chiếm 26,67%. Những yếu tố của việc cơ sở vật chất chưa đáp ứng được gồm: có 2 phiếu cho rằng trang thiết bị còn lạc hậu, 3 phiếu cho rằng thiếu trang thiết bị phục vụ công việc, 3 phiếu cho rằng diện tích nơi làm việc chật hẹp, chưa đúng so với quy định.
Về nguồn nhân lực: có 21 phiếu cho rằng nhân lực đủ chiếm tỷ lệ 70,00%; còn lại 9 phiếu cho rằng nhân lực chưa đủ để đáp ứng nhu cầu công việc tỷ lệ chiếm 30,00%. Lý do nguồn nhân lực do trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu chiếm 13,33% với 4 phiếu.
Về áp lực khi giải quyết TTHC: 100,00% công chức, viên chức trả lời phỏng vấn đều cho rằng áp lực khi giải quyết thủ tục hành chính. Nguyên nhân
của áp lực là do phải giải quyết một số lượng hồ sơ lớn trong một thời gian ngắn chiếm 46,67% với 14 phiếu, là do cơ sở dữ liệu đất đai còn thiếu chiếm 40,00 % với 12 phiếu, lý do thời gian ngắn chiếm 13,33% với 4 phiếu.
Bảng 4.13. Đánh giá về cơ sở vật chất, nhân lực và áp lực của việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
STT Nội dung Ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Cơ sở vật chất phục vụ giải quyết thủ tục hànhchính 30 100,00 1.1 - Đáp ứng được yêu cầu của công việc 22 73,33 1.2 - Chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc 8 26,67 2 Số lượng cán bộ, viên chức thực hiện các thủ tục hành chính về quyền sử dụng đất 30 100,00
2.1 - Thừa 0 0,00
2.2 - Đủ 21 70,00
2.3 - Thiếu 9 30,00
3 Chuyên môn của cán bộ, viên chức 30 100,00 3.1 - Đáp ứng được yêu cầu công việc 26 86,67 3.2 - Chưa đáp ứng được yêu cầu công việc 4 13,33
4 Áp lực khi thực hiện thủ tục hành chính 30 100,00
4.1 - Không 0 0,00
4.2 - Có 30 100,00
5 Nguyên nhân gây ra áp lực 30 100,00
5.1 - Giải quyết số lượng hồ sơ lớn trong thời gian
ngắn 14 46,67
5.2 - Cơ sở dữ liệu đất đai còn thiếu 12 40,00 5.3 - Thời gian giải quyết ngắn 4 13,33
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Về mức độ hiểu biết pháp luật đất đai của người thực hiện các QSDĐ: Trong 30 công chức, viên chức được trả lời phỏng vấn thì có 66,67% với 20 phiếu cho rằng hiểu biết và 33,33% với 10 phiếu cho rằng ít hiểu biết về pháp luật đất đai (Bảng 4.14).
Bảng 4.14. Đánh giá về mức độ hiểu biết pháp luật, tranh chấp đất đai, xử lý các vi phạm trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất
STT Nội dung Ý kiến Tỷ lệ (%)
1
Mức độ hiểu biết về pháp luật và các thủ tục hành chính của những người đến thực hiện quyền của người sử dụng đất
30 100,00
1.1 - Hiểu rõ 20 66,67
1.2 - Chưa hiểu rõ 10 33,33
2 Tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất 30 100,00
2.1 - Không 0 0,00
2.2 - Có: 30 100,00
2.2.1 Về ranh giới sử dụng đất 17 56,67 2.2.2 Về nghĩa vụ tài chính 6 20,00 2.2.3 Về tranh chấp giữa các hàng thừa kế 7 23,33
3 Hình thức vi phạm liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất 30 100,00
3.1 - Trốn tránh nghĩa vụ tài chính 11 36,67 3.2 - Khai báo tài sản trên đất không trung thực 8 26,67 3.3 - Sử dụng không đúng ranh giới thửa đất 11 36,67
4 Xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất 30 100,00
4.1 - Nộp nghĩa vụ tài chính 2 6,67 4.2 - Không yêu cầu nộp nghĩa vụ tài chính 28 93,33
4.3 - Khác 0 0,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Về vấn đề tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất: Tất cả các công chức, viên chức được phỏng vấn đều nắm rõ các tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện quyền, cụ thể có 56,67% với 17 phiếu cho rằng tranh chấp về ranh giới sử dụng đất, 20,00% với 6 phiếu cho rằng tranh chấp phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ tài chính và 23,33% với 7 phiếu cho rằng tranh chấp phát sinh giữa các hàng thừa kế. Như vậy trong việc giải quyết hồ sơ về
quyền thừa kế cần phải xem xét, thẩm tra hồ sơ kỹ lưỡng, tránh việc phát sinh tranh chấp đất đai sau này.
Cũng theo bảng 4.14 các viên chức, công chức được phỏng vấn đều nắm rõ các hình thức vi phạm liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất: Có 11 phiếu chiếm 36,67% vi phạm trốn tránh nghĩa vụ tài chính, 8 phiếu chiếm 26,67% phiếu phản ánh hình thức vi phạm khai báo tài sản trên đất không trung thực, đây là một hành vi vi phạm khi tài sản thuộc diện kê biên đã phát sinh.
Cách xử lý khi phát hiện ra các trường hợp vi phạm pháp luật trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất: có 28 phiếu chiếm 93,33% không yêu cầu nộp nghĩa vụ tài chính, 2 phiếu chiếm 6,67% nộp nghĩa vụ tài chính.
Bảng 4.15. Đánh giá về mức độ phối hợp, tồn tại trong xét duyệt hồ sơ
STT Nội dung Ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Mức độ phối hợp với bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả với các phòng, ban khác trong thành phố 30 100,00
1.1 - Tốt 23 76,67
1.2 - Chưa tốt 7 23,33
2
Các quy định của pháp luật liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất có tồn tại bất cập gì không
30 100,00
2.1 - Không 29 96,67
2.2 - Có 1 3,33
3 Các vướng mắc phát sinh trong xét duyệt hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất 30 100,00
3.1 Hồ sơ địa chính không đầy bị thất lạc trong quá trình lưu trữ và chưa được cập nhật thường xuyên
12 40,00
3.2 Ranh giới thửa đất thay đổi hoàn toàn so với thửađất đã được cấp giấy chứng nhận 11 36,67 3.3 - Sự phối hợp giữa các cơ quan chưa thực sự
nhịp nhàng. 7 23,33
3.4 - Khác 0 0,00
Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Nắm rõ được các tranh chấp, các hình thức vi phạm phát sinh và cách xử lý khi phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện các
quyền của người sử dụng đất, để khi thực hiện các thủ tục hành chính phải xem xét kỹ các trường hợp tranh chấp có phát sinh, giải quyết cho kịp thời, tránh khiếu kiện về sau.
Mức độ phối hợp với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các phòng, ban khác trong thành phố: có 76,67% tương đương 23 phiếu đánh giá mức độ phối hợp là tốt, có 23,33% với 7 phiếu đánh giá là chưa tốt. Nguyên nhân của việc phối hợp chưa tốt chủ yếu là do thông báo thuế còn chậm, và chưa cung cấp đủ thông tin trên tờ khai thuế.