Tình hình thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Trang 84 - 89)

Tặng cho QSDĐ là hình thức chuyển QSDĐ cho người khác theo quan hệ tình cảm. Người chuyển QSDĐ không thu lại tiền hay hiện vật nào. Nó thường diễn ra diễn ra trong quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, nó cũng có thể tồn tại ở những mối quan hệ khác ngoài huyết thống. Từ 01/07/2004, quyền tặng cho QSDĐ chính thức được thừa nhận khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực và quyền này được quy định cụ thể tại Điều 106 và Điều 167 Luật Đất đai năm 2013.

Luật Đất đai 2013 đã quy định tặng cho QSDĐ là một hình thức đặc biệt trong chuyển nhượng QSDĐ, không phải chịu thuế với nhà nước và phải chịu thuế nhà nước đã được quy định rất chặt chẽ. Vì vậy mà công tác giải quyết các trường hợp tặng cho QSDĐ cũng được giải quyết khá nhanh chóng mà vẫn đầy đủ các thủ tục pháp lý. Hầu hết các trường hợp tặng cho trên địa bàn huyện là các trường hợp bố mẹ cho QSDĐ của mình đối với con, anh chị em ruột tặng cho nhau nhằm mục đích tách hộ khẩu và sản xuất nông nghiệp. Khi bố mẹ cho con QSDĐ thì không phải chịu thuế nhà nước do vậy khi thực hiện các hình thức chuyển quyền này không cần phải nộp thuế như hình thức khác, các thủ tục từ đó cũng được đơn giản hơn rất nhiều. Bản chất của tặng, cho quyền sử dụng đất là tặng, cho quyền tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Bản chất của tặng cho quyền sử dụng đất trên thực tế là tặng cho đất, Nhà nước giữ vai trò của chủ sở hữu là giám sát, quản lý việc tặng cho đất mà thôi. Tặng, cho quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản đóng vai trò và ý nghĩa to lớn là nâng cao tinh thần đoàn kết, phát huy tinh thần tương thân, tương ái trong nhân dân. Về trình tự, thủ tục thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc.

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận “Một cửa” của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghi Lộc (theo quy định của Luật Đất đai năm 2013). Hồ sơ gồm có: Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo mẫu); Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (có công chứng); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên tặng cho và bên nhận tặng cho quyền sử dụng đất. Nếu tặng cho một phần thửa đất thì phải có đơn đề nghị tách thửa đất, hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đo đạc tách thửa phần diện tích tặng cho.

Bước 2. Thẩm định hồ sơ

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghi Lộc thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính, gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 3. Xác định nghĩa vụ tài chính

Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính và gửi thông báo nghĩa vụ tài chính cho người nhận tặng cho quyền sử dụng đất về thời gian, địa điểm nộp tiền và gửi thông báo cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghi Lộc lưu hồ sơ.

Bước 4. In giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghi Lộc in giấy chứng nhận mới cho bên nhận tặng cho quyền sử dụng đất. Chuyển hồ sơ, giấy chứng nhận mới cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Nghệ An (đối với trường hợp cấp mới giấy chứng nhận) sau đó chuyển hồ sơ và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã in sang Chi cục Quản lý đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường.

Bước 5. Trình và ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chi cục Quản lý đất đai kiểm tra hồ sơ và giấy chứng nhận đã in, dự thảo Tờ trình sau đó trình Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình và giấy chứng nhận, chuyển kết quả cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Nghệ An.

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện quyền tặng cho quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc giai đoạn 2017 - 2020

ĐVT: hồ sơ STT Xã, thị trấn Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng 1 Khánh Hợp 12 11 14 15 52 2 Nghi Công Bắc 19 13 18 14 64 3 Nghi Công Nam 24 17 21 22 84

4 Nghi Diên 16 14 19 16 65 5 Nghi Đồng 20 13 14 15 62 6 Nghi Hoa 7 17 18 19 61 7 Nghi Hưng 8 13 14 15 50 8 Nghi Kiều 9 14 15 16 54 9 Nghi Lâm 8 17 18 19 62 10 Nghi Long 9 17 14 15 55 11 Nghi Lộc 26 10 11 20 67 12 Nghi Mỹ 9 14 16 17 56 13 Nghi Phong 23 10 14 23 70 14 Nghi Phương 8 15 14 15 52 15 Nghi Quang 11 15 16 23 65 16 Nghi Thạch 11 11 15 16 53 17 Nghi Thái 9 16 19 18 62 18 Nghi Thiết 16 15 16 24 71 19 Nghi Thịnh 16 14 17 16 63 20 Nghi Thuận 8 21 25 24 78 21 Nghi Tiến 10 17 26 27 80 22 Nghi Trung 35 21 20 21 97 23 Nghi Trường 7 19 22 25 73 24 Nghi Vạn 13 16 22 16 67 25 Nghi Văn 14 19 20 21 74 26 Nghi Xá 10 13 13 14 50 27 Nghi Xuân 17 13 14 26 70 28 Nghi Yên 16 19 20 27 82 29 Phúc Thọ 25 31 27 31 114 30 Quán Hành 31 21 24 25 101 Tổng 447 476 536 595 2054

Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (2017-2020) Bước 6. Cập nhật thông tin biến động

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nghi Lộc vào sổ cấp giấy chứng nhận và chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định; chuyển hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nơi nhận hồ sơ.

Bước 7. Trả kết quả

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu phí, lệ phí (nếu có) và trả kết quả cho người sử dụng đất.

Kết quả thực hiện quyền tặng cho của người sử dụng đất giai đoạn 2017 - 2020 đã có 10128 hồ sơ tặng cho QSDĐ đã thực hiện đăng ký theo quy định được thể hiện trên bảng 4.9.

Hoạt động tặng cho QSDĐ trên địa bàn huyện Nghi Lộc diễn ra cơ bản ít so với hoạt động chuyển nhượng QSD đất. Năm 2017, số hồ sơ tặng cho đăng ký là 2464 hồ sơ, đến năm 2020 số hồ sơ đăng ký là 2615 hồ sơ tăng dần qua các năm. Có được kết quả như vậy là do:

Luật Đất đai 2013 đã quy định tặng cho QSDĐ là một hình thức đặc biệt trong chuyển nhượng QSDĐ, không phải chịu thuế với nhà nước và phải chịu thuế nhà nước đã được quy định rất chặt chẽ. Vì vậy mà công tác giải quyết các trường hợp tặng cho QSDĐ cũng được giải quyết khá nhanh chóng mà vẫn đầy đủ các thủ tục pháp lý.

Một số trường hợp người tặng cho và người nhận tặng cho là những người trong cùng một gia đình, một huyết thống. Đặc biệt là chủ yếu bố mẹ tặng cho con trai, ông bà để lại cho cháu đính tôn vì vậy theo họ không cần thiết phải khai báo, đăng ký với cơ quan nhà nước rườm rà, phức tạp. Đây là nguyên nhân chính của tình trạng không khai báo khi thực hiện quyền tặng cho QSDĐ.

Những người tặng cho và người nhận tặng cho là những người trong cùng một gia đình, cùng huyết thống vì vậy theo họ không cần thiết phải làm các thủ tục khai báo rườm rà, phức tạp, đây là nguyên nhân chính của tình trạng không khai báo khi thực hiện quyền tặng cho QSDĐ. Ngoài ra, cũng như quyền thừa kế đối với các hộ gia đình, các nhân được tặng cho mà không có nhu cầu sử dụng QSDĐ để thực hiện các giao dịch như chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp hay góp vốn bằng QSDĐ thì họ không khai báo để chuyển quyền, họ chỉ khai báo khi họ cần GCNQSDĐ hoặc khi huyện tổ chức rà soát để cấp GCNQSDĐ đồng loạt.Ngoài ra, khi tặng cho QSDĐ ranh giới các thửa đất thường không được xác định rõ ràng nên tình trạng tranh chấp đất đai vì nguyên nhân không khai báo để cơ quan chức năng chỉnh lý biến động kịp thời xảy ra khá nhiều. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự chênh lệch về số lượng lượt thực hiện quyền tặng cho QSDĐ qua các năm gần đây.

Kết quả đánh giá 44 hộ gia đình, cá nhân về thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất ở tại các địa bàn nghiên cứu cho thấy:

Bảng 4.10. Đánh giá tình hình việc thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại huyện Nghi Lộc

TT Chỉ tiêu Ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Đối tượng tặng cho 44 100,00

1.1 Bố mẹ 40 90,91

1.2 Anh, chị em ruột 3 6,82

1.3 Khác 1 2,27

2 Lý do tặng cho 44 100,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1 Cho con xây dựng nhà 33 75,00

2.2 Cho con làm vốn 4 9,09

2.3 Chia tài sản 3 6,82

2.4 Cho con để vay vốn 2 4,55

2.5 Lý do khác 2 4,55

3 Thủ tục thực hiện quyền 44 100,00

3.1 Phức tạp 8 18,18

3.2 Bình thường 27 61,36

3.3 Đơn giản 9 20,45

4 Thời gian hoàn thành thủ tục 44 100,00

4.1 Nhanh hơn 3 6,82 4.2 Đúng hẹn 29 65,91 4.3 Không đúng hẹn 12 27,27 5 Các văn bản hướng dẫn 44 100,00 5.1 Rất dễ hiểu 3 6,82 5.2 Dễ hiểu 34 77,27 5.3 Khó hiểu 7 15,91

6 Khả năng thực hiện các quy định về tặng cho 44 100,00

6.1 Rất dễ thực hiện 8 18,18

6.2 Dễ thực hiện 33 75,00

6.3 Khó thực hiện 3 6,82

7 Thái độ của cán bộ thực hiện tiếp nhận 44 100,00

7.1 Rất nhiệt tình 35 79,55

7.2 Nhiệt tình 7 15,91

7.3 Phiền hà 2 4,55

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Từ bảng số liệu 4.10 cho thấy kết quả như sau:

Đối tượng nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở từ bố mẹ chiếm 90,91% số hộ được điều tra, (40 trường hợp) chỉ có 9,09% trường hợp nhận tặng cho từ anh (chị, em) ruột và trường hợp khác.

Về lý do tặng cho quyền sử dụng đất: số hộ tặng cho quyền sử dụng đất để bên nhận tặng cho xây dựng nhà ở chiếm 75,00%; số hộ tặng cho để làm vốn

chiếm 9,09% và 15,91% số hộ còn lại tặng cho quyền sử dụng đất để chia tài sản, cho để con vay vốn và lý do khác.

Qua kết quả điều tra 44 trường hợp thực hiện thủ tục thực hiện quyền sử dụng đất đến thực hiện QSDĐ tại Nghi Lộc cho thấy: 61,36% số hộ đánh giá là bình thường, 20,45% số hộ đánh giá là đơn giản và 18,18% số hộ đánh giá là phức tạp. Dựa trên cơ sở tiêu chí đánh giá nhìn chung thủ tục thực hiện quyền tặng cho QSDĐ ở đây là bình thường. Tuy nhiên, gần 1/3 bộ phận còn đánh giá phức tạp do trong quá trình làm thủ tục còn nhiều giấy tờ, người dân không hiểu hết: Để chứng minh quan hệ của bên tặng cho và bên nhận tặng cho, người sử dụng đất còn phải cung cấp nhiều loại giấy tờ như: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân...

Về thời gian thực hiện các thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất: 65,91% số hộ đánh giá ở mức nhanh hơn và đúng hẹn, 27,27% số hộ đánh giá ở mức không đúng hẹn. Thời gian làm việc bình quân khi thực hiện quyền tặng cho trên địa bàn huyện Nghi Lộc là 10 ngày. Dựa trên cơ sở đánh giá theo tiêu chí nhìn chung thời gian thực hiện tặng cho QSDĐ ở đây là ở mức bình thường. Tuy nhiên, có tới hơn 1/3 số hộ gia đình, cá nhân trả lời là không đúng hẹn. Qua tìm hiểu thực tế, thời gian thực hiện các thủ tục chuyển quyền nói chung và tặng cho quyền sử dụng đất nói riêng bị kéo dài do ở cấp cơ sở nhiều hồ sơ bị sai sót hoặc thời gian xác minh thửa đất, hoàn thành thủ tục còn kéo dài.

Về các văn bản hướng dẫn: đa số đều trả lời là dễ hiểu (chiếm 77,27%) chứng tỏ trình độ nhận thức của nhân dân đã được nâng lên. Tuy nhiên số trả lời là chưa hiểu chiếm khoảng gần 1/4.

Về khả năng thực hiện các quy định về tặng cho: 1 bộ phận còn chưa nắm được các văn bản hướng dẫn nên khó thực hiện về quy định, tỷ lệ này chỉ chiếm 6,82% trong khi thái độ của cán bộ phục vụ được đánh giá là khá cao.

Điều này cho thấy nhận thức của người dân cũng như hiểu biết về pháp luật của một bộ phận còn chưa hiểu hết hoặc chưa nắm được các quy định của pháp luật về đất đai.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Trang 84 - 89)