Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Trang 102)

Cần xem xét, củng cố, tăng cường năng lực lãnh đạo cũng như năng lực làm việc cho các cán bộ quản lý trong lĩnh vực quản lý đất đai. Thúc đẩy tinh

thần trách nhiệm, thái độ tận tình trong công tác tiếp dân. Có được sự phối hợp của cán bộ quản lý và người dân thì việc hoạt động các dịch vụ hành chính công cũng như quản lý nhà nước về các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội mới có thể đạt đến độ hoàn chỉnh được.

Ban hành các chuẩn mực của cán bộ, công chức và viên chức trong việc tiếp công dân, trong đó thường xuyên tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với công tác cải cách hành chính.

Cán bộ cần được đào tạo cơ bản cả về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và kiến thức khoa học, nâng cao về trình độ nhận thức, trình độ quản lý và khả năng vận dụng lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Việc luân chuyển cán bộ địa chính các xã, thị trấn thuộc huyện Nghi Lộc cũng cần xem xét để có tính ổn định, bởi các cán bộ địa chính làm lâu năm sẽ nắm rõ đầy đủ hồ sơ, ranh giới, quy hoạch… làm cho công tác giải quyết các tranh chấp (nếu có) sẽ được thuận lợi hơn.

Cần có sự sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học để rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ. Cần tuyển dụng thêm cán bộ chuyên môn để chia nhỏ công việc, tránh tình trạng một người đảm nhận nhiều công việc sẽ khiến việc hoàn thành kết quả khó khăn hơn.

Nên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo cán bộ thường xuyên để nâng cao chuyên môn, trình độ nghiệp vụ trong quá trình thực hiện công việc của mình để giúp cho các cán bộ phòng tài nguyên và văn phòng đăng ký đất thực hiện đạt hiệu quả hơn công việc.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Huyện Nghi Lộc là huyện cửa ngõ của tỉnh Nghệ An, là trung tâm của Khu kinh tế Đông Nam, là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông. Cơ cấu kinh tế năm 2020 có tỷ trọng công nghiệp – xây dựng đạt 32,50%, dịch vụ đạt 66,30%, nông – lâm – ngư nghiệp đạt 1,20%. Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2020 là 183808 người. Nhìn chung huyện Nghi Lộc có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.

2. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc cơ bản đã theo đúng quy phạm về pháp luật đất đai. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Nghi Lộc có tổng diện tích là 10499,96 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 4404,68 ha chiếm 41,45% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp là 5924,89 ha chiếm 56,43% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng là 170,38 ha chiếm 1,62% tổng diện tích tự nhiên.

3. Đánh giá tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Trong giai đoạn từ năm 2017-2020, chuyển nhượng QSDĐ thực hiện 97.552 hồ sơ. Trong đó chuyển nhượng 31.057 hồ sơ, thừa kế QSDĐ thực hiện với 1829 hồ sơ, tặng cho QSDĐ thực hiện 2054 hồ sơ, cho thuê là 24 hồ sơ.

Kết quả điều tra 44 người đến thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất: 18,18% số hộ đánh giá ở mức nhanh hơn; 54,55% số hộ trả lời ở mức đúng hẹn, 27,27% số hộ đánh giá ở mức không đúng hẹn. Các đối tượng nhận thừa kế từ bố mẹ chiếm tỷ lệ lớn 79,07% số hộ được điều tra, 20,93 % còn lại nhận thừa kế từ anh, (chị, em) ruột. Đối tượng nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở từ bố mẹ chiếm 90,91% số hộ được điều tra, (40 trường hợp) chỉ có 9,09% trường hợp nhận tặng cho từ anh (chị, em) ruột và trường hợp khác. Trong số 44 hộ dân được phỏng vấn, có 75,00% số hộ vay vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh, 9,09% số hộ vay vốn để đầu tư bất động sản, 2,27% số hộ còn lại vay vốn để trả nợ.

chính về quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc với số lượng điều tra 30 công chức có 22 phiếu cho rằng cơ sở vật chất đảm bảo được yêu cầu chiếm tỷ lệ 73,33%; 8 phiếu còn lại cho rằng cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu công việc chiếm 26,67%. Có 11 phiếu chiếm 36,67% vi phạm trốn tránh nghĩa vụ tài chính, 8 phiếu chiếm 26,67% phiếu phản ánh hình thức vi phạm khai báo tài sản trên đất không trung thực, đây là một hành vi vi phạm khi tài sản thuộc diện kê biên đã phát sinh.

4. Để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau: Về thủ tục hành chính thực hiện quyền của người sử dụng đất; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và xử phạt vi phạm pháp luật đất đai; Tăng cường công tác lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính; Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị; Giải pháp về nguồn nhân lực.

5.2. KIẾN NGHỊ

Để đánh giá một cách hệ thống và toàn diện về việc thực hiện quyền của người sử dụng đất, đồng thời để có những giải pháp đồng bộ cho vấn đề này, ngoài đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất là HGĐ, cá nhân cần tiếp tục nghiên cứu việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn nghiên cứu.

Đề nghị phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi Lộc và các cơ quan có liên quan xem xét kết quả đánh giá việc thực hiện quyền sử dụng đất và các giải pháp đã đề xuất trong luận văn để tham mưu cho UBND huyện ban hành quy định hoàn thiện công tác giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

2. Chu Tuấn Tú (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của liên bang Malaixia, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

3. Cục Đăng ký đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai (2017). Báo cáo tổng kết tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4. Đào Trung Chính (2007). Một số vấn đề về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. 5. 48-51.

5. Đinh Dũng Sỹ (2003). Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của người sử dụng đất: Thực trạng và kiến nghị. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (10/2003).

6. Đỗ Thị Tám, Đỗ Thị Đức Hạnh & Đỗ Mạnh Huy (2017). Đánh giá việc thực hiện một số quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Từ sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tập 15, số 5, trang 642-651.

7. Hoàng Huy Biều (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc Thái Lan, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

8. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức, Hà Nội.

9. Lê Xuân Bá (2003). Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Likert R. (1932). A Technique for the Measurement of Attitudes. Archives of Psychology, Vol. 140, No. 55

11. Lưu Quốc Thái (2006). Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (8/2006).

12. Nguyễn Đình Bồng (2005). Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài cấp nhà nước Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam. Trung tâm Điều tra Quy hoạch đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Bồng (2006). Giáo trình Hệ thống pháp luật về quản lý đất đai và thị trường bất động sản; Quản lý đất đai và thị trường bất động sản.

14. Nguyễn Thanh Trà & Nguyễn Đình Bồng (2005). Giáo trình Thị trường bất động sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Vương quốc Thụy Điển, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

17. Quốc hội nước CHXHCNVN (1987). Luật đất đai. Tổng cục Quản lý ruộng đất, Hà Nội.

18. Quốc Hội nước CHXHCNVN (1992). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Quốc Hội nước CHXHCNVN (1993). Luật đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 1998; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 2001. NXB Bản đồ, Hà Nội.

20. Quốc hội nước CHXHCNVN (2003a). Luật đất đai. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005). Luật dân sự. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2013a). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Quốc hội nước CHXHCNVN (2013b). Luật đất đai. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Quốc hội nước CHXHCNVN (2015). Bộ Luật dân sự. NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

25. Trần Thị Minh Hà (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Australia, Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác Quốc tế.

26. Trần Tú Cường (2012). Nghiên cứu cơ sở lý luận và qui định về QSH, QSDĐ đai của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam, đề tài cấp Bộ của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

27. Ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc (2020). Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện Nghi Lộc.

28. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nghi Lộc (2017). Số liệu tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất giai đoạn 2017 trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

29. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nghi Lộc (2018). Số liệu tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất giai đoạn 2018 trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

30. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nghi Lộc (2019). Số liệu tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất giai đoạn 2019 trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

31. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nghi Lộc (2020). Số liệu tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất giai đoạn 2020 trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM =======0=======

Lê Thành Công

ĐÁNH GIÁ VI C TH C HI N CÁC QUY N C A NGƯỜ Ử ỤI S D NG Đ T TRÊN Đ A BÀN HUY N NGHI

L C, T NH NGH AN

Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quý Giang

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày…..tháng .... năm 2021

Tác giả luận văn

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, bản thân tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Lời đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ biết ơn sâu sắc TS. Phạm Quý Giang đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Thầy cô Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghi Lộc, Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Nghi Lộc, Ủy ban nhân dân, cán bộ địa chính và nhân dân đến thực hiện quyền sử dụng đất tại Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Nghi Lộc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này./.

Hà Nội, ngày ... tháng ....năm 2021

Học viên

MỤC LỤC

Lời cam đoan...i

Lời cảm ơn...ii

Mục lục ...iii

Danh mục bảng...vi

Danh mục chữ viết tắt...vii

Trích yếu luận văn...viii

Thesis abstract...x

Phần 1. Mở đầu...1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài...1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu...2

1.3. Phạm vi nghiên cứu...3

1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn...3

1.4.1. Những đóng góp mới...3

1.4.2. Ý nghĩa khoa học...3

1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn...3

Phần 2. Tổng quan tài liệu...4

2.1. Cơ sở lý luận về quyền của người sử dụng đất...4

2.1.1. Quyền sở hữu...4

2.1.2. Quyền sở hữu về đất đai...5

2.1.3. Quyền sử dụng đất...7

2.2. Quyền sở hữu và sử dụng đất ở một số nước trên thế giới...10

2.2.1. Quyền sở hữu và sử dụng đất tại Thụy Điển...10

2.2.2. Quyền sở hữu, sử dụng đất tại cộng hòa Liên bang Đức...11

2.2.3. Quyền sở hữu, sử dụng đất tại Australia...12

2.2.4. Quyền sở hữu, sử dụng đất tại Thái Lan...13

2.2.5. Quyền sở hữu và sử dụng đất tại Malayxia...14

2.2.6. Quyền sở hữu và sử dụng đất tại Trung Quốc...15

2.2.7. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số nước...17

2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển quyền của người sử dụng đất ở

Việt Nam...18

2.3.2. Các văn bản pháp quy liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất...22

2.3.3. Thực tiễn việc thực hiện quyền của người sử dụng đất ở Việt Nam ...26

2.3.4. Những tồn tại của việc thực hiện các quy định của Luật đất đai về quyền của người sử dụng đất ở Việt Nam...28

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu...31

3.1. Địa điểm nghiên cứu...31

3.2. Thời gian nghiên cứu...31

3.3. Đối tượng nghiên cứu...31

3.4. Nội dung nghiên cứu...31

3.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Nghi Lộc...31

3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Nghi Lộc...31

3.4.3. Đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc...31

3.4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc...32

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w