Tình hình thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Trang 79 - 84)

Thừa kế QSDĐ là việc người sử dụng đất khi chết đi để lại QSDĐ của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quan hệ thừa kế là một dạng đặc biệt của quan hệ chuyển nhượng, nội dung của quan hệ này là vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa mang ý nghĩa chính trị xã hội.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền thừa kế được pháp luật các nước trên thới giới công nhận. Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo di nguyện của bản thân và quyền được hưởng phần di sản đó theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản. Do đó các vấn đề liên quan đến quyền thừa kế bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Về đối tượng của quyền thừa kế dưới góc độ pháp luật được hiểu là tài sản thuộc sở hữu của người chết hoặc quyền tài sản của người chết mà người chết là người sử dụng hợp pháp để lại cho người còn sống. Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định tài sản là vật,là tiền,là giấy tờ có giá và là quyền tài sản. Tài sản được nhắc tới ở đây bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện đã có và tài

sản hiện chưa có sẽ được hình thành trong tương lai.

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc giai đoạn 2017-2020

ĐVT: hồ sơ

STT Xã, thị trấn Năm 2017 Năm 2018 Năm2019 Năm2020 Tổng

1 Khánh Hợp 10 5 8 11 34

2 Nghi Công Bắc 17 12 13 14 56 3 Nghi Công Nam 22 17 21 22 82

4 Nghi Diên 14 9 15 16 54 5 Nghi Đồng 18 13 14 15 60 6 Nghi Hoa 5 17 18 19 59 7 Nghi Hưng 6 13 14 15 48 8 Nghi Kiều 7 14 15 16 52 9 Nghi Lâm 6 17 18 19 60 10 Nghi Long 7 13 14 15 49 11 Nghi Lộc 24 10 11 15 60 12 Nghi Mỹ 7 11 16 17 51 13 Nghi Phong 21 10 14 15 60 14 Nghi Phương 6 11 14 15 46 15 Nghi Quang 9 15 16 17 57 16 Nghi Thạch 5 11 15 16 47 17 Nghi Thái 7 12 13 18 50 18 Nghi Thiết 14 15 16 17 62 19 Nghi Thịnh 14 14 15 16 59 20 Nghi Thuận 6 18 19 20 63 21 Nghi Tiến 8 13 26 27 74 22 Nghi Trung 28 15 20 21 84 23 Nghi Trường 5 19 20 25 69 24 Nghi Vạn 11 13 15 16 55 25 Nghi Văn 12 19 20 21 72 26 Nghi Xá 8 10 13 14 45 27 Nghi Xuân 5 13 14 24 56 28 Nghi Yên 4 19 20 21 64 29 Phúc Thọ 18 26 27 31 102 30 Quán Hành 29 21 24 25 99 Tổng 353 425 498 553 1829

Về chủ thể của quyền thừa kế: Về chủ thể của quyền thừa kế trong trường hợp này bao gồm quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Vấn đề thứ nhất đặt ra là quyền thừa kế của người để lại di sản: Theo Bộ luật dân sự 2015 thì mọi cá nhân đều có quyền định đoạt tài sản của mình thể hiện dưới dạng di chúc trước khi qua đời.Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội … đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Pháp luật Việt Nam bảo về quyền thừa kế của người lập di chúc dưới hai hình thức: thông qua di chúc để lại trước khi qua đời hoặc theo quy định cụ thể của pháp luật trong trường hợp không có di chúc để lại.

Các trường hợp khai báo là có sự tranh chấp về quyền sử dụng đất mới nhờ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết. Đối với các hộ gia đình, cá nhân sau khi hưởng thừa kế mà đơn thuần chỉ tiếp tục sử dụng đất để ở hoặc canh tác mà không có nhu cầu sử dụng QSDĐ để chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp hay góp vốn, bảo lãnh bằng QSDĐ... thì trước mắt họ không khai báo và làm thủ tục theo quy định, phần lớn họ chỉ làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất khi họ có nhu cầu thực hiện các quyền QSDĐ khác.

Giai đoạn 2017-2020 có tổng 1.829 trường hợp thực hiện quyền thừa kế sử dụng đất, trong đó năm 2020 thực hiện nhiều nhất với 553 trường hợp. Tình trạng khai báo, đăng ký quyền thừa kế quyền sử dụng đất tăng dần qua các năm. Điều này do công tác tuyên truyền, quản lý đất đai được tăng cường hiệu quả hơn, việc thừa kế theo di chúc và thừa kế theo luật định được Luật dân sự quy định cụ thể, giá trị đất đai ngày càng tăng thì người dân đã ý thức được mức độ quan trọng của người được hưởng thừa kế đất đai nên khi phát sinh vấn đề phân chia tài sản đất đai đa số đã có ý thức tiến hành làm thủ tục và đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan chức năng. Tuy vậy, việc phân chia thừa kế với những người có người thân ở xa mà chủ sử dụng chết không để lại di chúc cũng là một khó khăn mà người sử dụng đất gặp phải.

Qua kết quả điều tra về tình hình thực hiện quyền thừa kế QSDĐ ở huyện Nghi Lộc trong giai đoạn này cho thấy tình trạng thừa kế thực hiện khá đầy đủ các thủ tục và khai báo cho cơ quan có thẩm quyền quản lý.

Tuy nhiên còn một số trường hợp không khai báo, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thừa kế QSDĐ mà không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

Nhận thức của người dân trong vấn đề này còn chưa đầy đủ, hầu hết người dân đều cho rằng việc thừa kế QSDĐ là việc nội bộ gia đình theo truyền thống “cha truyền con nối”, khi phải phân chia thừa kế thì anh, em tự thoả thuận với nhau có sự chứng kiến của họ hàng, không cần phải khai báo với cơ quan Nhà nước. Các trường hợp khai báo đa số là các trường hợp có sự tranh chấp về quyền thừa kế, những người hưởng thừa kế cần có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoà giải, giải quyết cho họ.

Đối với các hộ gia đình, cá nhân sau khi hưởng thừa kế mà vẫn tiếp tục sử dụng đất ổn định không có nhu cầu sử dụng QSDĐ để thực hiện các giao dịch như chuyển nhượng, chuyển đổi, thế chấp hay góp vốn, bảo lãnh bằng QSDĐ thì trước mắt họ không khai báo để chuyển quyền, họ chỉ khai báo khi họ có nhu cầu trong các trường hợp nêu trên.

Một bộ phận người dân không có các giấy tờ chứng minh về QSDĐ hoặc đất đang sử dụng thuộc diện phải nộp tiền sử dụng khi đăng ký nên họ không thực hiện khai báo.

Đối với cơ quan nhà nước, thì việc làm các thủ tục cần thiết khi thực hiện quyền thừa kế còn rất nhiều bất cập, nhất là việc đo đạc, xác định vị trí, loại đất cho từng người được hưởng thừa kế theo nguyện vọng của người phân chia thừa kế gây những phiền phức hay hiểu lầm cho người dân trong khi đến làm việc tại cơ quan quản lý. Đề nghị cơ quan nhà nước cần tiếp tục tuyên truyền các quy định pháp luật liên quan đến việc khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất nhất là khi đất đai ngày càng có giá trị, về thủ tục hành chính cần nghiên cứu để giảm tải những thủ tục không cần thiết giúp người dân không còn tâm lý ngại thực hiện các quyền hợp pháp của mình khi phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính.

Kết quả đánh giá 43 hộ gia đình, cá nhân về thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất ở tại các địa bàn nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Đánh giá tình hình việc thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đât của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Nghi Lộc

ĐVT: Số vụ

TT Chỉ tiêu Ý kiến Tỷ lệ (%)

Tổng số phiếu 43 100,00

1 Đối tượng thực hiện quyền thừa kế 43 100,00

1.1 Bố mẹ 34 79,07

1.2 Anh, chị em ruột 9 20,93

1.3 Khác 0,00

2 Thực hiện quyền thừa kế 43 100,00

2.1 Thừa kế theo pháp luật 31 72,09 2.2 Thừa kế theo di chúc 12 27,91

3 Lý do thực hiện quyền thừa kế 43 100,00

3.1 Tránh tranh chấp đất sau này 30 69,77

3.2 Vay vốn 5 11,63 3.3 Khác 8 18,60 4 Thủ tục thực hiện quyền 43 100,00 4.1 Phức tạp 7 16,28 4.2 Bình thường 30 69,77 4.3 Đơn giản 6 13,95

5 Thời gian hoàn thành thủ tục 43 100,00

5.1 Nhanh hơn 5 11,63 5.2 Đúng hẹn 35 81,40 5.3 Không đúng hẹn 3 6,98 6 Các văn bản hướng dẫn 43 100,00 6.1 Rất dễ hiểu 2 4,65 6.2 Dễ hiểu 33 76,74 6.3 Khó hiểu 8 18,60

7 Thái độ của cán bộ thực hiện tiếp nhận 43 100,00

7.1 Rất nhiệt tình 39 90,70

7.2 Nhiệt tình 4 9,30

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Các đối tượng nhận thừa kế từ bố mẹ chiếm tỷ lệ lớn 79,07% số hộ được điều tra, 20,93 % còn lại nhận thừa kế từ anh, (chị, em) ruột. Tại huyện Nghi Lộc, thực hiện quyền thừa kế theo đúng pháp luật chiếm 60% số hộ được điều tra.

Về thủ tục thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất: 69,77% số hộ đánh giá là bình thường, 13,95% số hộ đánh giá là đơn giản và 16,28% số hộ đánh giá là phức tạp. Nguyên nhân đánh giá phức tạp vì quá trình thừa kế gặp nhiều khó khăn khi xác minh người thừa kế, ký vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận...

Về thời gian thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất: số hộ đánh giá ở mức nhanh và đúng hẹn chiếm tỷ lệ cao: chiếm 93,02%, 6,89% số hộ đánh giá ở mức không đúng hẹn. Dựa trên cơ sở tiêu chí đánh giá nhìn chung thời gian thực hiện quyền thừa kế QSDĐ là nhanh.

Các văn bản hướng dẫn: số hộ trả lời là dễ hiểu chiếm tỉ lệ khá cao: 76,74% cho thấy người dân khá quan tâm về các quy định về thừa kế cũng như các văn bản liên quan đến thừa kế.

Về thái độ của cán bộ thực hiện tiếp nhận: 100% số ý kiến đều cho rằng thái độ làm việc của cán bộ nhiệt tình và rất nhiệt tình.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w