PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ

Một phần của tài liệu BCTHDC2020_huyenHoaBinh11102019_134638 (Trang 32)

HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước

Sau khi phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) huyện Hòa Bình được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2013, UBND huyện Hòa Bình đã triển khai việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và

chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt. Căn cứ số liệu thống kê đất đai năm 2015 của huyện Hòa Bình so với các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 đã được duyệt, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015) chi tiết đến từng chỉ tiêu sử dụng đất như sau:

Bảng 07: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất kỳ trước STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích theo kế hoạch được duyệt đến năm 2015 (ha)

Kết quả thực hiện đến năm 2015 Diện tích (ha) So sánh Tăng (+), giảm (-) ha Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (5)-(4) (5)/(4)*100% (7) = 1 Đất nông nghiệp NNP 31.181,59 31.548,94 367,35 101,18 1.1 Đất trồng lúa LUA 11.172,24 11.464,44 292,20 102,62 Trong đó: Đất chuyên

trồng lúa nước LUC 10.506,91 11.464,44 957,53 109,11

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2.004,64 2.146,89 142,25 107,10

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 2.285,65 1.743,12 -542,53 76,26

1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 14.832,68 15.563,21 730,53 104,93

1.5 Đất làm muối LMU 718,82 571,10 -147,72 79,45

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.916,15 2.510,44 -405,71 86,09

2.1 Đất quốc phòng CQP 189,22 188,81 -0,41 99,78

2.2 Đất an ninh CAN 5,04 2,72 -2,32 53,97

2.3 Đất cụm công nghiệp SKN 30,00 -30,00

2.4 Đất cơ sở sản xuất phi

nông nghiệp SKC 12,75 5,73 -7,02 44,94

2.5 Đất phát triển hạ tầng DHT 627,69 228,68 -399,01 36,43

Trong đó:

Đất xây dựng cơ sở văn

hóa DVH 11,77 2,39 -9,38 20,31

Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 3,66 4,14 0,48 113,11 Đất xây dựng cơ sở giáo

dục - đào tạo DGD 49,86 36,49 -13,37 73,18

Đất xây dựng cơ sở thể dục

- thể thao DTT 5,05 2,18 -2,87 43,17

2.6 Đất di tích danh thắng DDT 3,56 -3,56

2.7 Đất bải thải, xử lý chất thải DRA 12,20 2,50 -9,70 20,49

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích theo kế hoạch được duyệt đến năm 2015 (ha)

Kết quả thực hiện đến năm 2015 Diện tích (ha) So sánh Tăng (+), giảm (-) ha Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (5)-(4) (5)/(4)*100% (7) = 2.9 Đất xây dựng trụ sở cơ

quan, công trình sự nghiệp TSC 18,55 13,68 -4,87 73,75

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TON 19,97 22,16 2,19 110,97 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.11

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD 88,12 62,26 -25,86 70,65

3 Đất chưa sử dụng CSD 8.591,71 8.591,71

4 Đất đô thị KDT 8.715,91 2.669,69 -6.046,22 30,63

1.1. Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp theo kế hoạch được duyệt đến hết năm 2015 là 31.181,59 ha, kết quả thực hiện là 31.548,94 ha, cao hơn 367,35 ha, đạt 101,18% so với kế hoạch được duyệt, trong đó:

- Đất trồng lúa: Diện tích đất trồng lúa theo kế hoạch được duyệt đến hết năm 2015 là 11.172,24 ha, kết quả thực hiện là 11.464,44 ha, cao hơn 292,20 ha, đạt 102,62% so với kế hoạch được duyệt.

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm theo kế hoạch được duyệt đến hết năm 2015 là 2.004,64 ha, kết quả thực hiện là 2.146,89 ha, cao hơn 142,25 ha, đạt 107,10% so với kế hoạch được duyệt.

- Đất rừng phòng hộ: Diện tích đất rừng phòng hộ theo kế hoạch được duyệt đến hết năm 2015 là 2.285,65 ha, kết quả thực hiện là 1.743,12 ha, thấp hơn 542,53 ha, đạt 76,26% so với kế hoạch được duyệt.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản theo kế hoạch được duyệt đến hết năm 2015 là 14.832,68 ha, kết quả thực hiện là 15.563,21 ha, cao hơn 730,53 ha, đạt 104,93% so với kế hoạch được duyệt.

- Đất làm muối: Diện tích đất làm muối theo kế hoạch được duyệt đến hết năm 2015 là 718,82 ha, kết quả thực hiện là 571,10 ha, thấp hơn 147,72 ha, đạt 79,45% so với kế hoạch được duyệt.

1.2. Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp theo kế hoạch được duyệt đến hết năm 2015 là 2.916,15 ha, kết quả thực hiện là 2.510,44 ha, thấp hơn 405,71 ha, đạt 86,09% so với kế hoạch được duyệt.

Nguyên nhân chỉ tiêu đất phi nông nghiệp thực hiện chưa đạt kế hoạch chủ yếu là do chưa bố trí được vốn và có nhà đầu tư để xây dựng một số công trình trong nhóm đất phát triển hạ tầng (đất giao thông, đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở thể dục - thể thao), đất cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất bãi thải, xử lý chất thải, đất ở tại đô thị,…

- Đất quốc phòng: Diện tích đất quốc phòng theo kế hoạch được duyệt đến cuối năm 2015 là 189,22 ha; kết quả thực hiện là 188,81 ha, đạt 99,78%, thấp hơn 0,41 ha so với kế hoạch được duyệt.

- Đất an ninh: Diện tích đất an ninh theo kế hoạch được duyệt đến cuối năm 2015 là 5,04 ha; kết quả thực hiện là 2,72 ha, đạt 53,97%, thấp hơn 2,32 ha so với kế hoạch được duyệt.

- Đất cụm công nghiệp: Diện tích đất cụm công nghiệp theo kế hoạch được duyệt đến cuối năm 2015 là 30 ha để xây dựng cụm công nghiệp Vĩnh Mỹ. Tuy nhiên kết quả thực hiện đến nay chưa xây dựng được cụm công nghiệp này.

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được duyệt là 12,75 ha; kết quả là 5,73 ha, đạt 44,94%, thấp hơn 7,02 ha so với kế hoạch được duyệt.

- Đất phát triển hạ tầng: Diện tích đất phát triển hạ tầng theo kế hoạch được duyệt đến cuối năm 2015 là 627,69 ha; kết quả thực hiện là 228,68 ha, đạt 36,43%, thấp hơn 399,01 ha. Trong nhóm đất phát triển hạ tầng một số chỉ tiêu thực hiện đạt kết quả thấp như đất giao thông, đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở thể dục - thể thao,…

Nguyên nhân do việc đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư xã hội hóa trong những năm qua trên địa bàn huyện còn hạn chế.

- Đất bãi thải, xử lý chất thải: Diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải theo kế hoạch được duyệt đến cuối năm 2015 là 12,20 ha; kết quả thực hiện là 2,50 ha, thấp hơn 9,70 ha, đạt 20,49% so với kế hoạch được duyệt.

- Đất ở tại đô thị: Diện tích đất ở tại đô thị theo kế hoạch được duyệt đến cuối năm 2015 là 188,33 ha; kết quả thực hiện là 86,39 ha, thấp hơn 101,94 ha, đạt 45,87% so với kế hoạch được duyệt. Nguyên nhân chủ yêu do trong kỳ kế hoạch dự kiến thành lập mới thị trấn Cái Cùng trên cơ sở địa giới hành chính xã Vĩnh Thịnh (đô thị hóa tại chỗ) nhưng đến nay chưa thực hiện được.

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp theo kế hoạch được duyệt đến cuối năm 2015 là 18,55 ha; kết quả thực hiện là 13,68 ha, thấp hơn 4,87% và đạt 73,75% so với kế hoạch được duyệt.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng theo kế hoạch được duyệt đến cuối năm 2015 là 19,97 ha; kết quả thực hiện là 22,16 ha, đạt 110,97% so với kế hoạch được duyệt.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng theo kế hoạch được duyệt đến cuối năm 2015 là 88,12 ha; kết quả thực hiện là 62,26 ha, đạt 70,65% so với kế hoạch được duyệt.

1.3. Đất chưa sử dụng

Theo hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và diện tích đất chưa sử dụng theo kế hoạch được duyệt đến cuối năm 2015 trên địa bàn huyện Hòa Bình không có đất chưa sử dụng. Kết quả thực hiện là 8.591,71 ha, chủ yếu do thay đổi phương pháp thống kê, kiểm kê đất đai (đất bãi bồi ven biển trước đây không được thống kê vào diện tích tự nhiên). Đến kỳ kiểm kê đất đai năm 2014 diện tích đất này được xác định và thống kê vào đất chưa sử dụng.

1.4. Đất đô thị

Diện tích đất đô thị theo kế hoạch được duyệt đến cuối năm 2015 là 8.715,91 ha; kết quả thực hiện là 2.669,69 ha, thấp hơn 6.046,22 ha, đạt 30,63% so với kế hoạch được duyệt. Nguyên nhân chủ yếu do trong kỳ kế hoạch dự kiến thành lập mới thị trấn Cái Cùng trên cơ sở địa giới hành chính xã Vĩnh Thịnh (đô thị hóa tại chỗ) nhưng đến nay chưa thực hiện được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước

2.1. Những mặt được

a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành công cụ để Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai

Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng đi vào thực chất, góp phần tích cực cho việc sử dụng đất hợp lý và hiệu quả. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trở thành một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để Nhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, điều tiết thị trường đất đai.

Thông qua công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhận thức về vị trí, vai trò và ý thức chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp chính quyền và người sử dụng đất được nâng lên; công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng đi vào thực chất; việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tuân thủ các nguyên tắc, căn cứ, trình tự, nội dung mà

pháp luật đất đai quy định; việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã cơ bản bám sát và tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; từng bước khắc phục được tình trạng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng.

b) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phân bổ nguồn lực đất đai cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch kinh tế lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, đã tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực phát triển, thực hiện có kết quả những mục tiêu, nhiệm vụ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị.

c) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới

Đất dành cho phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được mở rộng đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và rút ngắn khoảng cách giầu nghèo giữa các vùng kinh tế, đô thị và nông thôn.

d) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần tạo việc làm và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội

Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.

Sự tham gia của người dân trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã từng bước phát huy được tính dân chủ, công khai, minh bạch, hạn chế được những tiêu cực trong công tác quản lý đất đai, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội.

nguyên đất đai góp phần làm tăng giá trị của đất, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần khai thác tốt hơn nguồn lực đất đai, làm cho việc sử dụng đất đai ngày càng tiết kiệm và đạt được hiệu quả cao. Nguồn thu từ đất trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách.

e) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực; nâng cao độ che phủ của rừng; cải tạo và bảo vệ đất, giảm suy thoái đất; bảo tồn sự đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đóng góp tích cực vào khôi phục và bảo vệ rừng. Diện tích rừng phòng hộ cơ bản được giữ hợp lý; diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh từng bước được khai thác đưa vào sử dụng vừa đảm bảo yêu cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai.

2.2. Những mặt tồn tại

- Về cơ bản nhiều chỉ tiêu sử dụng đất đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên trong nhóm đất phi nông nghiệp một số chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện đạt tỷ lệ thấp như: đất cơ sở thể dục - thể thao, giáo dục - đào tạo, đất bãi thải, xử lý chất thải, đất ở tại đô thị, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất đô thị.

- Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng đầy đủ cho phương hướng, mục tiêu và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Quy mô, vị trí sử dụng đất của một số công trình, dự án còn chưa chính xác do thay đổi nhu cầu sử dụng đất của ngành, lĩnh vực và nhu cầu của các nhà đầu tư.

- Còn thiếu tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; quy hoạch đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới chưa thống nhất và tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Việc quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được xét duyệt chưa có chế tài, công cụ đủ mạnh; tình trạng lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch chưa được phát hiện và xử lý kịp thời; việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ những nội dung quy hoạch không còn phù hợp với thực tế chưa được coi trọng, chấp hành không nghiêm túc, đầy đủ theo quy định.

- Việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch chưa thật sự trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và chưa trở thành ý thức của người

Một phần của tài liệu BCTHDC2020_huyenHoaBinh11102019_134638 (Trang 32)