ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu BCTHDC2020_huyenHoaBinh11102019_134638 (Trang 85 - 88)

SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Khi triển khai phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất sẽ góp phần nâng cao giá trị đất đai, khai thác hợp lý ưu thế của từng loại đất, ở từng khu vực; mang lại hiệu quả cho người sử dụng đất và xã hội, đồng thời tạo ra giá trị mới về đất đai đối với từng khu vực. Kết quả của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tạo ra được giá trị gia tăng đối với kinh tế thông qua việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Theo phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã được xây dựng sau khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là ngoài việc nâng cao giá trị sử dụng đất sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

2. Đánh tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã tạo thêm quỹ đất ở tại đô thị là 40 ha và đất ở tại nông thôn là 87 ha để bố trí tái định cư cho các hộ bị giải tỏa, thu hồi đất khi thực hiện các dự án xây dựng công trình công cộng (giao thông, thủy lợi,…); tạo quỹ đất để phục vụ đấu giá.

Tuy nhiên, thực hiện các dự án theo phương án điều chỉnh quy hoạch, đất đai bị thu hồi (có khoảng 11,38 ha đất ở tại nông thôn và 0,73 ha đất ở tại đô thị); một bộ phận người dân phải di chuyển nơi ở, xây dựng các khu tái định cư. Việc thay đổi nơi sống là những vấn đề tác động không nhỏ đến đời sống người dân. Mặc dù đã được đền bù, hỗ trợ, tái định cư tuy nhiên tập tục, quan hệ… là những vấn đề có bề dày lịch sử, không dễ gì một sớm một chiều có thể khắc phục. Hậu quả có thể sẽ lâu dài vì sinh kế bị ảnh hưởng và nhiều nơi các tệ nạn xã hội cũng có điều kiện gia tăng, một khi số tiền đền bù của các dự án không được bố trí cho tái sản xuất một cách hợp lý.

3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng

Trong tương lai, quá trình đô thị hóa của huyện cần một lượng lớn quỹ đất đai để đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã tính toán bố trí đầy đủ quỹ đất cho quá trình đô thị hóa; đồng thời phương án quy hoạch sử dụng đất cũng góp phần tạo ra sự gắn kết toàn bộ giữa hệ thống đô thị và hạ tầng nông thôn của huyện. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số do quá trình đô thị hóa đã thu hút một lượng lớn người dân dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị, điều đó đặt ra một bài toán lớn giải quyết quỹ đất ở cho dân cư đô thị.

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã tính toán cân đối nhu cầu về đất ở của dân cư đô thị trong quá trình đô thị hóa.

Trong kỳ điều chỉnh quy hoạch, diện tích đất phát triển hạ tầng tăng thêm khoảng 2.000 ha nhằm tạo quỹ đất bổ sung để xây dựng thêm các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hạ tầng kinh tế, tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4. Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ

Rừng của huyện Hòa Bình là rừng ngập mặn ven biển có vai trò cân bằng sinh thái vùng ven biển, điều hoà khí hậu và phòng hộ ven biển.

Trong giai đoạn 2016 - 2020 cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện tốt Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; nâng cao trách nhiệm và năng lực bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm và chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở; xây dựng quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng giữa Hạt Kiểm lâm huyện với chính quyền địa phương, các tập thể nhận khoán để bảo vệ và phát triển tốt rừng phòng hộ; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện nhằm bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Phần IV

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2016

Căn cứ Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Hòa Bình đã được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2016, UBND huyện Hòa Bình đã lồng ghép và cập nhật vào phương án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyệntheo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 250/STNMT-CCQLĐĐ ngày 18 tháng 02 năm 2019, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu BCTHDC2020_huyenHoaBinh11102019_134638 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)