Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

Một phần của tài liệu BCTHDC2020_huyenHoaBinh11102019_134638 (Trang 47 - 49)

I. ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

3.Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

Quy hoạch xây dựng các khu chức năng trên địa bàn huyện phải đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp sinh thái hiện đại gắn với phát triển kinh tế của tỉnh, từng bước đào tạo và chuyển giao công nghệ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến đến người sản xuất và các nhà quản lý, phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp, khai thác có hiệu quả đối với các khu vực chức năng.

3.1. Khu vực chuyên trồng lúa nước

Quá trình hội nhập và tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa việc bảo vệ diện

tích đất trồng lúa với việc phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trong những năm tới, trên cơ sở chỉ tiêu diện tích đất trồng lúa được phân bổ cần luận chứng cụ thể để lựa chọn những khu vực đất trồng lúa nước có hiệu quả sử dụng thấp nhất để chuyển sang các mục đích khác như xây dựng và phát triển các đô thị, khu dân cư nông thôn, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ du lịch, xây dựng các công trình công cộng,... Phần diện tích còn lại cần khoanh định và giao cho các cấp chính quyền địa phương và người dân để quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt và sử dụng ổn định, lâu dài nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Dự kiến đến năm 2020 huyện Hòa Bình có 11.211 ha đất trồng lúa (toàn bộ là đất chuyên trồng lúa nước).

3.2. Khu vực rừng phòng hộ

Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, cải tạo, tu bổ vốn rừng phòng hộ nhằm tăng nhanh vốn rừng.

Khoanh nuôi phục hồi rừng ở những khu vực đất trống có cây gỗ rải rác và cây bụi có lượng cây tái sinh từ 300 - 500 cây/ha tại những khu vực phòng hộ xung yếu, thuận lợi cho quản lý, chú trọng những khu vực tái sinh rừng tự nhiên, khu vực thuộc rừng phòng hộ và đặc dụng. Tận dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng cách ngăn chặn lửa rừng, sâu bệnh hại, sự phá hoại của gia súc và chặt phá của con người.

Dự kiến đến năm 2020 huyện Hòa Bình có 4.782 ha đất rừng phòng hộ.

3.3. Khu vực công nghiệp, cụm công nghiệp

Tập trung phát triển cụm công nghiệp Vĩnh Mỹ và các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại trung tâm các xã. Xây dựng cụm công nghiệp và các điểm tiểu thủ công nghiệp có hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Dự kiến đến năm 2020 huyện Hòa Bình có 30 ha đất cụm công nghiệp.

3.4. Khu đô thị - thương mại - dịch vụ

Trong giai đoạn tới tập trung phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các loại hình dịch vụ, phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống. Các công trình cơ sở sản xuất kinh doanh của huyện trong thời gian tới là các công trình thương mại, dịch vụ và các công trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu BCTHDC2020_huyenHoaBinh11102019_134638 (Trang 47 - 49)