THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
Khuôn khổ An ninh lương thực tổng hợp ASEAN (AIFS)
toàn cầu 2008, ASEAN phải thông qua một chiến lược đảm bảo an ninh lương thực dài hạn trong khu vực.
Khuôn khổ An ninh lương thực tổng hợp ASEAN (AIFS) và Kế hoạch Chiến lược hành động An ninh lương thực ASEAN (SPA-FS) được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 vào năm 2009, đồng thời cũng đưa ra kế hoạch hành động 5 năm cho các nước thành viên nhằm hội nhập và đẩy mạnh an ninh lương thực. Khuôn khổ AIFS thúc đẩy tăng cường an ninh lương thực và phát triển sản xuất lương thực bền vững thông qua thay đổi cơ sở hạ tầng nông nghiệp, hạn chế tối đa thất thoát sau thu hoạch, cắt giảm chi phí giao dịch, tối đa hóa các nguồn tài nguyên nông nghiệp, thúc đẩy đổi mới nông nghiệp thông qua nghiên cứu và phát triển, gia tăng năng suất nông nghiệp, nhanh chóng chuyển giao tiếp thu công nghệ mới. Khuôn khổ AIFS hướng tới mục tiêu đẩy mạnh chương trình an ninh lương thực quốc gia, tạo ra cơ chế đảm bảo dự trữ an ninh lương thực trong khu vực, viện trợ lương thực trong trường hợp khẩn cấp và thiên tai trên diện rộng.
Các sáng kiến bổ sung đẩy mạnh hoạt động an ninh lương thực gồm có: nâng cấp thị trường và các giao dịch chủ chốt, khuyến khích phát triển bền vững trong sản xuất lương thực, khuyến khích nhiều hơn nữa các hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân và nhà nước đối với phát triển ngành lương thực và công nghiệp dựa trên nền tảng nông nghiệp, đẩy mạnh hệ thống thông tin an ninh lương thực tổng hợp (như cảnh báo sớm, cơ chế kiểm tra giám sát). Hệ thống thương mại và thị trường chức năng sẽ góp phần đẩy mạnh dòng chu chuyển nông sản tự do từ các nước dư cung lương thực sang các nước còn thiếu. Đây chính là những nỗ lực mà AEC hiện đang thực hiện cùng với mục tiêu an ninh lương thực, điều này có thể dẫn đến đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, đẩy mạnh chuỗi giá trị lương thực và lợi thế hóa thương mại giữa các quốc gia.
Các vấn đề mới xuất hiện liên quan tới an ninh lương thực như phát triển nhiên liệu sinh học và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực cũng trở thành một bộ phận
tế và các nhà tài trợ như tổ chức nông lương thế giới, ngân hàng thế giới, viện nghiên cứu lúa quốc tế, quỹ phát triển nông nghiệp và ngân hàng phát triển châu Á.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:
Agriculture Industries & Natural Resources Division Suriyan Vichitlekarn (suriyan@asean.org)
An toàn thực phẩm