THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
Quản lý Rừng bền vững (SFM)
Quản lý Rừng bền vững (SFM) phải được thực hiện với sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau, và phải xem xét đến các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường. Nỗ lực nhằm đảm bảo các loại hàng hóa và dịch vụ từ rừng thỏa mãn được nhu cầu hiện tại cũng phải đảm bảo được rừng có thể cung cấp tài nguyên đảm bảo nhu cầu trong dài hạn.
Thúc đẩy quản lý rừng bền vững trong khu vực ASEAN phải ưu tiên loại bỏ hoạt động khai thác gỗ trái phép và các hoạt động thương mại liên quan, đồng thời phải ưu tiên nâng cao năng lưc, chuyển giao công nghệ, nâng cao nhận thức của công chúng, phát huy hiệu quả áp dụng luật và quản trị. Các chỉ số và tiêu chuẩn trong ASEAN (C&I) dung để đánh giá quản lý rừng bền vững được các bộ trưởng nông nghiệp và lâm nghiệp ASEAN thông qua năm 2007. Sự kiện này tạo ra khuôn khổ đảm bảo quản lý rừng bền vững và đánh giá những tiến bộ khi áp dụng khuôn khổ này so với mục tiêu đề ra. Đây là công cụ giúp xác định xu hướng ngành lâm nghiệp và ảnh hưởng của việc can thiệp vào hoạt động quản lý rừng theo thời gian đồng thời cũng lợi thế hóa các quyết định liên quan tới chính sách rừng quốc gia. Mục đích rõ ràng nhất của công cụ này chính là thúc đẩy thực tiễn quản lý rừng tiên tiến, và phát triển nguồn tài nguyên rừng hiệu quả hơn, có lợi cho sức khỏe hơn.
ASEAN đã phát triển hoạt động kiểm tra giám sát, đánh giá và báo cáo trực tuyến cũng như ngoại tuyến (MAR) theo những tiêu chuẩn và tiêu chí nhất định (C&I), hỗ trợ các nước thành viên trong công tác giám sát tiến độ thực hiện SFM. Các nước thành viên ASEAN đồng ý sử dụng MAR trực tuyến như một cơ chế báo cáo trong khu vực. Thực hiện kiểm tra MAR thông qua các hoạt động bổ trợ trong nước và trong khu vực cũng đã và đang được thực hiện.
Để đẩy nhanh quá trình nâng cao nhận thức và hỗ trợ của công chúng trong hoạt động quản lý rừng bền vững, ASEAN đã phải phối hợp với tổ chức nông lương liên hiệp quốc (FAO) để thực hiện dự án “Tăng cường kiểm tra giám sát, đánh giá và báo cáo hoạt động quản lý rừng bền vững tại châu Á” (MAR-SFM). Dự án này sẽ thúc đẩy MAR trực tuyến và ngoại tuyến cũng như các ứng dụng của MAR trong ASEAN bằng việc áp dụng MAR – SFM cho các đơn vị quản lý rừng tại ASEAN. Dự án này cũng đưa ra phân tích so sánh giữa khuôn khổ C&I khu vực, C&I quốc gia và các cơ
Đẩy mạnh hoạt động thực thi và quản trị luật lâm nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh dài hạn của các sản phẩm lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cải thiện đời sống của những người sống phụ thuộc vào lâm nghiệp và giảm tỷ lệ nghèo đói trong khu vực. Theo nghĩa này, hướng dẫn ASEAN về Phương pháp tiếp cận chứng nhận Rừng (PACt) và các chỉ số & tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của khai thác gỗ đã được ASEAN thông qua. PACt đưa ra các kế hoạch hành động được các đơn vị quản lý rừng thực hiện với mục đích đảm bảo tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cấp phép và được thực hiện bởi một cơ quan độc lập (bên thứ ba). C&I của ASEAN để đánh giá tính hợp pháp trong khai thác khỗ là một bản tham khảo được sử dụng trong ASEAN, đặc biệt là tại các quốc gia sản xuất gỗ.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:
Agriculture Industries & Natural Resources Division Suriyan Vichitlekarn (suriyan@asean.org)
CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH