Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ASEAN (SMEs)
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN (SMEs) hiện đang là xương sống của nền kinh tế ASEAN. Sự phát triển của SMEs là điều kiện hết sức cần thiết để đạt được sự phát triển ổn định kinh tế trong dài hạn. SMEs chiếm tới hơn 96% trong tổng số doanh nghiệp, đồng thời tạo ra từ 50% đến 85% tổng số việc làm trong nước đối với các nước ASEAN. Thêm vào đó, SMEs đóng góp từ 30% đến 53% tổng thu nhập quốc nội (GDP) và sản xuất 19% - 31% tổng lượng hàng xuất khẩu.
Kế hoạch hành động chiến lược ASEAN cho phát triển SME giai đoạn 2010 – 2015 được các bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) thông qua vào năm 2010 hướng dẫn hợp tác khu vực và thúc đẩy phát triển SMEs. Kế hoạch hành động này góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như sự thích ứng của các doanh nghiệp SME khi ASEAN hướng tới một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất AEC. Ban Cố vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN, sau khi được chấp thuận trong cuộc họp AEM lần thứ 42 vào tháng 8 năm 2010 đã chính thức thành lập vào tháng 6 năm 2011, hoạt động với tư cách là tổ chức kết nối các vị lãnh đạo hàng đầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN cũng như các đại diện đến từ khu vực tư nhân. Ban cố vấn này sẽ đưa ra chính sách cho các bộ trưởng ASEAN để đảm bảo sự phát triển kinh tế toàn diện và cân đối, tiếp tục tăng trưởng của khối SME trong AEC.
Nhóm chuyên gia tư vấn Panel về cách tiếp cận nguồn tài chính của các doanh nghiệp SME đã được thành lập nhằm mục đích cung cấp kiến thức và tư vấn tài chính đối với các dự án trong khu vực, thúc đẩy tiếp cận nguồn tài chính của các doanh nghiệp SMEs. Nhóm chuyên gia Panel này sẽ đưa ra các hướng dẫn hiệu quả nhất, những thách thức cũng như những nhân tố quan trọng đối với sự thành công trong cách tiếp cận của các doanh nghiệp SME.
Trọng tâm hiện tại
Kế hoạch hành động cho sự phát triển của các doanh nghiệp SME bao gồm các chương trình làm việc chiến lược, các biện pháp về mặt chính sách, và các thông số đầu ra được thực hiện bởi các cơ quan phụ trách khối SME trong ASEAN trong sự hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân.
Kế hoạch hành động AEC đòi hỏi phải có 5 sự kiện quan trọng từ khu vực SMEs trong ASEAN (a) chương trình chung cho doanh nghiệp trong ASEAN trong đó Indonesia và Singapore là những nước dẫn đầu (theo giai đoạn 2008 – 2009) (b) trung tâm dịch vụ SME toàn diện với sự kết nối khu vực và tiểu khu vực tại các nước thành viên, trong đó Việt Nam và Thái Lan là những nước tiên phong trong giai đoạn 2010 – 2011, (c) các cơ sở tài chính SME tại mỗi nước, trong đó Malaysia và Brunei Darussalam là những nước dẫn đầu trong giai đoạn 2010 – 2011 và (d) chương trình cấp khu vực trao đổi nhân sự thực tập và đào tạo kỹ năng, trong đó Myanmar và Philippines là những nước tiên phong trong giai đoạn 2012 – 2013 (e) quỹ phát triển SME khu vực để cấp vốn cho các doanh nghiệp SMEs thực hiện kinh doanh trong khu vực ASEAN với Lao PDR và Thailand là những nước dẫn đầu trong giai đoạn 2014 – 2015.
Nhóm công tác SME khu vực ASEAN và hội đồng cố vấn kinh doanh ASEAN đang làm việc tích cực để đưa ra các giải thưởng cho các doanh nghiệp SMEs, cụ thể là giải thưởng doanh nghiệp ASEAN ABA. Doanh nghiệp chiến thắng trong giải thưởng ABA sẽ được ghi nhận là doanh nghiệp xuất sắc nhất ASEAN về phát triển, đổi mới, nhân sự, và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Các giải thưởng này sẽ được trao hàng năm tại hội nghị thượng đỉnh về đầu tư và kinh doanh ASEAN (ASEAN – BIS).
Để nhấn mạnh hơn nữa vai trò các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ASEAN, một danh sách các doanh nghiệp SME nổi bật tại ASEAN đã được xuất bản năm 2011 và sau đó sẽ được xuất bản hàng năm.
Những thách thức trong thời gian tới
Hoạt động hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp SME vẫn đang còn là một thách thức trong quá trình hội nhập khu vực và thực hiện AEC. Tính đến thời điểm này, các sáng kiến liên quan tới SME đã được thực hiện trên cơ sở tự lực hoặc giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước ASEAN. Điều này sẽ khuyếnh khích các nước thành viên huy động các nguồn lực hỗ trợ về vốn cho các dự án phát triển SME, hoặc tận dụng sự hỗ trợ của các nước thành viên khác.
Để biết them thong tin, vui long liên hệ:
Competition, Consumer Protection and Intellectual Property Rights Division Penchan Manawanitkul (penchan.manawanitkul@asean.org)
HỢP TÁC GIỮA KHU
VỰC TƯ NHÂN VÀ KHU VỰC NHÀ NƯỚC
HỢP TÁC GIỮA KHU VỰC TƯ NHÂN VÀ KHU VỰC