Đảm bảo an ninh năng lượng trong ASEAN

Một phần của tài liệu Cong dong kinh te ASEAN - So tay kinh doanh (Trang 77 - 79)

PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG ASEAN

Đảm bảo an ninh năng lượng trong ASEAN

Mục tiêu tổng thể của hội nhập năng lượng ASEAN là thúc đẩy an ninh và ổn định năng lượng trong khu vực ASEAN, hướng sự quan tâm của cộng đồng vào vấn đề chăm sóc sức khỏe, an ninh và môi trường. Hợp tác năng lượng ASEAN hiện đang được thực hiện theo kế hoạch hành động ASEAN về hợp tác năng lượng giai đoạn 2010 – 2015 (APAEC), tập trung vào 7 lĩnh vực chính là (i) Dự án kết nối lưới điện ASEAN (APG) (ii) Dự án liên kết đường ống dẫn khí ASEAN (TAGP); (iii) Công nghệ chế biến than sạch; (iv) năng lượng tái chế; (v) bảo tồn hiệu quả năng lượng; (vi) hoạch định và lập chính sách cho năng lượng trong khu vực; (vii) năng lượng hạt nhân thông thường.

Trọng tâm và phát triển

Các nước thành viên ASEAN hiện đang tham gia tích cực vào quá trình hội nhập bảo toàn hiệu quả năng lượng (EE&C) và phát triển các nguồn năng lượng tái chế (RE) trong khu vực. Các dự án cần phải được thực hiện để nâng cao năng lực và đẩy mạnh tham gia của khu vực tư nhân đối với các chương trình EE&C và RE trong khu vực, đồng thời mở rộng thị trường cho EE và các sản phẩm RE.

APAEC giai đoạn 2010 – 2015 đã đặt mục tiêu cho ASEAN cắt giảm lãng phí năng lượng trong khu vực ít nhất 8% vào năm 2015 (căn cứ theo mức của năm 2005) và 15% cho mục tiêu năng lượng tái chế so với tổng công suất thiết kế vào năm 2015. Để đạt được mục tiêu này, các nước thành viên đồng ý phát triển dự án chiến lược và các hoạt động liên kết trong khu vực như dự án thúc đẩy bảo toàn hiệu quả năng lượng (PROMEEC), Chương trình Quản lý Năng lượng ASEAN (AEMAS). Những dự án này là để nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự cũng như của các cơ quan chuyên trách – tập trung vào hướng dẫn đánh giá mức độ lãng phí năng lượng, chính sách EE&C, kiểm toán năng lượng, các tiêu chuẩn và dán nhãn – thúc đẩy hài hòa hóa quy trình kiểm tra năng lượng trong ASEAN.

• Dự án kết nối lưới điện ASEAN (APG), ước tính khoảng 5.9 tỷ USD, hiện đang được thực hiện cùng với 4 dự án gắn kết khác, 11 dự án bổ sung đang được lên kế hoạch trước năm 2015. APG đã hoàn thành các kết nối năng lượng song phương tại Udon Thani (Thailand) –

định sử dụng và kinh doanh than đá đang được xem xét để đảm bảo nguồn cung than đá trong khu vực.

Dự án liên kết đường ống dẫn khí ASEAN (TAGP), trị giá 7 tỉ USD để liên kết hệ thống đường ống dẫn khí ga trong khu vực và vận chuyển khí ga giữa các nước trong ASEAN đã hoàn thành dự án 8 đường ống dẫn khí ga song phương và 8 đường ống này đã đi vào hoạt động.

Mạng lưới hợp tác năng lượng hạt nhân (NEC-SSN) đã được thiết lập để thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên trong ASEAN đối với vấn đề phát triển năng lượng hạt nhân trong khu vực. Mục đích của NEC-SSN là tìm kiếm tính khả thi về mặt kinh tế của năng lượng hạt nhân, khuyến khích trao đổi thông tin cũng như hỗ trợ trong việc thúc đẩy chương trình năng lượng hạt nhân bền vững và an toàn, thúc đẩy sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các quốc gia tài trợ.

Để nâng cao vị trí của ASEAN với vai trò là khu vực năng lượng quan trong, sự hợp tác năng lượng với các đối tác đối thoại phải trải dài trên nhiều hoạt động, chương trình cũng như dự án khác nhau trong khuôn khổ ASEAN+3 và tiến trình hội nghị thượng đỉnh khu vực đông Á.

ASEAN cũng tham gia với vai trò tư vấn chính thức cùng liên minh Châu Âu, Nga và Mỹ để thúc đẩy hợp tác phát triển lĩnh vực năng lượng khu vực. ASEAN cũng tìm kiếm sự hợp tác với các cơ quan và tổ chức quốc tế như viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), ngân hàng phát triển châu á (ADB) để nâng cao năng lực của những người phụ trách vấn đề năng lượng trong ASEAN đồng thời thúc đẩy nguồn năng lượng bền vững và được chấp nhận.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:

Infrastructure Division

Du lịch trong cộng đồng kinh tế ASEAN

Một phần của tài liệu Cong dong kinh te ASEAN - So tay kinh doanh (Trang 77 - 79)