Chính sách cạnh tranh trong ASEAN
Theo bản kế hoạch hành động AEC, các nước thành viên ASEAN đã cam kết đưa ra một chính sách cạnh tranh và luật cạnh tranh của mình (CPL) vào năm 2015. Mục đích là để tạo ra một sân chơi công bằng và thúc đẩy văn hóa cạnh tranh lành mạnh hướng tới hiệu quả kinh tế khu vực cao hơn trong dài hạn.
Hiện tại chỉ có Indonesia, Singapore, Thailand và Viet Nam là có luật cạnh tranh áp dụng cho cả nền kinh tế và các cơ quan giám sát thực hiện luật này. Malaysia đã thông qua luật cạnh tranh và trông đợi sẽ chính thức có hiệu lực vào năm 2012. Các nước thành viên còn lại của ASEAN cũng căn cứ vào chính sách và quy định của các ngành để thực hiện mục đích cạnh tranh của mình.
Nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN (AEGC)
Tháng 8 năm 2007, các bộ trưởng kinh tế ASEAN đã thông qua quyết định thành lập nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN (AEGC). Nhóm này đã hoạt động như một diễn đàn trong khu vực, cùng thảo luận và hợp tác về CPL. AEGC cũng đồng ý tập trung làm chặt chẽ các chính sách liên quan đến cạnh tranh, thực tiễn cạnh tranh hiệu quả nhất giữa các nước thành viên, phát triển hướng dẫn của ASEAN đối với chính sách cạnh tranh, biên soạn sổ tay về chính sách và luật cạnh tranh trong kinh doanh tại ASEAN. Cả hai cuốn hướng dẫn và sổ tay này được xuất bản vào năm 2010 trong phiên họp các bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 42 (AEM) tại Đà Nẵng, Việt Nam. Hai cuốn sách này có thể được tải về từ địa chỉ sau:
http://www.asean.org/publications/ASEANRegionalGudelinesonCompetitionPolicy.pdf http://www.asean.org/publications/HandbookonCompetition.zip
Sau khi xuất bản hai cuốn sách nói trên, một hội thảo xã hội hóa khu vực đã được tổ chức tại một vài nước thành viên ASEAN. Đây là hội thảo dành cho các quan chức chính phủ và khu vực kinh tế tư nhân cùng giao lưu mở rộng mối quan hệ và trao đổi kinh nghiệm.
Mục đích của hai ấn phẩm này và cuộc hội thảo nói trên là để tạo ra một sân chơi công bằng, nâng cao nhận thức về cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong khu vực và công ty xuyên quốc gia, sau cùng là để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như năng lực cạnh tranh trong khu vực ASEAN.
Cùng với thách thức trước mắt sẽ là cơ hội để các nước thành viên ASEAN phát triển hệ thống chính sách, cơ chế cạnh tranh công bằng - lành mạnh dựa trên một cơ sở sản xuất và thị trường đồng nhất của AEC. Đây sẽ là nhân tố thiết yếu đưa ASEAN trở thành một sân chơi cạnh tranh và lành mạnh về chuỗi cung ứng trong khu vực nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:
Competition, Consumer Protection and Intellectual Property Rights Division Thitapha Wattanapruttipaisan (thitapha@asean.org)
CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG