Du lịch trong cộng đồng kinh tế ASEAN

Một phần của tài liệu Cong dong kinh te ASEAN - So tay kinh doanh (Trang 79 - 84)

PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TRONG ASEAN

Du lịch trong cộng đồng kinh tế ASEAN

thu ngoại tệ có giá trị mà còn đóng vai trò thể hiện sự đa dạng và giàu có về mặt văn hóa và con người của khu vực Đông Nam Á. Với vai trò là ngành ưu tiên hội nhập trong AEC, du lịch đã cho thấy tốc độ tăng trưởng 11% trong năm 2010 với tổng lượt khách du lịch quốc tế đến ASEAN đạt 73 triệu lượt. Du lịch nội khối ASEAN cũng là một thị trường tiềm năng chiếm 47% lượt khách du lịch trong năm 2010.

AEC cũng hướng tới thúc đẩy hợp tác du lịch trong khu vực nhằm mục đích: (i) nâng cao lợi thế du lịch hướng tới ASEAN và trong ASEAN; (ii) thúc đẩy hợp tác trong ngành du lịch để nâng cao hiệu quả và cạnh tranh; (iii) cắt giảm đáng kể các hạn chế đối với thương mại du lịch cũng như các dịch vụ trong du lịch; (iv) thiết lập một mạng lưới du lịch và dịch vụ du lịch hội nhập để tối đa hóa các dịch vụ bổ sung hấp dẫn khách du lịch; (v) thúc đẩy phát triển và thúc đẩy ASEAN thành một điểm đến du lịch hấp dẫn; (v) thúc đẩy hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển nguồn lực con người, hợp tác phát triển, nâng cấp và mở rộng du lịch cùng các cơ sở vật chất của ngành du lịch cũng như các dịch vụ đi kèm; (vi) tạo điều kiện thích hợp cho khu vực tư nhân và nhà nước cùng hợp tác phát triển du lịch nói chung và du lịch nội khối ASEAN nói riêng, đồng thời đầu tư vào dịch vụ cũng như cơ sở vật chất của ngành du lịch.

Kế hoạch chiến lược phát triển du lịch ASEAN (ATSP)

Vào tháng 1 năm 2011, bộ trưởng du lịch các nước ASEAN đã thông qua kế hoạch chiến lược phát triển du lịch (ATSP) giai đoạn 2011 – 2015, tiếp nối lộ trình hội nhập du lịch khu vực (RITS) đã hoàn thành vào năm 2010. Cùng với mục tiêu tổng thể AEC năm 2015, ATSP cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển, hội nhập và cạnh tranh của du lịch trong khu vực, cùng lúc tìm hiểu về văn hóa, xã hội cũng như tăng cường lợi thế thương mại trong ASEAN.

Các nước thành viên ASEAN hiện đang phát triển các chiến lược marketing cho hoạt động du lịch ASEAN với mục đích đẩy mạnh và thay đổi các hoạt động trong “chiến dịch đến thăm ASEAN”, đây là chiến dịch biến ASEAN thành một điểm đến du lịch hấp dẫn theo thỏa thuận phát triển du lịch ASEAN được các nhà lãnh đạo ASEAN ký kết năm 2002.

Giải thưởng khách sạn xanh 2008 vào 2010 là giải thưởng chứng nhận các khách sạn trong khu vực đủ điều kiện trở thành khách sạn xanh ASEAN. Cùng với ATSP, các nước thành viên ASEAN hiện đang xem xét các tiêu chuẩn, yêu cầu cũng như quá trình cấp chứng chỉ khách sạn xanh ASEAN.

Để thúc đẩy tính linh động và công bằng trong phương pháp đánh giá của các chuyên gia du lịch trong ASEAN, các nước thành viên đã bắt tay vào thực hiện thỏa ước thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN (MRA). Đây là kế hoạch thúc đẩy các nước thành viên thực hiện những yêu cầu MRA đối với việc thành lập ban chuyên viên du lịch quốc gia, ban cấp chứng chỉ chuyên viên du lịch, tiêu chuẩn áp dụng với các tài liệu đào tạo hoặc các gói công cụ trong từng nước. Hoạt động đầu tiên chính là gói tiêu chuẩn đánh giá công cụ kiểm soát trang thiết bị của khách sạn dự định được hoàn thành vào tháng 7 năm 2012.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ

Infrastructure Division

CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Một phần của tài liệu Cong dong kinh te ASEAN - So tay kinh doanh (Trang 79 - 84)