Bảo vệ người tiêu dùng là việc làm hết sức cần thiết khi xây dựng một AEC định hướng con người. Do đó, AEC thực hiện chiến lược ưu tiên vì lợi ích và quyền lợi của người tiêu dùng trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực. Luật bảo vệ người tiêu dùng phải đảm bảo cạnh tranh công bằng và trao đổi thông tin tự do trên thị trường. Vào năm 2011, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand và Viet Nam đã áp dụng luật bảo vệ người tiêu dùng trong nước. Trước đó, luật bảo vệ người tiêu dùng đã được quốc hội Lào thông qua vào tháng 6 năm 2010 và sau đó được thủ tướng ban hành vào tháng 9 năm 2010. Các nước ASEAN còn lại hiện cũng đang áp dụng cơ chế pháp lý hướng tới mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời cũng đang tiến hành soạn thảo bộ luật và chính sách bảo vệ người tiêu dùng.
Ủy ban điều phối ASEAN về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (ACCP)
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một khái niệm khá mới mẻ trong hợp tác khu vực ở ASEAN. Như đã được chỉ ra trong kết hoạch hành động AEC, Ủy ban điều phối ASEAN liên chính phủ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sau đó được đổi lại thành ủy ban điều phối ASEAN về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (ACCP) được thành lập vào năm 2007. ACCP và ba nhóm công tác đã tập trung vào các vấn đề trọng tâm nhằm thực hiện, kiểm tra giám sát các thỏa ước cũng như cơ chế thúc đẩy lợi ích người tiêu dùng trong AEC.
Để hướng dẫn thực thi các mục tiêu và cam kết theo kế hoạch hành động AEC, phương án tiếp cận chiến lược để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng đã được ACCP thông qua. Cách tiếp cận này bao gồm các phương pháp về mặt chính sách cũng như các kế hoạch hành động chi tiết ưu tiên cũng như lộ trình thực hiện, cụ thể như sau: (i) phát triển cơ chế trao đổi thông tin và thông báo mới; (ii) phát triển cơ chế bồi thường người tiêu dùng trong khu vực trước năm 2015; (iii) phát triển lộ trình chiến lược nâng cao nhận thức người tiêu dùng.
này khiến cho khối lượng và giá trị thương mại trong khu vực ngày càng tăng cao, cũng như sự tiến bộ nhanh chóng trong giao tiếp, sản xuất và công nghệ thương mại điện tử.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:
Competition, Consumer Protection and Intellectual Property Rights Division Thitapha Wattanapruttipaisan (thitapha@asean.org)
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG ASEAN
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG ASEAN