triển (NDG)
Thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN là bước đi hết sức quan trọng trong mục tiêu cân bằng hỗ trợ và tham gia của tất cả các nước thành viên khi khu vực chuyển hướng tới hội nhập kinh tế để thiết lập một AEC vào năm 2015.
Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) được đưa ra tại cuộc họp thượng định ASEAN 2000 đã ghi nhận vai trò to lớn của sự phát triển và mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực. IAI được thực hiện chủ yếu với Cambodia, Lao PDR, Myanmar, Viet Nam và các tiểu nhóm trong khu vực như Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng (GMS), khu vực tăng trưởng Đông ASEAN (BIMP-EAGA) gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, và tam giác phát triển Indonesia-Malaysia-Thailand. Sáng kiến này được đưa ra với mục đích hỗ trợ các nước thành viên đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế rộng khắp ASEAN và cam kết hội nhập kinh tế. Hội nhập tiểu khu vực sẽ là nền tảng chính của cộng đồng kinh tế ASEAN.
Kế hoạch hành động IAI
Kế hoạch hành động IAI được đưa ra nhằm mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong AEC. Được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 năm 2002, kế hoạch hành động đầu tiên của IAI (2002 – 2008) ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng (vận tải, năng lượng) và nguồn lực con người bao gồm nâng cao năng lực chuyên môn, chú trọng phát triển nguồn lao động và con người, cải thiện về giáo dục. Những ưu tiên khác tập trung vào ngành du lịch, công nghệ thông tin và viễn thông (ICT), thúc đẩy thương mại hàng hóa, dịch vụ, hải quan, đầu tư và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá.
Kế hoạch hành động IAI thứ 2 được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 vào năm 2009 và được xây dựng dựa vào các chương trình quan trọng trong bản kế hoạch hành động AEC về an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Các lĩnh vực khác như nông nghiệp, thương mại, đầu tư, dịch vụ và phát triển SME cũng là những lĩnh vực hết sức trọng tâm.
Trong khi cả hai kế hoạch hành động IAI cùng hướng tới phát triển rộng rãi hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ, thì việc phát triển mạng lưới hạ tầng viễn thông và vận tải, hoàn thiện hệ thống đường xá, đường sắt cũng như kết nối trên biển trong ASEAN là những lĩnh vực đang được chú trọng quan tâm.
Diễn đàn hợp tác phát triển IAI
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chiến lược phát triển IAI, ASEAN đã tổ chức diễn đàn hợp tác phát triển IAI (IDCF) để phục vụ cho mục đích chính là gắn kết các đối tác ngoại giao ASEAN và nhà tài trợ cùng tham gia vào kế hoạch hành động IAI. Ba diễn dàn đã được tổ chức vào năm 2002,
2007 và 2010 cam kết từ ASEAN 6, các đối tác ngoại giao và các cơ quan quốc tế cùng nỗ lực để đạt được mục tiêu là một cộng đồng ASEAN toàn diện và công bằng hơn.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:
IAI and NDG Division
HỘI NHẬP VÀO NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU
HỘI NHẬP VÀO NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU