0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đối thoại Cha và Con gá

Một phần của tài liệu CHANHPHAP-81-08-18- (Trang 45 -47 )

III. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỜI LÝ, TRẦN:

Đối thoại Cha và Con gá

THANH THỊ

Mấy hơm nay, trời vào hè oi bức khĩ chịu lạ. Buổi sáng mà khơng khí cứ rít ráp, nực nội, sự cáu bẳn hẳn từ đĩ mà phát sinh thêm. Cũng vì tính cách khơng chịu ngồi yên một chỗ, lúc nào cũng kiếm việc gì đĩ làm, nay vì đi lại khĩ khăn, khơng tiện làm việc, dù cho việc nhỏ như lau nhà, quét sân cũng khơng dễ làm; ơng già đứng ngồi khơng yên, chốc lát lại đi ra đi vào, đốt điếu thuốc lá, rít hơi dài rồi cứ trầm ngâm.

Nhìn gương mặt hốc hác, cháy nắng, vì bệnh mà buồn xo của ơng, cơ con gái lớn pha ly trà nĩng đặt kế bên ơng, rồi lấy trong tủ lạnh ra ly nước rau diếp cá xay tận tay đưa:

“Ba uống đi cho mát!” Ơng ho khan một tiếng rồi cầm lấy ly nước:

“Ừ, cảm ơn Cơ!”

Uống ngụm nước mát rồi ơng lên tiếng hỏi:

“Cơ tính học xong rồi làm chi nữa?”

Cơ con gái thủng thẳng trả lời:

“Thì con về chùa cầm tạp dề với chuơng mõ!”

Nĩi xong cơ liền cười khiến ơng cũng tức cười theo. Ơng lại nĩi:

“Cầm tạp dề với chuơng mõ thì cần chi đi học mấy năm trời uổng rứa.”

Cơ kéo ghế ngồi bên cạnh ơng rồi nĩi:

“Ba nĩi rứa cũng khơng sai, cầm tạp dề với chuơng mõ thì khơng cần học cao cũng cầm được, nhưng người cĩ học thì cĩ thể cầm tạp dề đứng bếp nấu cơm mà cơm ngon hơn, cầm chuơng mõ mà tiếng chuơng mõ nghe thanh cao giải thốt hơn!”

Ơng già lại rít một hơi

thuốc lá khi điếu thuốc đã cháy hơn phân nửa:

“Cơ nĩi vậy là sao? Ba khơng hiểu!”

Cơ con gái rĩt cho mình ly trà rồi từ tốn trả lời:

“Thì ba thấy đĩ, người đời cũng học, người tu cũng phải học, học cả đời, cĩ ai khơng học mà nên được đâu. Cĩ người học trường lớp hẳn hoi, người thì chẳng cần trường lớp vẫn thành cơng sự nghiệp. Người tu cũng rứa, cĩ người đi học từ sơ cấp, trung cấp, học viện, rồi cao học, mười mấy hai mươi năm, học xong lại ra làm việc trong giáo hội, cống hiến thời gian và sự hiểu biết của mình, dốc lực làm việc vì ý nghĩa ‘phụng sự chúng sanh’. Cũng cĩ người, chẳng đi học gì nhiều, chỉ ở chùa sớm tối kinh kệ, quét tước dọn dẹp, làm cơng việc trong chùa, rồi cũng xong một đời người. Nhưng ba biết khơng? Người tu họ khơng giống với người đời nhiều lắm. Người tu chú trọng chuyển hĩa thân tâm, họ phải luơn kiểm thúc thân mình sao cho đúng oai nghi của người

xuất gia, vì cĩ những hành động, với người thế gian là bình thường, nhưng với người tu lại là việc đáng trách, khơng phù hợp. Ví dụ như, ngồi gác chân lên bàn, hút thuốc, nĩi cười lớn tiếng… những việc như rứa với người đời là bình thường chứ với người tu là bất thường à! Với nữa, tâm người tu thì phải nhu nhuyến, gặp chuyện bất ngờ thì cũng phải bình tĩnh xử lý chứ khơng la hét ỏm tỏi. Người tu phải rèn tâm từ bi trong mọi lúc, mọi nơi, đặt tình thương và sự buơng xả lên trên hết.”

Ơng già lặng nghe cơ nĩi hết rồi nĩi tiếp:

“Nhưng cĩ người học nhiều về cũng đâu cĩ làm việc, cĩ người khơng đi học cũng làm việc từ thiện này kia quá trời đĩ Cơ!”

Cơ con gái lại nhấp ngụm trà rồi trả lời:

“Cũng cĩ trường hợp đĩ chứ ba, nhưng mỗi người mỗi chí hướng, mỗi phát nguyện khác nhau. Trường lớp, bằng cấp là cơ hội để họ được học theo một chương trình cụ thể, được đào tạo bài bản và khoa học thì họ sẽ cĩ phương pháp học và tự nghiên cứu, nếu sau khi học xong một cấp học nào đĩ, họ cảm thấy khơng cần thiết phải trải qua trường lớp mà muốn tự nghiên cứu thì cũng được thơi, nếu họ cĩ ý chí và quyết tâm thì chắc chắn họ vẫn sẽ thành tựu pháp học của mình. Con vẫn cho rằng, người tu luơn cần phải học, mọi lúc mọi nơi và cả đời, vì

đối với giáo pháp Phật thì việc học một thời gian hay một đời người vẫn khơng đủ. Nhưng con vẫn rất trân trọng quý Thầy Cơ khơng đi học qua trường lớp, chỉ quanh quẩn bên hiên chùa, làm việc quét dọn hay nấu cơm cho chúng, phục vụ chúng, vì nếu dụng tâm chân thật vào từng việc làm thì cơng đức khơng thể tính hết được vậy. Bản thân con nghĩ, vấn đề tu thì phải học nhưng việc qua trường lớp hay khơng đĩ là nhân duyên, phát nguyện của mỗi người. Con đường tu thành tựu ở chỗ chuyển hĩa bản thân, nhưng cũng cần gieo chủng tử pháp vào trong nghiệp thức của mình, vì con đường thành Thánh, thành Phật đâu chỉ thể một đời được đâu!”

Ơng già với tay để đầu lọc điếu thuốc đã tắt ngúm lên gạt tàn rồi lại với tay lấy ly trà, ơng tiếp:

“Coi bộ rứa cơ muốn học xong về chùa tự nghiên cứu thơi hả!? Hay đi học nữa đi, nghe nĩi đi du học tốn tiền dữ lắm, nhưng mà nếu cơ thích đi thì ba hỗ trợ ít nhiều chi đĩ. Học cho biết, rồi cho bằng người ta!”

Cơ con gái lần này khơng nhịn được mà cười lớn:

“Học cho hơn người ta chứ học bằng thì ăn thua chi!”

Ơng già nghe cơ tếu táo vậy lại cười lớn hơn:

“Ừa, thì học cho hơn!” Nhưng rồi ơng lại trầm ngâm:

“Cơ tính khơng đi học nữa thiệt hả!? Hay đi trụ trì, giờ ba thấy quý Thầy Cơ về vùng mình trụ trì rồi làm từ thiện dữ lắm!”

Cơ con gái lại lắc đầu: “Thơi ba ơi, con á, nguyện cả đời khơng trụ trì, khơng chùa chiền, khơng đệ tử. Cứ vậy thong dong nghiên cứu kinh sách, ai cần chi thì phu giúp một tay, xong việc rồi thơi! Ba thử nghĩ coi, ai học xong hay tu một thời gian cũng lập chùa, trụ trì hết thì nước mình sẽ cĩ bao nhiêu chùa? Với lại, người trụ trì phải thừa trí tuệ và sức lực, cũng như phước đức phải lớn mới

kham nổi những khĩ khăn của một người lãnh đạo ngơi chùa. Người trụ trì phải hy sinh rất nhiều, đơi khi những chuyện trái ý nghịch lịng họ cũng phải làm đĩ, thẳng quá cũng khơng được, dây đàn căng quá sẽ đứt mà chùng quá thì gãy sẽ khơng kêu, trụ trì cũng như rứa đĩ. Con tự thấy mình tài hèn, sức mọn, thơi thì yên phận tu thân, dưỡng tâm, hết lịng với Phật sự chùa tổ, huynh đệ cần giúp chi thì giúp, thời gian rảnh rỗi cịn lại chuyên tâm trao dồi ý chí, hun đúc tâm Phật, được rứa là mừng rồi!”

Ơng già xoay người ngồi thẳng dậy trên chiếc ghế bố, ơng suýt xoa cái chân đang bĩ bột của mình rồi tiếp:

“Ba thấy chừ họ làm từ thiện nhiều lắm á cơ!”

Cơ con gái rĩt thêm trà vào ly ơng già và ly của mình rồi trả lời:

“Thì cũng nhiều thật, nhưng ai biết đằng sau đĩ là quá trời vấn đề. Đạo Phật mình cũng đề cao vai trị của phúc lợi xã hội, từ thiện, cứu tế, nhưng thời buổi hiện nay, người với người thường nghi hoặc lẫn nhau, sự thiếu tin tưởng lẫn nhau dẫn đến việc từ thiện hay vận động này kia kéo theo bao hệ lụy. Con từng nĩi với vài vị thân quen và nhân đây cũng nĩi cho ba hiểu, lẽ dĩ nhiên con khơng thờ ơ trước hồn cảnh khĩ khăn vì bệnh tật hay thiên tai, nhưng việc từ thiện và cứu tế hiện nay do vì người với người sống ít tin tưởng nhau, nên khơng khéo khi mình vận động lại mang điều tiếng. Con khơng sợ điều tiếng cho bản thân mà chỉ sợ điều tiếng cho tập thể cộng đồng Tăng thân, thơi thì nếu bản thân con cĩ khả năng hỗ trợ hay giúp đỡ ai đĩ, con sẽ tự thân mình làm và âm thầm làm. Cịn việc vận động giúp đỡ này kia, con sẽ khơng làm. Trừ những trường hợp vì ngơi già lam nào đĩ ở vùng quê nghèo, những vị tu sĩ ở đĩ sống đời phạm hạnh, vì cảm đức mến tài mà con sẽ gợi ý cho vài vị thân cận cúng

dường gieo duyên, chỉ rứa thơi!”

Ơng già tính quẹt điếu thuốc nữa nhưng cơ con gái kịp thời nĩi:

“Ba đừng hút nữa, hút nhiều khơng tốt đâu, bệnh ba chừ là phải kiêng cử đủ thứ, chứ khơng là đi sớm à!”

Ơng già nghe vậy bèn cầm ly trà uống rồi hỏi:

“Cơ cĩ bi quan quá khơng vậy? Ba thấy họ làm từ thiện rần rần mà!”

Cơ cười rồi hỏi lại:

“Sau cái từ thiện rần rần đĩ ba thấy thêm được gì!?”

Ơng già liền đáp:

“Họ được nhiều người biết đến hơn, cũng coi như nổi tiếng hơn.”

Cơ cười tươi tiếp lời:

“Ba thấy rứa thì hiểu rồi đĩ! Con khơng muốn nĩi nhiều về vấn đề này đâu.”

Ơng già bèn nĩi sang chuyện khác:

“Rứa khi mơ cơ đi!?”

“Chắc mai á ba,” cơ ngập ngừng trả lời.

Ơng già làm thinh khơng nĩi gì nữa, mặt xịu xuống, buồn hiu. Cơ biết nhưng đành im lặng, khơng biết nĩi sao với ơng già. Việc học đang vào kỳ cuối, khơng ở nhà lâu hơn được. Mấy hơm nay, nhà cĩ cơ về, đi tới đi lui trong nhà, ơng già đỡ buồn hẳn. Mai cơ đi lại rồi, nhà rộng thênh lại vắng tanh. Ơng già chống cặp nạng đi ra hiên ngồi tiếp, thầm buồn cho bản thân, già cả, bệnh tật khơng cĩ con bên cạnh, suy nghĩ ấy cứ quấn vào ơng khơng dứt. Ơng bèn vọng vào nĩi:

“Hay cơ xin nghỉ thêm vài ngày, ở chơi với ba thêm vài hơm.”

Cơ con gái nghe vậy bèn cười, trả lời:

“Buồn rồi phải khơng? Nghe con đi là ba buồn rồi chứ gì? Rứa mà cĩ khi mơ nghe ba nĩi thương con đâu hè!? À mà khơng được rồi, con vơ đi học rồi cịn thi cử tùm lum, ở chúng đi lâu vậy người ta quở chết!”

Ơng già lại lặng thinh, khơng nĩi gì nữa. Bản thân ơng biết cơ con gái tu sĩ này

của ơng chẳng quyến luyến gì gia đình, nghe tin ơng bệnh chỉ về thăm cho trịn đạo hiếu. Cơ giờ đã là người của muơn nhà, là con Phật rồi, cĩ phải con của riêng ơng nữa đâu, lại khơng cĩ quyền địi hỏi hay trách mĩc gì. Ơng chỉ buồn một nỗi khơng tên của tuổi già, già lại hĩa ra con nít, ưa cĩ người thủ thỉ bên cạnh, rứa thơi!

Hơm cơ con gái rời nhà trở lại chùa, trời mưa lất phất bay như năm nào, ơng lặng thinh chống nạng tiễn đưa. Cơ con gái lại pha trị dặn dị:

“Ba hút thuốc ít thơi, hút nhiều rồi chết sớm để của dượng ăn hết đĩ!”

Ơng cười như mếu, bảo: “Ai ăn được của ba, ba để đĩ cho cơ hết đĩ! Tùy cơ xử lý.”

Cơ con gái lại cười, nụ ccười thường trực mà khơng nĩi lời nào, quay lưng đi. Mưa vẫn lất phất bay trong buổi chiều chập choạng, ơng già lặng lẽ chống cặp nạng rồi di chuyển vào nhà, đến bên bàn thờ mẹ Quan Âm, thắp một nén hương, thầm khấn: “Cầu Phật, Quan Âm Bồ tát gia hộ cho cơ con gái bướng bỉnh, trực tính của con chân cứng đá mềm, vượt qua mọi thử thách trên đường tu, thành tựu ý nguyện cao đẹp trong cuộc đời.”

Khơng cịn tiếng nĩi cười tinh nghịch và khuyên lơn, ơng già lặng lẽ ngồi vào chiếc ghế bố, hướng ra cửa nhìn xa xăm, bên kia là núi, trước nhà mưa trắng xĩa, mắt ơng già bỗng nhịa đi trong mưa,…

Viết nhân ngày làm biếng,

Thanh Thị

3/6/2018

Một phần của tài liệu CHANHPHAP-81-08-18- (Trang 45 -47 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×